Đánh giá hiệu suất công việc cho các phòng ban, nhân sự giống như kiểm tra sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp. Thông qua việc theo dõi và đánh giá hiệu suất thường xuyên, các nhà quản lý không chỉ nhận diện rõ ràng những điểm mạnh để phát huy mà còn biết những yếu tố nào cần cải thiện, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu.
Trong bài viết này, đội ngũ MISA AMIS xin gửi tặng bạn 10 biểu mẫu và dashboard đánh giá hiệu suất công việc cho từng phòng ban, nhân sự mới nhất, giúp bạn dễ dàng quản lý và cải thiện hiệu suất từng phòng ban một cách rõ ràng và hiệu quả.
[Tải ngay] 10 biểu mẫu & dashboard đánh giá hiệu suất công việc cho từng phòng ban & nhân sự |
1. Tại sao cần xây dựng biểu mẫu đánh giá hiệu suất công việc cho nhân sự, phòng ban?
Đánh giá hiệu suất nhân sự, phòng ban là hoạt động định kỳ nhằm đo lường, phân tích, và đánh giá kết quả công việc của từng cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp.
Việc xây dựng mẫu đánh giá hiệu suất công việc không chỉ tạo ra hệ thống đánh giá minh bạch, mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp phát triển đội ngũ nhân sự và tối ưu hóa hoạt động của mình.
- Tạo hệ thống đánh giá rõ ràng và thống nhất: Mẫu đánh giá giúp doanh nghiệp thiết lập một tiêu chuẩn chung để đo lường hiệu suất, đảm bảo mọi nhân viên và phòng ban đều được đánh giá dựa trên các tiêu chí rõ ràng và công bằng.
- Đo lường và theo dõi tiến độ một cách hiệu quả: Quản lý dễ dàng theo dõi hiệu suất và kết quả của từng cá nhân, phòng ban theo thời gian để phát hiện sớm các vấn đề và điều chỉnh kịp thời.
- Cơ sở để phản hồi và phát triển nhân viên: Cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất, giúp quản lý đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng. Nhân viên biết rõ điểm mạnh và điểm cần cải thiện, từ đó có định hướng phát triển phù hợp.
- Khuyến khích động lực làm việc: Ghi nhận những nỗ lực và thành tích của nhân viên, tạo động lực để họ đóng góp tốt hơn.
- Hỗ trợ ra quyết định quản lý: Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng cho các quyết định về khen thưởng, thăng tiến, đào tạo và cải tiến quy trình làm việc.
- Xây dựng văn hóa làm việc tích cực: Khi doanh nghiệp có hệ thống đánh giá bài bản, nhân viên sẽ thấy rõ sự đóng góp của mình và hiểu rằng thành quả của họ được ghi nhận. Điều này giúp xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch, và khuyến khích sự phát triển của cả đội ngũ.
- Đáp ứng các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp: Các mẫu đánh giá giúp đảm bảo rằng hiệu suất cá nhân và phòng ban đều hướng đến các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó, mọi nỗ lực đều được kết nối để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh chung.
- Hỗ trợ cải tiến quy trình: Thông qua việc đánh giá định kỳ, doanh nghiệp có thể thấy được những phần việc nào chưa hiệu quả, cần cải tiến. Các mẫu đánh giá giúp tổng hợp dữ liệu thực tế để liên tục tối ưu hóa quy trình làm việc.
Nếu đang tìm kiếm phần mềm theo dõi tức thời và đánh giá chính xác hiệu suất công việc của nhân sự, mời bạn dùng thử miễn phí ngay giải pháp từ MISA AMIS.
2. Top 10 biểu mẫu đánh giá hiệu suất công việc cho từng nhân sự, phòng ban chuẩn nhất
2.1 Dashboard tổng hợp hiệu suất phòng ban & nhân sự trong doanh nghiệp
Đứng ở vị trí quản lý, các nhà lãnh đạo sẽ cần có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của từng phòng ban, nhân sự đồng thời so sánh, đánh giá để biết được phòng ban, cá nhân nào đang hoạt động tốt nhất hoặc cần cải thiện.
Thay vì mất quá nhiều thời gian đi vào chi tiết, chỉ với một dashboard tổng quan, có sẵn công thức, đội ngũ quản lý sẽ có ngay mọi thông tin cần thiết.
2.2 Biểu mẫu đánh giá hiệu suất công việc cho phòng ban
Theo dõi, đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức là việc quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định đào tạo, khen thưởng cũng như tối ưu hóa quy trình làm việc.
Biểu mẫu dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hiệu suất và năng lực của từng thành viên trong nhóm để đưa ra những nhận xét và đánh giá một cách tổng quan và minh bạch.
2.3 Biểu mẫu đánh giá hiệu suất công việc cho nhân sự
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân sự đơn giản
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân sự đơn giản này được thiết kế để đo lường các đặc điểm quan trọng của nhân viên như: Chất lượng công việc, Giao tiếp, Tính sáng tạo, Mối quan hệ với đồng nghiệp,…
Các tiêu chí được đánh giá theo mức độ từ “Không tốt” đến “Xuất sắc,” giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra đánh giá cụ thể cho từng nhân viên. Mẫu này còn có mục để ghi nhận các mục tiêu đạt được trong lần đánh giá trước và mục tiêu cho lần đánh giá tiếp theo, giúp theo dõi tiến độ phát triển của nhân viên.
Phần cuối cùng là nhận xét và phê duyệt, cho phép quản lý đưa ra phản hồi và nhận xét chi tiết.
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân sự theo tháng
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân sự theo tháng thường bao gồm thông tin chi tiết của nhân viên, các tiêu chí đánh giá như: Kiến thức chuyên môn, hiệu quả công việc, tư duy đổi mới và trách nhiệm.
Các tiêu chí này được xếp loại từ “Kém” đến “Xuất sắc” kèm đánh giá chi tiết theo từng nhân viên. Mẫu còn có phần nhận xét cụ thể và mục tiêu phát triển cho tháng tiếp theo, giúp nhân viên hiểu rõ tiến bộ và định hướng cải thiện.
Biểu mẫu tự đánh giá hiệu suất của nhân viên
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất 360 độ của nhân viên
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên theo năng lực cốt lõi
Biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên theo năng lực bao gồm các phần đánh giá dựa trên năng lực cốt lõi cho từng vị trí trong tổ chức.
Mỗi cấp bậc có các tiêu chí đánh giá riêng với mức điểm, trọng số và phần ghi chú nhận xét để cụ thể hóa nhận định. Hệ thống đánh giá gồm nhiều mức cung cấp một cái nhìn chi tiết và rõ ràng về hiệu suất của từng nhân viên ở các cấp độ khác nhau.
3. Đánh giá chính xác hiệu suất nhân sự với bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số
Theo nghiên cứu của Gallup, chỉ 25% nhân sự cho rằng đánh giá hiệu suất là công bằng. Điều này đồng nghĩa với việc, có đến 75% nhân viên cho rằng các đánh giá hiệu suất định kỳ hoặc cuối năm về họ là không chính xác.
Đánh giá hiệu suất có thể tạo động lực thúc đẩy nhân viên nỗ lực để đạt được mục tiêu, đồng thời giúp doanh nghiệp sớm nhận biết các vấn đề và khó khăn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Nhưng không phải nhân viên nào cũng cảm thấy mình được đánh giá đúng bởi những nguyên nhân xuất phát từ chính doanh nghiệp như:
- Thiết lập mục tiêu không rõ ràng: Mục tiêu công việc không được định nghĩa rõ ràng và truyền đạt hiệu quả cho nhân viên.
- Sự chủ quan trong đánh giá: Các tiêu chí đánh giá đôi khi không được định lượng chính xác và bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa nhân viên và Sếp.
- Thiếu phản hồi và giao tiếp: Thiếu giao tiếp thường xuyên và phản hồi kịp thời về hiệu suất làm việc.
- Công cụ đánh giá không phù hợp: Sử dụng các công cụ đánh giá không cập nhật hoặc không phản ánh chính xác nhiệm vụ, trách nhiệm và hiệu suất của nhân viên.
- Đánh giá hiệu suất không thường xuyên: Chỉ đánh giá hiệu suất khi đến cuối năm hoặc kỳ review lương nên nhân sự không nhận biết được vấn đề để có kế hoạch nâng cao kỹ năng, tăng hiệu suất.
Đánh giá không chính xác, nhân sự dễ dứt áo ra đi. Mời bạn dùng thử miễn phí ngay bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số để vừa nâng cao năng suất đội ngũ vừa đánh giá hiệu suất một cách chính xác, công bằng.
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Thiết lập mục tiêu công việc rõ ràng và có thể đo lường được, giúp nhân viên hiểu rõ những gì họ cần đạt được và làm thế nào để đánh giá hiệu suất của họ.
- Tối ưu hiệu suất đội ngũ: Quản lý công việc, dự án và theo dõi tiến độ trên một nền tảng; tự động hóa các quy trình làm việc liên phòng ban giúp giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả làm việc.
- Cung cấp phản hồi liên tục: Hệ thống cho phép quản lý và nhân viên trao đổi phản hồi thường xuyên để liên tục cải thiện hiệu suất.
- Báo cáo hiệu suất tức thời: Hệ thống tự động đánh giá hiệu suất nhân viên theo thời gian thực. Nhân viên tự theo dõi được hiệu suất để cố gắng, quản lý đánh giá nhằm hỗ trợ kịp thời.
- Đánh giá minh bạch và công bằng: Hiệu suất nhân sự theo từng thời điểm được ghi lại và có thể truy cập bởi cả nhân viên lẫn quản lý, giúp đảm bảo rằng mọi đánh giá đều công bằng và khách quan.