Mô hình kinh doanh B2B là một thuật ngữ mới về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay. Vậy làm thế nào để có được mẫu kế hoạch bán hàng B2B đạt hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Mẫu kế hoạch bán hàng B2B là gì?
B2B là viết tắt của Business To Business có nghĩa là từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. B2B được hiểu là mô hình kinh doanh trên các trang thương mại điện tử trong đó các giao dịch được xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp nhằm tạo lợi nhuận đa dạng và đạt hiệu quả cao.
Giao dịch mua bán của mô hình kinh doanh B2B được diễn ra trên các trang thương mại điện tử, do đó, để hoàn thành được những mục tiêu bán hàng đề ra, bạn cần có một mẫu kế hoạch bán hàng B2B phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hiện nay.
Đây là một phương pháp kinh doanh tương đối mới so với nền kinh tế chung của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều đơn vị đã áp dụng mô hình bán hàng B2B thành công như Tiki, Lazada, Shopee,…đây là những trang thương mại điện tử trung gian giúp kết nối người mua và người bán một cách nhanh chóng.
Đọc thêm:
>> Bán hàng B2B là gì? Mô hình bán hàng B2B phổ biến nhất
>> 7 cách bán hàng B2B hiệu quả nhất
4 mẫu kế hoạch bán hàng B2B thông dụng nhất hiện nay
Mẫu kế hoạch bán hàng B2B tồn tại dưới nhiều hình thức, mô hình khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là 4 mẫu mô hình phổ biến của hình thức bán hàng B2B.
Mô hình B2B bên mua
Đây là mô hình ít gặp nhất, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp đang hoạt động dưới hình thức này. Trang web thương mại điện tử này sẽ hoạt động dưới hình thức nhập nguồn hàng từ một bên thứ ba bằng cách đăng lên những sản phẩm cần mua và người bán sẽ báo giá và cung cấp sản phẩm cho đơn vị kinh doanh này.
Mô hình B2B bên bán
Mô hình B2B bên bán hiện đang rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Đơn vị kinh doanh sở hữu cho mình một trang thương mại điện tử, họ sẽ đăng những sản phẩm độc quyền bên họ lên trang web nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa cho bên thứ ba có nhu cầu mua hàng.
Những đơn vị bán hàng theo hình thức B2B này thường có thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn bởi những sản phẩm họ đăng là họ tư sản xuất hoặc kinh doanh.
Mô hình bán hàng B2B trung gian
Được hiểu là có một trang thương mại điện tử, người bán có thể đăng kí để đăng tải, quảng cáo những sản phẩm của họ trên trang web này. Người mua có thể truy cập vào trang web để đặt mua sản phẩm dưới sự bảo hộ của trang thương mại điện tử trung gian.
Ở Việt Nam hiện nay có những mô hình bán hàng B2B trung gian là Tiki, Shopee, Lazada,…
Mô hình bán hàng B2B hợp tác thương mại
Mô hình này tương tự mô hình bán hàng B2B trung gian nhưng nó thuộc sở hữu của nhiều đơn vị khác nhau. Nó được hiển thị dưới 4 dạng: thị trường điện tử, sàn giao dịch thương mại, cộng đồng thương mại và sàn giao dịch internet.
Những lỗi cần tránh khi lập mẫu kế hoạch bán hàng B2B
Khi lập kế hoạch bán hàng B2B, bạn cần tránh những lỗi cơ bản sau:
Bắt đầu giải pháp bán hàng từ một chiều
Mỗi việc làm, mỗi chiến lược kinh doanh đều được bắt đầu từ một ý tưởng. Vậy ý tưởng đó được lấy từ đâu? Hầu hết câu trả lời đều có đáp án lấy từ nhà cung cấp nguồn hàng.
Tuy nhiên, việc lấy giải pháp kinh doanh từ một chiều sẽ cho kết quả bán hàng rất thấp. Do vậy, khi lập kế hoạch bán hàng B2B bạn nên đưa ra các chiên lược kinh doanh dựa trên nhu cầu của khách hàng, rồi từ đó cân đối với mục đích của bạn.
Tìm kiếm nhu cầu khách hàng từ đại lý một cách đơn lẻ:
Các đại lý bán hàng thường chỉ hoạt động theo phương thức cũ, đó là khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ tự tìm đến địa chỉ của các đại lý phân phối để mua. Do đó, khi bạn thu thập nhu cầu sử dụng hàng hóa từ các đại lý, những thông tin đó sẽ không thực sự hữu ích.
Do đó, bạn nên thường xuyên tổ chức các buổi kết nối, giao lưu giữa các đại lý nhằm mục đích kết nối những người bán hàng giỏi, đào tạo họ một cách bài bản để trang bị cho họ có mẫu kế hoạch bán hàng B2B đạt hiệu quả.
Chỉ tập hợp những phản hồi tích cực từ khách khách
Việc tập hợp những phản hồi tích cực sẽ cho thấy những điểm mạnh mà công ty đã làm được. Tuy nhiên, để nhìn nhận được những mặt hạn chế và những mong muốn của khách hàng đến sản phẩm của công ty thì những phản hồi tiêu cực sẽ giúp bạn xác định rõ những thiếu sót đó. Và đôi khi, chính những ý kiến góp ý của khách hàng là những phương án giải quyết vấn đề tốt nhất cho sản phẩm của bạn.
Đó đó, để lập kế hoạch bán hàng B2B đạt hiệu quả, bạn cần tránh những lỗi mà chúng tôi nêu trên, bạn cần cân bằng giữa nhu cầu khách hàng và mục đích bán hàng của công ty để đưa ra một chiến dịch bán hàng thành công.