Giữa bối cảnh nền kinh tế biến động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn hạn chế đứng trước muôn vàn khó khăn và thách thức. Chuyển đổi số được coi là giải pháp cấp thiết để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí và gia tăng năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định được lộ trình cụ thể cũng như các giải pháp phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng MISA AMIS đi tìm chìa khóa quan trọng nhất để giải bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tải ngay Bộ Tài liệu Chuyển Đổi Số A-Z đầy đủ nhất cho các lĩnh vực, ngành nghề
1. Sự cấp thiết của việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với doanh nghiệp, cuộc Cách mạng này tạo ra cả cơ hội lớn lẫn những thách thức buộc doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chuyển đổi số nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Về cơ hội, các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý, từ đó tăng năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.
Cách mạng 4.0 cho phép doanh nghiệp tương tác và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn thông qua các kênh đa dạng và cá nhân hóa, tạo ra trải nghiệm liền mạch. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để đổi mới mô hình kinh doanh; tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và mở rộng thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thay đổi cách làm việc truyền thống để nâng cao hiệu suất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về trải nghiệm. Ngoài ra, công nghệ cũng tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả để đưa ra quyết định chính xác.
Trước những thách thức lẫn cơ hội đó, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi số để đảm bảo sự cạnh tranh, phát triển và bền vững.
2. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cùng với đó, các doanh nghiệp có rất nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển đổi số.
Báo cáo của về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương của Cisco & IDC đã chỉ ra những con số khá khả quan:
- Chỉ khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng.
- 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.
- 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi nhờ chuyển đổi số.
Tuy nhiên trong đó, chỉ mới 31% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát, 13% đang tìm cách vượt thử thách trong chuyển đổi số và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng số và nhân sự, thiếu nền tảng công nghệ đủ mạnh, gặp thách thức về văn hóa kỹ thuật số.
3. Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bao gồm giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn thực thi là:
- Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
- Chuyển đổi số mô hình quản trị
- Kết nối kinh doanh quản trị, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới.
3.1. Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định tầm nhìn và chiến lược chuyển đổi số đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Xác định mục tiêu chiến lược và tầm nhìn chuyển đổi số
- Xây dựng chiến lược chuyển đổi số dựa vào chiến lược chung của doanh nghiệp theo đánh giá mức độ sẵn sàng và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xác định kiến trúc tổng thể của doanh nghiệp.
3.2. Giai đoạn thực thi
Giai đoạn 1: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
- Áp dụng công nghệ số để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, hình thành Trải nghiệm khách hàng.
- Từng bước triển khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý hàng tồn kho, sản xuất, mua hàng đầu vào).
- Áp dụng công nghệ số cho nghiệp vụ kế toán, tài chính.
- Xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh, dữ liệu và áp dụng các công cụ bảo mật.
Giai đoạn 2: Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị
- Bước 1: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo
- Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức con người, chính sách quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp.
- Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị, và yêu cầu cơ sở dữ liệu.
- Xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp, chuyển đổi số toàn diện.
- Bước 2: Chuyển đổi số mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu
- Áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị.
- Tự động hóa quy trình cho các mảng nghiệp vụ kế toán, bán hàng, quản trị nhân sự, quản lý công việc.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới
- Áp dụng công nghệ số để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp.
- Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ bà không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp.
4. Giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thành công
MISA là một trong những đơn vị tham gia mạnh mẽ vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia bằng việc cung cấp các nền tảng Chuyển đổi số Make in Vietnam xuất sắc. Trong đó, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS là giải pháp chuyển đổi số toàn diện đã được 250.000 doanh nghiệp tin dùng.
MISA AMIS đều đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, tối ưu quy trình liên phòng ban, kết nối hoạt động, dữ liệu tất cả các bộ phận và xây dựng hệ thống báo cáo quản trị, xây dựng cơ sở dữ liệu chung.
Với 30+ ứng dụng trong hệ sinh thái, MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số từng bước cho đến toàn diện và đạt được mục tiêu.
- Chuyển đổi số toàn diện tất cả mọi hoạt động trên một nền tảng duy nhất:
- Quản trị tài chính – kế toán: Kế toán, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số,…
- Quản trị kinh doanh – bán hàng – marketing: CRM, Marketing automation, Quản lý khuyến mại,…
- Quản trị nguồn nhân lực HRM: Chấm công, Tuyển dụng, Tiền lương, BHXH,…
- Quản lý – điều hành: Quản lý công việc, Quản lý quy trình, Ký tài liệu số, Mạng xã hội doanh nghiệp, Quản lý phòng họp,…
- Kết nối chặt chẽ các phòng ban bên trong (Kế toán, Bán hàng, Nhân sự,…) và bên ngoài doanh nghiệp (Thuế, Ngân hàng, sàn TMĐT, Logistics,…); kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng,… Toàn bộ dữ liệu được hội tụ, liên thông giữa các bộ phận để phục vụ điều hành và giải quyết bài toán lệch số liệu.
- Tự động hóa quy trình, phối hợp chặt chẽ các bộ phận, giảm chồng chéo, chậm trễ, nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và nguồn lực.
- Nâng cao sức cạnh tranh nhờ tối ưu trải nghiệm khách hàng, chất lượng dịch vụ (tương tác đa kênh với những thông điệp cá nhân hóa, đúng người, đúng thời điểm).
- Giữ chân nhân viên hiệu quả, gia tăng thu hút nhân sự nhờ trải nghiệm nhân viên xuất sắc.
- Báo cáo đa chiều, chính xác, tạo ra bức tranh hoàn chỉnh để chủ doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời.
Giữa bối cảnh các doanh nghiệp không có lộ trình rõ ràng, ứng dụng các phần mềm riêng lẻ cho từng phòng ban, khiến cho dữ liệu phân mảnh, công việc chồng chéo, khó đạt được mục tiêu, MISA AMIS chính là giải pháp toàn diện, giúp chuyển đổi số thành công.
5. Kết luận
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn là xu hướng. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường biến động. Mong rằng, những thông tin MISA AMIS cung cấp sẽ giúp bạn đọc xây dựng được lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Liên hệ đội ngũ MISA AMIS ngay để được tư vấn cụ thể và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp.