Quy trình thiết kế nội thất: 7 bước chuẩn quốc tế (2025)

04/08/2023
1296

Làm thế nào để làm cho ngôi nhà của bạn trở nên đẹp mắt và ấn tượng hơn cần rất nhiều yếu tố. Quá trình thiết kế nội thất không phải là công việc cứ làm theo sở thích mà đó chính là cả một quá trình được tiến hành theo một trình tự hay một quy trình nhất định. Vậy thiết kế nội thất cần phải trải qua những bước thực hiện như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo: Review 15 giải pháp quản lý dự án xây dựng thi công tốt nhất 2024

1. Quy trình thiết kế nội thất

1.1. Trao đổi yêu cầu, thống nhất thông tin và đơn giá với khách hàng

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế nội thất đó chính là tiếp nhận các yêu cầu và thông tin đến từ quý khách hàng để biết quy mô cũng như đặc điểm của công trình cần thiết cũng như những mong muốn của khách hàng về công trình của mình.

Lên ý tưởng thiết kế nội thất
Lên ý tưởng thiết kế nội thất

Từ những thông tin của khách hàng cung cấp về địa điểm công trình, yêu cầu của chủ đầu tư, sẽ trao đổi cụ thể hơn về đơn giá thiết kế của công ty. Nếu chủ đầu tư đồng ý với đơn giá bên thiết kế đưa ra, sẽ gửi cho khách hàng hợp đồng để khách hàng xem qua và đánh giá, nghiên cứu. Sau đó sẽ đi đến quyết định có ký hợp đồng hay không và có những chỉnh sửa gì về các điều khoản đã quy định trong hợp đồng hay không.

quy-trinh-thiet-ke-noi-that-banner

1.2. Khảo sát tình trạng công trình, lập hồ sơ hiện trạng

Như đã nói, khảo sát hiện trạng là một bước cực kỳ quan trọng đối với các công trình cải tạo đã có sẵn mặt bằng nên sau khi đã ký hợp đồng, kiến trúc sư cần phải thực hiện công việc khảo sát không gian nội thất cần được thiết kế.

Khi khảo sát hiện trạng, các nội dung cần phải được thực hiện sẽ được trong quy trình thiết kế nội thất bao gồm:

  • Đo các kích thước mặt bằng cũng như tính tổng diện tích không gian nội thất cần được thiết kế.
  • Đo các kích thước của hệ thống cửa chính, cửa sổ và vị trí của nó so với sàn, tường hay trần nhà,…
  • Đo và vẽ chi tiết các đặc điểm của công trình như gạch ốp lát, chi tiết trang trí, trần nhà….
  • Đo và vẽ các hệ thống điện nước và ghi chép tính chất để được thể hiện trên bản vẽ hiện trạng. Từ đó có sự chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất với không gian thiết kế.
  • Chụp tất cả các ảnh hiện trạng, chụp ảnh tổng thể và từng góc cạnh, không gian cần được thiết kế.
  • Trao đổi chi tiết lại với chủ đầu tư về quy trình thiết kế nội thất cho công trình cũng như tiến trình thực hiện một số hạng mục cũng như thời gian thiết kế các hạng mục đó.
  • Làm hồ sơ hiện trạng về tính toán trọng tải của công trình về đặc điểm không gian nội thất, về kích thước cũng như diện tích của công trình.
  • Nếu đây là một công trình mới vẫn chưa có mặt bằng thực tế thì kiến trúc sư sẽ tiến hành công việc đó là lấy mặt bằng được định vị nội thất của các tầng lấy từ hồ sơ ngoại thất hoặc kiến trúc sư sẽ lên những phương án mặt bằng phù hợp theo yêu cầu của chủ đầu tư và cách xử lý của kiến trúc sư sao cho phù hợp.

Tham khảo: Mẫu bảng tiến độ thi công 2024 và quy trình thiết kế chi tiết

1.3. Thảo luận ý tưởng, lên phương án thiết kế sơ bộ

– Dựa trên kết quả đã được khảo sát từ bước 2:

Nhân viên thiết kế sẽ lên các ý tưởng thiết kế được dựa trên mặt bằng 2D của khách hàng cung cấp, thời gian dao động từ 02-03 ngày và cũng tùy theo khối lượng thiết kế nội thất.

Nhân viên kinh doanh sẽ trao đổi cụ thể hơn và làm Hợp đồng thiết kế chuẩn với khách hàng dựa trên đơn giá đã được niêm yết trước đó. Đơn giá có thể sẽ thay đổi theo yêu cầu thiết kế mới hay thiết kế cần được cải tạo, thiết kế theo phong cách hiện đại hay cổ điển, diện tích cần phải chính xác là bao nhiêu… và theo chính sách khách hàng của Công ty.

Thiết kế sơ bộ
Thiết kế sơ bộ

– Khách hàng được hẹn gặp trong lần 2 để trao đổi cụ thể về:

+ Phương án bố trí cho mặt bằng 2D sẽ lựa chọn.

+ Ký hợp đồng thiết kế: Hợp đồng sẽ có dấu đỏ cũng như chữ ký người đại diện.

+ Thanh toán tạm ứng trong lần 1 là 50% theo giá trị của Hợp đồng (Bao gồm cả tiền đặt cọc) để nhận được bản phương án cho mặt bằng cuối (thủ tục này sẽ bỏ qua với các Hợp đồng thiết kế nhỏ).

Tải ngay: Mẫu hợp đồng thi công nội thất 2023 đẩy đủ nhất

1.4. Gửi lại phương án bố trí nội thất các tầng, các phòng

Các loại mặt bằng bố trí nội thất

  • Mặt bằng nội thất cho công trình lớn: Áp dụng cho các ngôi nhà nhiều tầng, công trình quy mô lớn. Kiến trúc sư thiết kế bản vẽ 2D để định vị chi tiết nội thất cho từng tầng.
  • Mặt bằng nội thất cho khối lượng nhỏ (1-3 phòng): Áp dụng cho các công trình thiết kế nội thất một phần. Ví dụ như căn hộ hoặc vài phòng chức năng. Kiến trúc sư tập trung vào tối ưu không gian nhỏ và thể hiện phong cách cá nhân hóa.
  • Mặt bằng nội thất cho công trình cải tạo: Dựa trên hiện trạng thực tế của công trình, kiến trúc sư đo đạc và lập mặt bằng bố trí nội thất phù hợp với cấu trúc sẵn có.
  • Mặt bằng nội thất cho công trình mới chưa có hiện trạng: Dựa trên bản phác họa từ chủ đầu tư hoặc hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc sư tiến hành bố trí nội thất 2D để định hình không gian nội thất ban đầu.

1.5. Gửi lại phương án thiết kế 3D

– Sau thời gian từ 03-05 ngày/một không gian thiết kế, công ty sẽ gửi khách hàng những Hình ảnh minh họa theo ý tưởng 3D bao gồm:

+ Chi tiết cho từng không gian thiết kế (phòng khách, phòng ngủ, bar, café…)

+ Chi tiết hình ảnh các đồ đạc có trong phòng, từng đường nét, họa tiết, độ dày mỏng, cao thấp như thế nào sẽ có đầy đủ trong bản thiết kế…

+ Chi tiết màu sắc cũng như sự phối màu cho các vật dụng, nền, tường… trong không gian thiết kế.

+ Chi tiết cho từng vật liệu cần được sử dụng vào các đồ đạc, chi tiết thiết kế…

– Khách hàng và nhân viên thiết kế sẽ tiến hành thống nhất và hoàn chỉnh mọi chi tiết đã đề cập bên trên.

– Khi hai bên đã đi đến thống nhất duyệt phương án 3D cuối cùng, khách hàng tạm ứng tiếp lần 2 là 25% theo giá trị của Hợp đồng.

1.6. Chỉnh sửa và chốt phương án thiết kế cuối cùng

Kế tiếp trong quy trình thiết kế nội thất đó là công việc bàn giao hồ sơ kỹ thuật thi công với khách hàng. Sau khi bản thiết kế đã được khách hàng duyệt thì tiếp đến, hồ sơ kỹ thuật thi công phải được đưa đến tay khách hàng. Hồ sơ đó sẽ bao gồm:

  • Các thông số cụ thể về kích thước, vị trí, kí hiệu cho từng chi tiết có trong không gian thiết kế.
  • Loại vật liệu cùng với mã vật liệu, thiết bị
  • Màu sắc theo từng mẫu mã
  • Thiết kế và bố trí cho từng mặt bằng theo sơ đồ công năng
  • Bản vẽ về ốp lát sàn và trần
  • Bản vẽ cho hệ thống điện trong ngôi nhà
  • Bản về cho các chi tiết hệ thống đồ nội thất

1.7. Bàn giao toàn bộ hồ sơ kỹ thuật và đi đến quyết toán hợp đồng

Sau khi hoàn thiện xong bản vẽ 3D cho các không gian phối cảnh hợp lý, sẽ tiến hành hoàn thiện những công việc còn lại trong hồ sơ và giao lại cho khách hàng.

Quy trình thiết kế nội thất được chia thành các giai đoạn khác nhau và cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, khoa học và mang lại hiệu quả sẽ tạo nên một phong cách làm việc chuyên nghiệp, đáng tin cậy và tạo nên sự tin tưởng nhất định đến từ phía khách hàng. Các bước làm việc cần tuân thủ đúng trình tự, chặt chẽ, logic là phong cách của một công ty có uy tín và có năng lực. Khách hàng chỉ cần xem qua hồ sơ là có thể biết được hình thức cũng như từng nội dung của hồ sơ thiết kế nội thất có bảo đảm chất lượng hay không.

quy-trinh-thiet-ke-noi-that-banner

2. Quy trình cụ thể khi thi công lắp đặt nội thất

2.1. Sản xuất các sản phẩm nội thất

Việc tiến hành công việc thi công tại nhà của khách hàng có thể kéo dài trong khoảng một vài ngày hay có thể lên đến nhiều tuần phụ thuộc vào khối lượng và hạng mục cần được thi công:

Sản xuất nội thất
Sản xuất nội thất

– Nếu thi công toàn bộ nội thất trong nhà như: Phòng ngủ, Phòng khách, Phòng bếp, Trần thạch cao, các mảng tường cần trang trí, sàn nhà, ánh sáng, vệ sinh, điện nước … có thể kéo dài từ 1 tuần cho tới 1 tháng tuỳ theo số lượng hạng mục cần thiết kế.

– Nếu khách hàng cần làm tủ bếp, thời gian thi công được thực hiện tại hiện trường là trong ngày và có thể kéo dài thêm một vài ngày nếu như thêm các hạng mục Kính, hoặc các hạng mục đặc biệt.

2.2. Lắp đặt và thi công nội thất

Sau khi đã hoàn thành các bước thi công phần thô, bộ phận thi công sẽ tiếp tục tiến hành thi công vào nội thất dựa theo bản vẽ phối cảnh 3D. Bước này đóng vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến vẻ đẹp và công năng sử dụng bên trong ngôi nhà của khách hàng.

Quá trình thi công nội thất luôn được đội ngũ thi công quan sát và kiểm tra một cách tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Mục đích để sản phẩm nội thất khi lắp đặt được tương thích với thông số của bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ 3D hay không.

  • Kiểm tra chất lượng các vật tư trước khi tiến hành lắp đặt

Bộ phận thi công sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng cho từng vật tư trước khi lắp đặt sau khi đã hoàn thành từng hạng mục thi công trước đó. Bước này sẽ giúp công ty quản lý dễ dàng đảm bảo được chất lượng vật tư do xưởng cung cấp.

Nhằm mang đến những sản phẩm nội thất với một chất lượng tốt nhất và đảm bảo cho khách hàng. Góp phần tạo nên sự uy tín và tin tưởng của khách hàng dành cho phía công ty thiết kế.

  • Bố trí và lắp đặt nội thất

Bước tiếp theo đó là bố trí, lắp ráp đồ nội thất và trang trí các phụ kiện cho không gian cũng như các phòng chức năng như: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… Sao cho phù hợp nhất với phong cách thiết kế cũng như sở thích mà khách hàng mong muốn ngay từ ban đầu.

Lắp đặt nội thất
  • Kiểm tra quá trình thực hiện công việc thi công nội thất

Khi quá trình thi công, bố trí và lắp ráp nội thất đã được hoàn thành. Bước kiểm tra lại tất cả các hạng mục thi công sẽ được bộ phận chuyên dụng của công ty tiến hành kiểm tra trước khi đi đến bước vệ sinh công nghiệp để bàn giao cho khách hàng.

  • Vệ sinh công nghiệp cho từng công trình đã thực hiện

Sau khi đã kiểm tra hoàn tất các bước thi công trước đó, công ty sẽ tiến hành công việc đó là vệ sinh công nghiệp.Trong bước này sẽ gồm có vệ sinh, hút bụi, lau chùi cho từng nội thất và công trình thi công để tiến hành bàn giao nội thất sạch sẽ cho khách hàng.

Tham khảo: Mẫu nhật ký thi công mới nhất 2024 cho doanh nghiệp

2.3. Giám sát quá trình thi công

Kiểm tra và nhận xét đánh giá hồ sơ thiết kế thi công nội thất cho từng hạng mục. Đảm bảo từng hạng mục sẽ được thực hiện theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

Người giám sát cần phải chịu trách nhiệm bao quát hết tất cả dành cho từng đầu hạng mục nội thất, kiểm tra nguyên vật liệu. Đảm bảo sao cho nó phù hợp nhất với hợp đồng đã cam kết, kích thước và số đo phải chuẩn đến từng mm.

Trong quy trình giám sát thi công nội thất này, nếu có xảy ra bất kỳ sai sót nào cũng có thể đưa ra các phương án sửa chữa sao cho hợp lý nhất.

2.4. Khách hàng tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Khi công trình đã được hoàn tất thi công và đã được vệ sinh công nghiệp hoàn toàn sạch sẽ. Đội thi công và khách hàng sẽ kiểm tra lại một lần nữa cho những hạng mục đã thi công trong thỏa thuận. Sau đó, công ty sẽ tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình và thanh lý hợp đồng.

Với hồ sơ cần được thanh lý hợp đồng thiết kế. Công ty thiết kế sẽ báo giá hoàn chỉnh và đầy đủ nhất cho các hạng mục gồm: khối lượng loại vật liệu thi công, số lượng, thông tin sản phẩm cũng như giá thành…

Hoàn thành công trình

Tất cả các yếu tố trên sẽ được công ty tổng hợp thành 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất, đóng gói theo hai dạng đó là: thành bản mềm + bản cứng và gửi chúng cho khách hàng. Kết thúc hợp đồng, công ty sẽ tiến hành công việc bàn giao, nghiệm thu các bản vẽ 2D, 3D và thanh lý hợp đồng.

2.5. Bảo trì, bảo hành nội thất

Đội kỹ thuật của công ty sẽ sắp xếp qua nhà khách hàng để kiểm tra, xem xét sản phẩm sớm nhất có thể. Tùy thuộc vào mức độ cũng như tình trạng hư hại hoặc lỗi của sản phẩm, nhân viên kĩ thuật sẽ thông báo thời gian sớm nhất cho việc sửa chữa/thay thế và hoàn trả sản phẩm lại cho khách hàng.

3. Đơn giản hóa quá trình xây dựng hệ thống quy trình, thủ tục nhờ phần mềm MISA AMIS Quy trình

Bên cạnh những phương pháp truyền thông quen thuộc, ngày nay nhiều doanh nghiệp còn tìm kiếm sự hỗ trợ từ phần mềm quản lý quy trình. Một phần mềm tự động hóa các luồng công việc đơn giản, trực quan sẽ giúp bạn nâng cao nghiệp vụ quản lý vận hành, tiết kiệm thời gian, chi phí. 

Dùng ngay miễn phí

Thấu hiểu điều đó, AMIS Quy trình cung cấp nền tảng số hóa, liên kết các quy trình giữa nhiều phòng ban, nghiệp vụ cốt lõi. Một số tính năng ưu việt chỉ có tại MISA AMIS Quy trình là: 

  • Ứng dụng công nghệ No-code, cho phép người dùng thiết kế, tùy chỉnh quy trình theo nhu cầu và áp dụng vào hệ thống chất lượng quốc tế như ISO, CMMI,… 
  • Liên kết tất cả phần mềm, ứng dụng quản lý công việc, kế toán, bán hàng, nhân sự… Tự động chuyển giao công việc giữa các bộ phận, chia sẻ dữ liệu tập trung, an toàn. 
  • Thiết lập nhiều quy trình đa dạng, rẽ nhánh, song song, điều chỉnh điều kiện trường linh hoạt dựa trên đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp. 
  • Cung cấp giao diện theo dõi trực quan giúp bộ phận quản lý phát hiện – xử lý các điểm tắc nghẽn kịp thời. Đội ngũ nhân viên cũng có quyền chủ động làm đề xuất viết/sửa các quy trình chưa tối ưu. 
  • Xuất bản nhiều báo cáo đa chiều: thống kê lượng thực thi, báo cáo tình hình tồn đọng, tỷ lệ quá hạn, thời gian thực hiện…

Như vậy, với MISA AMIS Quy trình, doanh nghiệp không chỉ tạo nên hệ sinh thái khép kín, liên thông, liền mạch mà còn dễ dàng giám sát, cải tiến quy trình. Từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ hơn. 

4. Kết luận

Quy trình thiết kế nội thất là những trải nghiệm thi công rất thực tế. Mỗi giai đoạn cần giám sát khắt khe về kỹ thuật, các giai đoạn sau đó cần có sự linh hoạt về mỹ thuật. Khi công trình đã được hoàn thành một cách hoàn chỉnh không thể không kể đến tầm quan trọng của người giám sát. MISA AMIS hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4.7]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả