Bởi đang “sống chăn chăn” nên các doanh nghiệp không hề biết rằng chính những tư duy quản trị lỗi thời mà mình đang áp dụng sẽ khiến doanh nghiệp tụt dốc, cách xa với đối thủ và thị trường.
Dưới đây là một số mô hình quản lý tiêu biểu trong các doanh nghiệp ngày trước, vốn đã lỗi thời nhưng bằng một cách nào đó vẫn được coi là tiêu chuẩn trong một số doanh nghiệp ngày nay.
1. Quản trị doanh nghiệp theo sơ đồ phân cấp thứ bậc
Năm 1854, kỹ sư Daniel McCallum đã công bố khái niệm sơ đồ phân cấp thứ bậc đầu tiên được hiểu là cách xếp tầng để hiển thị thứ bậc cao, thấp của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. Trong sơ đồ quản trị doanh nghiệp này, nhân viên cấp thấp hơn có nhiệm vụ giao tiếp, báo cáo trực tiếp và nghe theo chỉ đạo của người nắm quyền ngay liền trước, cứ như vậy.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, việc giao tiếp trong doanh nghiệp đã thay đổi! Ngày nay, mọi nhân viên có thể dễ dàng trao đổi ý tưởng và truyền đi các thông điệp tới bất kỳ ai thông qua các mạng xã hội hoặc mạng nội bộ của công ty. Nhờ vậy, văn hóa doanh nghiệp gắn kết và minh bạch dần được xây dựng.
Sự linh hoạt này hoàn toàn trái ngược với khái niệm về thứ bậc một chiều trong quá khứ.
Xem thêm:
>> Ưu nhược điểm của 3 mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
>> Nên hay không chuyển sang mô hình quản trị doanh nghiệp mở?
2. Sống trong quá khứ và ảo tưởng về tương lai
Không phải mỗi quản trị doanh nghiệp mà người Việt nói chung thường có xu hướng vô cùng tự hào về quá khứ vàng son và cứ tiếp tục như vậy ở thì tương lai.
Nhưng là người điều hành doanh nghiệp, bạn cần phải biết rằng định luật thành công trong quá khứ không chắc chắn sẽ hữu ích khi áp dụng vào tương lai. Sớm muộn thì những lý thuyết quản trị từ hàng trăm năm trước đều sẽ lỗi thời và bị thay thế bởi các tư duy mới. Việc ngủ quên trên chiến thắng rất dễ làm doanh nghiệp lơ là và rồi bị đối thủ bỏ xa, Yahoo là một ví dụ điển hình.
Bởi vậy, nhà quản lý doanh nghiệp hiện đại cần hướng tầm nhìn vào thực tiễn và nhu cầu của tương lai để định hướng phong cách lãnh đạo chứ không phải học hỏi một cách máy móc các mô hình có sẵn trong quá khứ. Mà ở giai đoạn hiện nay, việc liên tục đổi mới để tối ưu là cách làm thiết thực nhất!
3. Đặt ra quy định thời gian về thời điểm đánh giá
Không chỉ một mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang duy trì quy định đánh giá định kỳ nhân viên 6 tháng/ lần. Đây là thói quen đã tồn tại từ 70 đến 200 năm trước.
>> Xem thêm: Vì sao người quản lý phải thường xuyên đánh giá nhân viên?
Quy trình sẽ là mỗi nhân viên sẽ được phát cho một bảng khảo sát gồm vài chục câu hỏi rồi ngồi đối chất 1-1 với một hoặc nhiều nhà quản lý để phản biện hoặc đưa ra lý do vì sao họ nên được hưởng mức lương cao hơn trong 6 tháng tới.
Những quy định thời gian về thời điểm đánh giá này thường tồn tại trong các công ty có trên chục năm phát triển vì ban lãnh đạo công ty tin rằng đó là cách làm đúng.
Nhưng hãy thử tưởng tượng người điều hành công ty là huấn luyện viên, đội bóng do bạn dẫn dắt đã ra sân suốt cả năm và có cả chiến thắng lẫn thất bại. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn gom góp mọi sự bàn bạc và góp ý đến buổi tổng kết cuối năm? Thực tế cũng vậy, nếu một nhân viên có yêu cầu, đề xuất hoặc muốn đưa ra kiến nghị, chẳng có lý do gì họ phải chờ 6 tháng hoặc một năm chỉ để có được một cuộc gặp gỡ với nhà quản lý.
4. “Ngại” đổi mới doanh nghiệp
Đây là kiểu tư duy mà gần như tất cả các nhà lãnh đạo “kiểu cũ” thường mắc phải. Họ cho rằng việc rập khuôn công việc sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn, còn đổi mới thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu.
Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên “lầm lì” và ít linh hoạt trên thị trường, quan trọng hơn sẽ dễ dẫn doanh nghiệp vào sự tụt hậu được báo trước, đặc biệt là trong thời đại 4.0 nơi mà công nghệ đang bùng nổ.
Trong khi đối thủ mỗi ngày lại tung ra một chiêu thức kinh doanh mới thì bản thân mình lại vẫn chỉ làm theo cách cũ thì sẽ chẳng bao lâu, ta bị đối thủ bỏ rơi ở khoảng cách xa.
Xem thêm
>> Doanh nghiệp bạn đang ở đâu trong chu kỳ vòng đời phát triển?
>> 4 chiến lược quản lý nhân sự theo mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
5. Đánh giá hiệu suất làm việc bằng số lượng đầu vào
Có một chuyện hài hước rằng đa phần các nhà quản lý doanh nghiệp thời kỳ trước đều đặt ta tiêu chuẩn đo lường mức độ hiệu quả làm việc của một nhân viên dựa vào thời gian làm việc của họ. Khi ấy, nhân viên tăng ca tại văn phòng hằng ngày luôn được đánh giá cao hơn so với những người tan làm đúng giờ quy định.
Nhưng trên thực tế, nhân viên A làm việc tập trung trong suốt 8 tiếng đồng hồ mới làm xong việc còn nhân viên B lại chỉ làm trong 4 giờ đã cho ra kết quả như nhân viên A. Vậy ai mới là người làm việc năng suất?
Lý thuyết quản trị của tương lai ngày càng đồng ý với quan điểm nhân viên hoàn toàn có thể làm việc tại không gian khác, thời gian khác miễn là vẫn hoàn thành công việc với chất lượng tốt. Và những nhà lãnh đạo thông minh thường xuyên coi trọng chất lượng, kết quả đầu ra hơn là số lượng đầu vào.
6. Luôn tự cho mình là trung tâm
Xuất phát từ quan điểm chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân của các nhà lãnh đạo kiểu cũ, tư duy quản trị này ra đời và ngày càng trở nên lỗi thời.
Quan điểm quản trị này chỉ phù hợp khi thị trường nhân sự chưa phát triển và ít cạnh tranh còn với thị trường lao động mở như ngày nay, tư duy lúc nào cũng cho mình là trung tâm sẽ vô hình chung kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi khi nhân viên không được tôn trọng và đảm bảo lợi ích, họ sẽ không hề cống hiến hết mình cho tổ chức.
7. Luôn cho rằng nhân viên không có khả năng
Trên thực tế, có rất nhiều nhà lãnh đạo “xem thường” nhân viên vì cho rằng họ chưa thật sự đủ năng lực để tham gia vào các công việc lớn của công ty. Tư duy quản trị này nếu theo nhà lãnh đạo quá dài lâu sẽ tạo ra rủi ro mà doanh nghiệp không tài nào lường trước được.
Vì những định kiến như vậy, họ vô tình biến nhân viên trở thành những “bù nhìn” trung thành và dần dà mất đi khả năng tư duy rộng hơn vượt qua giới hạn công việc.
Chính vì vậy, hãy tạo cơ hội cho nhân viên được bày tỏ ý kiến, đóng góp vào sự phát triển của công ty và dành thời gian của bản thân tìm hiểu công việc thực sự của nhân viên là gì.
Quản trị doanh nghiệp là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi người quản lý phải luôn sáng suốt và khéo léo để không rơi vào bẫy tư duy quản trị lỗi thời.