Kiểm toán hoạt động là một hoạt động kiểm toán mới xuất hiện ở Việt Nam do đó còn nhiều người chưa hiểu rõ về hoạt động này. Qua bài viết MISA AMIS tổng hợp cung cấp tới bạn đọc những thông tin liên quan đến kiểm toán hoạt động bao gồm: kiểm toán hoạt động là gì, đối tượng kiểm toán, đặc tính và lợi ích của kiểm toán hoạt động, và các phương pháp kiểm toán hoạt động hiện nay.
Hình 1: Kiểm toán hoạt động
1. Kiểm toán hoạt động là gì?
Kiểm toán hoạt động (Performance Audit) là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động được kiểm toán, từ đó đưa ra đánh giá hoạt động được kiểm toán có cần cải tiến không.
- Đánh giá tính kinh tế trong kiểm toán hoạt động hướng tới tối thiểu hóa các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động (chương trình, dự án…) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra (công trình, sản phẩm, dịch vụ). Mục tiêu của việc kiểm tra tính kinh tế là tối thiểu hóa chi phí sử dụng tài nguyên, tài sản.
- Đánh giá tính hiệu quả trong kiểm toán hoạt động là việc xem xét mức độ tương quan hợp lý giữa mục tiêu cần đạt được của một hoạt động và lượng chi phí cho mục đích đó và những giải pháp tổ chức quản lý mà nhà quản lý đã thực hiện.
- Đánh giá tính hiệu lực trong kiểm toán hoạt động là đánh giá xem các kế hoạch, quyết định đã được hiện thực hóa bằng các hoạt động cụ thể.
Để xác định mối quan hệ giữa các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của chủ đề kiểm toán, kiểm toán sẽ dựa trên mô hình hoạt động của chủ thể kiểm toán làm rõ mối liên hệ giữa các nguồn lực “đầu vào” với các hoạt động trong “quá trình thực hiện”, để tạo ra các yếu tố “đầu ra” nhất định, giúp đạt “mục tiêu, kết quả dự kiến”.
Mô hình hoạt động bao gồm các yếu tố được mô tả như hình sau:
Hình 2: Mô hình hoạt động theo Quyết định số 1925/QĐ-KTNN ngày 16/11/2021 của Kiểm toán Nhà nước
Ví dụ 1: Sử dụng mô hình hoạt động để phân tích hoạt động vận tải xe buýt nhanh BRT Hà Nội
Hình 3: Ví dụ sử dụng mô hình hoạt động để phân tích hoạt động vận tải xe buýt nhanh BRT Hà Nội
Có thể bạn quan tâm: Kiểm toán là gì? Phân tích bản chất của kiểm toán
2. Đặc tính cơ bản của kiểm toán hoạt động
Với ý nghĩa của mình kiểm toán hoạt động sở hữu những đặc tính cơ bản nhất định để có thể nhận biết và phân biệt như sau:
– Có tính hệ thống, độc lập và phạm vi kiểm tra rộng lớn.
Cũng giống như các loại kiểm toán khác, kiểm toán hoạt động bao gồm một chuỗi các bước công việc hoặc các thủ tục cần thiết phải thực hiện mà giữa các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, như:
+ Lập kế hoạch kiểm toán thích hợp;
+ Thu thập và đánh giá bằng chứng một cách khách quan liên quan đến đối tượng được kiểm toán;
+ Phát hành báo cáo kiểm toán…;
Khi thực hiện công việc của kiểm toán hoạt động, các kiểm toán viên cũng phải đảm bảo được tính độc lập, có như vậy mới tạo được sự tin cậy đối với kết quả của kiểm toán. Kiểm toán hoạt động được sử dụng cho tất cả chương trình hoặc hoạt động liên quan đến đời sống, kinh tế, xã hội như: môi trường, giáo dục, y tế…
Trong một doanh nghiệp, kiểm toán hoạt động có thể được sử dụng cho tất cả các hoạt động quản lý như: lập kế hoạch, tiếp thị, sản xuất, bán hàng, nghiên cứu, nhân sự, kế toán…
– Chú trọng đến những hệ thống quản lý và hoạt động kiểm soát đang có vấn đề khúc mắc mà chúng có liên quan đến nhân lực, vật lực và tài lực của đơn vị.
– Tập trung vào việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các hoạt động trong đơn vị. Điều này có nghĩa là công việc chủ yếu của kiểm toán là phải thu thập và đánh giá những bằng chứng để chứng minh các hoạt động được kiểm toán có đảm bảo được tính kinh tế, tính hiệu quả, sự hữu hiệu hay không?
– Tạo ra cơ hội để cải tiến các hệ thống quản lý và hoạt động của đơn vị. Như trên đã trình bày, mục đích chính của kiểm toán hoạt động là giúp nhà các nhà lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán cải tiến tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các hệ thống quản lý và hoạt động thông qua những kiến nghị được nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Như vậy, kiểm toán hoạt động chú trọng đến tương lai của đối tượng được kiểm toán.
Đọc thêm: Những điều cần biết về hợp đồng kiểm toán và tải ngay mẫu hợp đồng kiểm toán mới nhất
3. Ý nghĩa của kiểm toán hoạt động
– Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cần phải kiểm tra và theo dõi về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả nên đối tượng của kiểm toán hoạt động cũng rất phong phú và đa dạng. Kiểm toán hoạt động không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính mà còn có thể bao gồm nhiều lĩnh vực và hoạt động khác như việc đánh giá cơ cấu tổ chức, một phương án kinh doanh, một quy trình công nghệ, một hệ thống máy tính, hay một lại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động…
– Việc xác định các tiêu chuẩn, chuẩn mực để đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động là việc làm rất khó khăn, việc lượng hóa các mặt trên thành các tiêu chuẩn để đánh giá là việc làm mang nặng tính chủ quan. Do vậy, việc đánh giá kết quả trong kiểm toán hoạt động cũng một phần mang tính chất chủ quan.
– Để thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động đòi hỏi người kiểm toán viên phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, tài chính, kinh tế, khoa học, kĩ thuật… Hoặc có thể mời chuyên gia về lĩnh vực chuyên sâu tham gia công việc kiểm toán.
– Kết quả kiểm toán hoạt động (Performance Audit) là một báo cáo, trong đó đánh giá về tính hiệu lực, tính kinh tế và tính hiệu quả của hoạt động đã được kiểm toán; đồng thời phân tích ưu, nhược điểm và đề xuất của kiểm toán viên về hoạt động đó. Những ý kiến tư vấn này rất hữu ích đối với các nhà quản lí đơn vị để chấn chỉnh, cải tiến quản lí và điều hành hoạt động có chất lượng và hiệu quả tốt hơn trong tương lai.
Đọc thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
4. Các phương pháp kiểm toán hoạt động
Tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có thể sử dụng các phương pháp kiểm toán hoạt động khác nhau. Hiện nay, những phương pháp thường được dùng trong kiểm toán hoạt động bao gồm hai phương pháp sau:
Hình 4: Các phương pháp kiểm toán hoạt động
4.1. Phương pháp kiểm toán hoạt động chung
Có 2 phương pháp chính để kiểm toán chung phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới:
– Phương pháp định hướng kết quả: khi sử dụng phương pháp này, các kiểm toán viên sẽ thực hiện dựa trên những kết quả thu được từ các hoạt động chính của đơn vị, sử dụng chúng làm căn cứ để xác định các cơ sở về mục tiêu nội dung và chương trình kiểm toán… của kiểm toán hoạt động.
– Phương pháp định hướng vấn đề: các kiểm toán viên sử dụng phương pháp này sẽ thực hiện dựa trên những nhận định của mình về các hoạt động, các bộ phận có vấn đề tại đơn vị, qua đó lấy cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán, chương trình kiểm toán, lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá của kiểm toán hoạt động…
Khi đó, những hoạt động hay những bộ phận của các đơn vị được coi là có vấn đề thường là những hoạt động bất thường, những kết quả hoạt động đạt được kết quả thấp so với mục tiêu đề ra ban đầu.
4.2. Phương pháp kiểm toán hoạt động riêng
Phương pháp này bao gồm rất nhiều lĩnh vực cùng những cách thức cụ thể thuộc các chuyên môn nghiệp vụ và lĩnh vực khoa học khác nhau được vận dụng vào kiểm toán hoạt động. Phương pháp kiểm toán nghiệp vụ cần phải thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ để thu thập được các bằng chứng cho việc kiểm toán, nhằm đưa ra những nhận xét, kết luận cho việc kiểm toán. Trong đó bao gồm những phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ thu thập dữ liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong việc thu thập các dữ liệu kiểm toán nói chung và việc kiểm toán hoạt động nói riêng, trong đó có những phương pháp thực hiện riêng:
+ Phương pháp kiểm tra tài liệu lưu trữ dữ liệu
+ Phương pháp giúp nghiên cứu tình huống;
+ Phương pháp điều tra;
+ Phương pháp hội thảo và các buổi chất vấn;
+ Phương pháp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và các nhà tư vấn;
+ Phương pháp thử nghiệm hiện trường.
Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ để phân tích dữ liệu
Phương pháp này được sử dụng trong việc thực hiện phân tích dữ liệu trong hoạt động kiểm toán. Hoạt động này có vai trò quan trọng để có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá về tình hình thực tế như tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu của các hoạt động đã được thực hiện. Trong này bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp mô tả dữ liệu;
+ Phương pháp so sánh;
+ Phương pháp chỉ số;
+ Phương pháp hồi quy;
+ Phương pháp thực hiện giá trị của đồng tiền tính theo thời gian;
+ Phương pháp tính toán theo chi phí và lợi ích.
5. Hướng dẫn kiểm toán 3 vấn đề quan trọng của Kiểm toán hoạt động
5.1. Tính kinh tế
Mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán “tính kinh tế” là hướng tới tối thiểu hóa chi phí sử dụng tài nguyên. Kiểm toán viên tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Những công cụ/thiết bị/nguyên liệu đầu vào có mang lại lợi ích kinh tế cao nhất?
- Những tài nguyên về con người, tài chính, vật liệu đã được sử dụng để tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất?
- Những công việc hành chính, quản trị đã được thực hiện tuân theo các nguyên tắc và chính sách quản trị phù hợp nhất.
5.2. Tính hiệu quả
Mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra hiệu quả cao nhất với nguồn lực cố định. Câu hỏi quan trọng nhất là đã đạt được hiệu suất cao nhất cả về chất lượng và số lượng từ đầu vào và quy trình sản xuất.
Kiểm toán viên cần tập trung vào các vấn đề:
- Tổ chức được kiểm toán đã đảm bảo các nguồn tài nguyên đầy đủ và sẵn sàng được đưa vào sản xuất?
- Việc sử dụng tài nguyên đầu vào (nhân lực, máy móc, thiết bị, nhà xưởng) đã tối ưu trong việc sản xuất đúng chất lượng và số lượng hàng hóa;
- Tổ chức được kiểm toán đã tuân thủ các quy định về việc mua bán, đảm bảo và sử dụng tài nguyên?
- Tổ chức kiểm toán có cơ chế quản lý hiệu quả chưa?
Tính hiệu quả đôi khi bị nhầm lẫn với tính kinh tế, trong đó yếu tố phân biệt rõ nhất là tính hiệu quả hướng tới sản phẩm đầu ra còn tính kinh tế tập trung vào quản lý đầu vào và quy trình sản xuất.
5.3. Tính hiệu lực
Mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán tính hiệu lực là hướng tới khả năng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ.
Kiểm toán viên tập trung vào câu hỏi:
- Tổ chức được kiểm toán đã thực sự đạt được mục tiêu đề ra dựa trên các chính sách, công cụ, tài nguyên huy động? Việc đạt được mục tiêu đề ra tạo ra ảnh hưởng như thế nào?
- Việc đạt được mục tiêu đề ra là do áp dụng đúng chính sách, công cụ tài nguyên hay do nguyên nhân khách quan khác?
Mặc dù ra đời muộn hơn so với kiểm toán Báo cáo tài chính; nhưng do lợi ích của nó, nên nhiều quốc gia ngày càng quan tâm đến kiểm toán hoạt động không chỉ riêng trong khu vực nhà nước mà cả ở khu vực kinh tế tư nhân.
Đối với Việt Nam, kiểm toán hoạt động vẫn chưa được chú trọng đúng với vai trò của nó, điều này cho thấy cần thúc đẩy hoạt động này để giảm tình trạng lãng phí của công và kiểm soát tránh để lãng phí hay thất thoát các nguồn lực sử dụng cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế.
MISA AMIS hy vọng với những thông tin có trong bài các bạn sẽ phần nào hiểu được kiểm toán hoạt động là gì và các phương pháp cũng như những nội dung liên quan đến kiểm toán hoạt động.
Để có hệ thống quản trị tài chính kế toán minh bạch và làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu, các doanh nghiệp có thể đầu tư các phần mềm đáng tin cậy đồng thời luôn giữ nguyên tắc minh bạch trong hoạt động kế toán. Hiện nay phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm MISA AMIS Kế toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo:
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
- Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
- Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
- …..
Ngoài ra, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác kế toán-tài chính trong doanh nghiệp và đáp ứng các xu hướng làm việc mới!
Tổng hợp: Ngô Thị Liên – Nguyễn Đắc Huấn