Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế GTGT mới nhất năm 2023

11/04/2023
1563

Tra cứu nợ thuế nói chung và tra cứu nợ thuế GTGT nói riêng là một công việc quan trọng doanh nghiệp cần thực hiện theo phát sinh hoặc định kỳ hàng tháng hoặc quý… Mục đích của việc tra cứu nợ thuế để doanh nghiệp kiểm tra đối chiếu số tiền nợ cơ quan thuế ghi nhận với số nợ thuế doanh nghiệp đang theo dõi, nhanh chóng phát hiện ra nhầm lẫn/sai sót để xử lý sớm, tránh bị phạt nộp chậm. Qua bài viết, MISA AMIS chia sẻ đến quý bạn đọc cách tra cứu nợ thuế GTGT nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Nợ thuế GTGT là gì?

Trước khi đi tìm hiểu “Nợ thuế GTGT là gì?” thì các bạn cần hiểu về định nghĩa thuế GTGT là gì? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 thì “Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Như vậy “Nợ thuế GTGT” là khoản nợ của doanh nghiệp về số thuế GTGT phải nộp phát sinh nhưng khi đã hết thời hạn quy định mà doanh nghiệp chưa nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Nợ thuế GTGT có bị phạt không?

Khi doanh nghiệp phát sinh thuế GTGT phải nộp nhưng hết thời hạn nộp thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế hoặc thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế hoặc thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế… thì doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp quá thời hạn.

3. Hướng dẫn tra cứu nợ thuế GTGT

Hình 1: Hướng dẫn tra cứu nợ thuế GTGT

Bước 1: Đăng nhập thuế điện tử

Các bạn truy cập vào trang thuế điện tử của Cơ quan thuế tại địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn để đăng nhập tài khoản thuế điện tử của doanh nghiệp.

Hình 2: Đăng nhập thuế điện tử

Tiếp đó –> các bạn bấm chọn phần “Doanh nghiệp” bên góc phải màn hình và tiếp tục chọn –> “Đăng nhập”.

Tại đây, các bạn “Đăng nhập” vào hệ thống thuế điện tử với thông tin thuế của doanh nghiệp bằng tên đăng nhập và mật khẩu đã được cấp của doanh nghiệp. 

*Chú ý: Tên đăng nhập thông thường chính là mã số thuế doanh nghiệp và thêm chữ “-QL” ở phía sau.

Hình 3: Đăng nhập thuế điện tử

Bước 2: Tra cứu nợ thuế GTGT trên hệ thống thuế điện tử

Các bạn sau khi đã truy cập được vào hệ thống thuế điện tử thì tiếp theo hãy bấm chọn mục “Tra cứu”–> tiếp theo chọn mục “Số thuế còn phải nộp”. 

Hình 4: Tra cứu nợ thuế GTGT

Bước 3: Điền thông tin tra cứu nợ thuế

Các bạn cần điền đầy đủ thông tin tra cứu nợ thuế để tra cứu. Cụ thể các bạn cần chọn “Kỳ tính thuế” và tiếp đó các bạn cần chọn “Loại thuế” và cuối cùng là nhấn vào mục “Tra cứu” để hệ thống tự động tra cứu.

Hình 5: Điền thông tin tra cứu nợ thuế
Hình 6: Điền thông tin tra cứu nợ thuế

*Lưu ý: Các bạn khi điền mục “Kỳ tính thuế” các bạn cần nhập đầy đủ tháng và năm muốn tra cứu, định dạng là “mm/yyyy”.

Nếu các bạn muốn tra cứu hết tất cả nợ thuế của doanh nghiệp còn đang nợ thì nhấp vào ô “Loại thuế” và để mặc định là “Tất cả”. 

Còn nếu chỉ muốn tra cứu nợ thuế GTGT thì cần chọn đúng loại thuế GTGT là “Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)”.

Các bạn cũng cần chú ý khi thực hiện tra cứu nợ thuế tại kỳ hiện tại nếu thông báo tra cứu tình trạng khóa sổ của cơ quan thuế là chưa khóa sổ (xem ví dụ minh họa Hình 6 bên trên) thì số liệu sẽ chưa chính xác các bạn cần đối chiếu lại các ủy nhiệm chi, các tờ khai thuế GTGT, kể cả tờ khai thuế bổ sung xem có khớp hay không. Trường hợp chưa khớp thì có thể liên hệ cơ quan thuế để giải quyết hoặc chờ cơ quan thuế chốt khóa sổ nợ thuế sẽ có số liệu chính xác.

Ngoài ra, khi các bạn lập giấy nộp tiền thuế GTGT thì các bạn bấm vào mục “Nộp thuế” tiếp theo chọn mục –> “Lập giấy nộp tiền” và tiếp đó các bạn có thể dùng chức năng tra cứu tự động số thuế còn nợ bằng cách chọn vào mục “Truy vấn số thuế phải nộp.” 

Hình 7: Truy vấn số thuế phải nộp

Khi đó hệ thống tự động đưa ra gợi ý các khoản thuế có thể còn nợ để các bạn tích chọn nộp cho doanh nghiệp của mình.

Hình 8: Kết quả truy vấn số thuế phải nộp

4. Rủi ro khi nợ thuế GTGT quá lâu

4.1 Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

Khi doanh nghiệp các bạn để nợ thuế GTGT quá lâu thì sẽ dễ bị cưỡng chế nợ thuế, cụ thể:

Căn cứ theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC Bộ Tài chính đã quy định có các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế như sau:

Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.

Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế). 

Hình 9: Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quá thời hạn bị cưỡng chế

>> Có thể bạn quan tâm: Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, lệ phí môn bài

4.2. Các biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế

Căn cứ theo Quyết định 1795/QĐ-TCT của Tổng cục thuế và Điều 125, Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về các biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế như sau:

 Trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;

– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

– Đề nghị cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

 Ngừng sử dụng hóa đơn;

 Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

 Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ;

 Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

*Lưu ý: Trong trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung: “Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế GTGT mới nhất năm 2023”. MISA AMIS hy vọng các bạn kế toán và quý doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng để tra cứu được chính xác số thuế GTGT còn nợ của doanh nghiệp mình được đầy đủ, chính xác và kịp thời để nộp thuế GTGT đúng số phải nộp và đúng thời hạn, tránh bị phạt.

Đối với người làm kế toán, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công việc hàng ngày là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp đồng …. và nhất là tính năng về thuế sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kế toán viên. Tính năng về thuế tạo ra sự đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp, các tính năng như:

  • Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
  • Tự động khấu trừ thuế
  • Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm

là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán về thuế. Anh/chị kế toán viên quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây:

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả