Gamification marketing – game hóa marketing & lợi ích thực tế

08/12/2022
1214

Kết hợp gamification marketing giúp tăng tương tác 47%, tăng độ trung thành lên 22%, tăng nhận thức thương hiệu 15%. Bài viết hôm nay, MISA AMIS sẽ đề cập đến gamification marketing và ứng dụng của hình thức này trong doanh nghiệp.

Gamification marketing - game hóa marketing & lợi ích thực tế
Gamification marketing – game hóa marketing & lợi ích thực tế

I. Gamification marketing là gì?

Gamification: trò chơi hoá là quá trình tích hợp các cơ chế của trò chơi vào các nền tảng mobile, website hay các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.

Gamification marketing là quá trình kết hợp các yếu tố, cơ chế của game như thành tựu đạt được, hệ thống nhiệm vụ, phần thưởng… vào các chiến dịch marketing. Mục đích của quá trình này là thu hút sự chú ý của người dùng và kích thích người dùng tham gia chơi, tương tác với thương hiệu thông qua trò chơi đó.

II. Các yếu tố của động lực trong Gamification marketing

Sự thành công của Gamification marketing trong bất cứ chiến dịch marketing nào cũng cần phải bắt nguồn từ 3 động lực chính: 

  • Mục đích
  • Quyền tự chủ
  • Khả năng làm chủ

Khác với các trò chơi thông thường, 3 động lực này khai thác trực tiếp vào các yếu tố bên trong như cẩm giác may mắn, sự mong chờ của khách hàng. Qua đó xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu.

Các yếu tố của động lực trong Gamification marketing
Các yếu tố của động lực trong Gamification marketing

Hãy cùng phần tích 3 động lực nêu trên:

1. Mục đích

Khác với mục đích khi chơi game thông thường để giải trí, giảm stress… thì gamification marketing khai thác cảm xúc của người chơi. Họ tham gia trò chơi để có thể đạt được mục tiêu nào đó có ý nghĩa với họ ngay thời điểm ấy.

2. Quyền tự chủ

Khi tham gia trò chơi, người chơi được quyền đưa ra quyết định tiếp tục hay dừng lại. Câu chuyện trong trò chơi cũng được chính người chơi tự viết nên bằng các lựa chọn khác nhau và mỗi hành trình trong trò chơi đối với mỗi khách hàng là hoàn toàn khác nhau.

3. Khả năng làm chủ trò chơi

Trò chơi có luật chơi đơn giản nên người chơi dễ dàng nắm bắt và làm chủ nó. Các cảm xúc mà trò chơi mang lại sẽ là động lực để thúc đẩy người chơi tham gia chứ không phải là phần thưởng cuối cùng nữa.

3 động lực này nếu được ứng dụng một cách hợp lý trong kinh doanh, marketing và giáo dục thì sẽ mang lại những kết quả cao nhất cho một chiến dịch gamification marketing.

III. Lợi ích của Gamification trong Digital Marketing

Gamification marketing được biết đến rộng rãi kể từ năm 2010, hình thức này được áp dụng thành công là do khai thác được những tâm lý ẩn sâu trong mỗi người. Những cảm xúc tích cực mà trò chơi mang lại như sự thích thú, mong chờ, hồi hộp chờ đợi và cuối cùng là niềm vui chiến. 

Vậy các doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích gì khi ứng dụng gamification trong các chiến dịch marketing của mình? Sau đây là một số lợi ích nổi bật nhất

1. Cải thiện mức độ và chất lượng tương tác của người dùng

Các chỉ số như lượng traffic, time on site, số lượt chia sẻ, số lượt được nhắc đến.. là những chỉ số vô cùng quan trọng. Đây là các chỉ số nâng cao chất lượng website cho doanh nghiệp. 

Chiến dịch Gamification marketing thành công sẽ khiến người dùng liên tục vào website để tham gia trò chơi và chia sẻ nó với bạn bè, như vậy các chỉ số đo lường được kể trên sẽ có hiệu quả nhất định.

Khi người dùng tìm được một trò chơi đủ hấp dẫn, họ sẽ chẳng ngại để nán lại trang web đó, chia sẻ với bạn bè và truy cập vào mỗi ngày. Những hoạt động này giúp website của doanh nghiệp tăng mức độ uy tín trong mắt của Google, từ đó mang lại những kết quả tốt trong hoạt động SEO cho doanh nghiệp.

Cải thiện mức độ và chất lượng tương tác của người dùng
Cải thiện mức độ và chất lượng tương tác của người dùng

2. Tăng tỷ lệ chốt sale

Thông thường, tỉ lệ chốt sale sẽ tỉ lệ thuận với mức độ tương tác của người dùng. Tỉ lệ chuyển đổi sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng nếu doanh nghiệp có một chiến dịch Gamification marketing hiệu quả thì sẽ có khả năng chuyển đổi cao hơn.

3. Tăng mức độ trung thành với thương hiệu

Chi phí để doanh nghiệp có một khách hàng mới sẽ đắt gấp 5 lần chi phí giữ chân những khách hàng hiện tại của mình. Các hoạt động nhằm giữ chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng và gia tăng lòng trung thành luôn được các doanh nghiệp đầu tư và là một phần quan trọng trong sự phát triển của mình.

Hãy xem gamification marketing có thể giúp gì trong hoạt động quan trọng này nhé

  • Mang đến giá trị đặc biệt cho khách hàng

Đó có thể là niềm vui khi chơi game, là sự háo hức, mong chờ phần thưởng sau mỗi lượt chơi thành công hay là những điểm số để có thể sử dụng cho lần mua sắm tiếp theo. Khách hàng sẽ luôn nhớ đến thương hiệu đầu tiên nếu phát sinh nhu cầu mua sắm.

  • Cải thiện mức độ gần gũi giữa khách hàng và doanh nghiệp

Mức độ gần gũi tỉ lệ thuận với số lần khách hàng ghé thăm cửa hàng, website hay các kênh social của doanh nghiệp. Nếu 1 chiến dịch gamification marketing nhận được sự chú ý và tham gia của khách hàng thì điều này sẽ đến như một lẽ tất yếu.

4. Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng

Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng
Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng

Thông tin cá nhân của khách hàng luôn nằm trong danh sách những kết quả cần đạt được trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Tuy nhiên để thu thập những thông tin ấy trực tiếp từ khách hàng sẽ là vấn đề nhạy cảm và rất khó thực hiện. 

Nhưng nếu doanh nghiệp có 1 gamification marketing hiệu quả thì khách hàng có thể để lại những thông tin này một cách tự nguyện và hoàn toàn vui vẻ. Họ biết rằng các thông tin ấy sẽ phục vụ cho việc đổi thưởng, đổi voucher và tích điểm cho chính mình.

Thông qua trò chơi của mình, doanh nghiệp có thể nắm bắt được hành vi của khách hàng. Họ thích gì, bỏ qua cái gì, chọn loại voucher nào và tham gia trò chơi nào nhiều nhất… Những thông tin này đều được thống kê, tổng hợp và phân tích để phục vụ cho các chiến dịch marketing trong tương lai. 

3.5. Dễ quản trị rủi ro, dễ đo lường

Rủi ro trong các chiến dịch marketing là điều doanh nghiệp luôn muốn hạn chế tối đa. Và với gamification marketing, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được mức độ rủi ro này ngay từ thời điểm bắt đầu chiến dịch. 

Luật chơi là do doanh nghiệp tự tạo ra, các phần thưởng, tỉ lệ trúng thưởng hay những nhiệm vụ trong trò chơi đều nằm trong quyền hạn của doanh nghiệp.

Các hình thức gamification marketing phổ biến

Ngày nay, mọi cá nhân, doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có thể triển khai chiến dịch gamification marketing một cách dễ dàng. Sau đây là một số hình thức phổ biến mà doanh nghiệp có thể ứng dụng vào sản phẩm của mình:

1. Vòng quay may mắn

Trò chơi với cách thức chơi đơn giản, chỉ cần “quay” để bắt đầu và nhận quà ngay sau đó. Người tạo vòng quay có thể tùy ý thiết kế vòng quay với bao nhiêu lát cắt, phần thưởng, tỉ lệ quay trúng phần thưởng và luật chơi có thể quay bao nhiêu lần… Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng các phần thưởng trên vòng quay là có thật nhé.

Vòng quay may mắn
Vòng quay may mắn

2. Quiz Game

Là hình thức gamification phổ biến với bộ câu hỏi có liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang muốn quảng bá. Khi bắt đầu trò chơi bắt buộc người chơi phải tìm hiểu những thông tin về thương hiệu, về sản phẩm đang được quảng bá để có thể nhận được phần thưởng từ thương hiệu đó.

3. Tạo sân chơi riêng

Hình thức này cho phép doanh nghiệp tạo nên một môi trường riêng biệt dành cho tệp khách hàng riêng biệt. Ở đó khi người chơi tham gia và nhận thưởng từ các trò chơi thì họ có thể dùng nó để đổi quà từ các thương hiệu nổi tiếng khác.

Điển hình cho hình thức này chính là mạng xã hội cho người Việt – Lotus. Người dùng có thể tham gia đổi quà ngay trong ứng dụng từ các thương hiệu nổi tiếng liên kết với mạng xã hội này như: The Coffee House, Biti’s…

Một số chiến dịch truyền thông Gamification thành công

1. Lắc 12 con giáp cùng Momo

Chiến dịch Marketing Tết này của Momo đã đạt được hiệu quả ngoài sức mong đợi. Chỉ trong thời gian vài ngày trong dịp nghỉ Tết, đi đâu cũng có thể bắt gặp những cuộc trao đổi liên quan đến “Momo”, “đổi con giáp”… Kết quả là số lượt tải Apps tăng đột biến và khả năng nhận diện thương hiệu của Momo cũng theo đà tăng lên.

Lắc 12 con giáp cùng Momo
Lắc 12 con giáp cùng Momo

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của MoMo – Ví điện tử lớn nhất thị trường Việt Nam

2. Tự làm Pizza với Domino’s Pizza

Sẽ thế nào nếu khách hàng có thể tự làm nên 1 chiếc pizza và những người khác muốn mua 1 chiếc giống y hệt. Đấy là ý tưởng cho gamification có tên Pizza Hero được phát hành năm 2012 của nhà hàng Domino’s Pizza.

Kết quả mang lại của chiến dịch này là vô cùng ấn tượng:

  • Tăng 30% doanh số trong suốt chiến dịch
  • 7 059 325 cái Pizza đã được làm thông qua ứng dụng của Domino’s
  • Hơn 328 610 lượt tải ứng dụng, đạt top 3 ứng dụng được download nhiều nhất trên Appstore của Ipad lúc bấy giờ.

3. Lắc xu cùng Shopee

Một trong những chiến dịch thành công nhất của Shopee chính là gamification lắc xu giờ vàng diễn ra mỗi ngày. Khách hàng sẽ càng nhận được nhiều xu nếu mời được thêm càng nhiều bạn bè vào nhóm. Số xu này sẽ được sử dụng trực tiếp trong quá trình thanh toán của người dùng.

Có thể nói chiến dịch này đã giúp ứng dụng sàn thương mại điện tử này ngày càng tiếp cận thị trường Việt Nam và vượt qua nhiều đối thủ cùng ngành để trở thành sàn thương mại điện tử có lượng người dùng lớn nhất Việt Nam.

Lắc xu cùng Shopee
Lắc xu cùng Shopee

Tổng kết

Với bài viết này, MISA AMIS đã cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về một hình thức Marketing đơn giản mà mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng. Ứng dụng Gamification khéo léo và phù hợp với sản phẩm của mình để có thể quảng bá đến nhiều khách hàng nhất có thể.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả