Kiến thức Mẫu giấy ủy quyền viết tay và hướng dẫn ghi thông tin...

Để hoàn thành công việc nhanh chóng mà nhiều người lựa chọn sử dụng mẫu giấy ủy quyền viết tay. Thế nhưng, giấy ủy quyền này có đảm bảo về mặt pháp lý? Người viết cần lưu ý những thông tin gì khi viết giấy ủy quyền? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay! 

mẫu giấy ủy quyền viết tay cần lưu ý gì
Cần lưu ý gì khi sử dụng giấy ủy quyền viết tay?

I. Tính hợp pháp của giấy ủy quyền viết tay

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khi sử dụng giấy ủy quyền để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của hai bên ủy quyền – bên nhận ủy quyền thì đây vẫn là một giao dịch dân sự. 

Cụ thể, căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự là hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 

Đồng thời, khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự cũng đề cập: giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. 

Dựa trên những cơ sở pháp lý này, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng mẫu giấy ủy quyền viết tay trong việc và cuộc sống. Các bên chỉ cần lưu ý điều kiện có hiệu lực của giấy ủy quyền theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 là: 

  • Chủ thể ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự, năng luật pháp luật dân sự phù hợp với những nội dung mong muốn ủy quyền. 
  • Chủ thể ủy quyền một cách tự nguyện, không bị đe dọa hay ép buộc. 
  • Các nội dung ghi trong giấy ủy quyền không được phép vi phạm pháp luật cũng như đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục. 

Tóm lại, giấy ủy quyền viết tay sẽ có tính hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện hình thức, giá trị theo quy định pháp luật. 

II. Cách viết giấy ủy quyền viết tay chi tiết theo đúng quy định

Một mẫu giấy ủy quyền viết tay tiêu chuẩn cần có những nội dung cơ bản sau: 

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tiêu đề, mục đích lập giấy ủy quyền. Ví dụ: Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân. 
  • Thông tin người ủy quyền: họ và tên đầy đủ, năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ theo hộ khẩu/địa chỉ hiện tại…
  • Phạm vi ủy quyền: Nêu rõ các công việc cần ủy quyền và giới hạn phạm vi thực hiện cho người nhận ủy quyền, Ví dụ: Chủ thể mong muốn ủy quyền để người được ủy quyền tiến hành thủ tục, nhận lương, nhận trợ cấp hay thanh toán khoản nào… 
  • Đặt ra thời hạn cụ thể: Nêu rõ ngày/tháng/năm bắt đầu và kết thúc công việc ủy quyền. Nếu không thể xác định chính xác thời điểm kết thúc, người ủy quyền có thể ghi “giấy ủy quyền có thời hạn đến khi hoàn thành xong công việc”. Trong trường hợp mẫu giấy ủy quyền viết tay thiếu thông tin, thời hạn này sẽ mặc định kéo dài 1 năm kể từ khi lập đơn. 
  • Thù lao cho người nhận ủy quyền: Pháp luật không quy định mức chi phí ủy quyền cụ thể nên đây không phải nội dung bắt buộc. Hai bên liên quan tự thỏa thuận khoản thù lao và ghi rõ trong giấy ủy quyền nếu có.

>> [Download] Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc chuẩn nhất hiện nay

III. Gợi ý các mẫu giấy ủy quyền viết tay phổ biến nhất  

Mẫu giấy ủy quyền là văn bản ghi lại việc người ủy quyền cử một cá nhân, tổ chức khác thay mặt mình thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ trong phạm vi ủy quyền. Giấy ủy quyền không có thẩm quyền ràng buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện đúng những nội dung trong giấy. 

Vì vậy, các công việc dùng giấy ủy quyền viết tay chỉ nên mang tính chất đơn giản. Với những công việc phức tạp, cần chắc chắn hoàn thiện thì chủ thể ủy quyền nên chuyển sang hợp đồng ủy quyền. 

Các mẫu giấy ủy quyền viết tay phổ biến nhất hiện nay là: 

1. Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô

Ủy quyền sử dụng xe ô tô là thỏa thuận trong việc tổ chức, cá nhân giao xe cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện khai thác, sử dụng xe vào mục đích di chuyển hoặc kinh doanh. Do giá trị tài sản lớn và dễ phát sinh hao mòn nên hai bên cần có giấy ủy quyền tổng hợp quyền, nghĩa vụ liên quan. 

Giấy ủy quyền viết tay sử dụng ô tô
Giấy ủy quyền viết tay để cá nhân, tổ chức khác sử dụng ô tô

2. Mẫu giấy ủy quyền nhận lương hưu

Mẫu giấy ủy quyền viết tay thường xuất hiện khi chủ thể vì lý do sức khỏe, điều kiện di chuyển mà cần một người đại diện nhận lương hưu thay. Thỏa thuận này phải có dấu xác thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc văn phòng công chứng. Nội dung giấy viết tay cũng phải có chi tiết mức lương, thời gian cùng chữ ký người ủy quyền. 

giấy ủy quyền nhận thay lương hưu
Ví dụ về mẫu giấy ủy quyền nhận thay lương hưu

3. Giấy ủy quyền quản lý tài sản 

Ủy quyền quản lý tài sản bao gồm việc cho đại diện sử dụng xe, nhà ở hay tài sản giá trị khác. Quan hệ ủy quyền này không thuộc quyền nhân thân nên không cần dấu công chứng. Nếu hai bên lập hợp đồng ủy quyền thì mới cần thông qua cơ quan công chứng. 

4. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính

Các cá nhân, tổ chức được phép sử dụng giấy ủy quyền để tìm người thay mình đến hoàn thành thủ tục tại cơ quan nhà nước như thủ tục xin cấp sổ đỏ, xin giấy chứng nhận, nhận chứng chỉ, nộp hồ sơ,… 

TẢI NGAY BẢN ĐẦY ĐỦ CỦA CÁC MẪU GIẤY ỦY QUYỀN VIẾT TAY PHỔ BIẾN NHẤT

IV. Kết luận 

Như vậy, các mẫu giấy ủy quyền viết tay đều phải đảm bảo chính xác về thông tin cá nhân, thời gian, phạm vi ủy quyền. Song bố cục trình bày hoặc nội dung chi tiết có thể khác nhau tùy vào mục đích ủy quyền. Vì vậy, bất kỳ ai cũng cần phải tìm hiểu cách viết giấy ủy quyền chuẩn xác, đầy đủ dữ liệu để có giá trị hợp pháp, đúng quy định pháp luật.

CTA MGM 01

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]