Chuyển đổi số Hợp đồng số Mẫu hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú mới...

Hợp đồng cho ở nhờ là văn bản thường được sử dụng để làm thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú, nhập hộ khẩu cho người thân, người quen. Vậy mẫu hợp đồng cho ở nhờ như thế nào? Có quy định gì về hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú không? Xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.

1. Hợp đồng cho ở nhờ là giấy tờ để đăng ký thường trú

Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 để có thể đăng ký thường trú hợp pháp khi ở nhờ ông dân cần đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

Hồ sơ để đăng ký thường trú theo hợp đồng cho ở nhờ gồm:

  • 01 tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ sở hữu nhà, đất đã cho phép đăng ký thường trú vào địa chỉ đó)
  • Hợp đồng cho ở nhờ (Thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật);
  • Giấy tờ chứng minh đủ diện tích để đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật (Bản sao công chứng Sổ đỏ, sổ hồng của căn nhà hoặc xác nhận của UBND cấp phường/xã)

đăng ký dùng tử wesign

2. Mẫu hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú

Dưới đây là mẫu hợp đồng cho ở nhờ bạn có thể tham khảo và tải về.

Download mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà TẠI ĐÂY

hợp đồng cho ở nhờ
Mẫu hợp đồng cho ở nhờ

Cách viết hợp đồng cho ở nhờ nhà

  • Họ và tên: Ghi rõ họ và tên của các bên
  • Nội dung:
    • Mô tả chi tiết đặc điểm của nhà ở hoặc đặc điểm của thửa đất ở gắn với BĐS ở đó;
    • Thời gian: Ghi rõ giao nhận nhà ở và thời hạn cho mượn, cho ở nhờ;
    • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày tháng năm ký kết hợp đồng;
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
    • Thỏa thuận chi tiết về các nội dung chủ sở hữu ngôi nhà được phép lấy lại tài sản trong những trường hợp nào;
    • Các phương án giải quyết nếu có phát sinh tranh chấp;
    • Cam kết của hai bên và các thỏa thuận khác nếu có;
  • Chữ ký: Ký và ghi rõ họ tên của các bên.

3. Giải đáp một số thắc mắc về hợp đồng cho ở nhờ

Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng?

Tùy vào mục đích sử dụng mà hợp đồng cho ở nhờ cần công chứng hoặc không. Cụ thể:

  • Đăng ký tạm trú: Không cần công chứng
  • Đăng ký thường trú: Cần công chứng

Thủ tục làm hợp đồng ở nhờ như thế nào?

Để làm hợp đông ở nhờ bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ:

  • Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu)
  • Giấy xác nhận thông tin về cư trú
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng, đối với bên cho ở nhờ nhà

Bước 2: Soạn thảo hợp đồng theo mẫu

Bước 3: Các bên thực hiện ký xác nhận và công chứng nếu cần

Trên đây là mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất cũng như các quy định liên quan. Hy vọng đã hỗ trợ quá trình giao dịch, cho ở nhờ tạm trú của bạn diễn ra được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ chức dễ dàng thực hiện các giao dịch hợp đồng Misa cho ra mắt phần mềm MISA AMIS WeSign cho phép thực hiện các giao dịch hợp đồng điện tử từ xa mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật và tính pháp lý.

Nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng miễn phí và nhận tư vấn hãy nhanh tay đăng ký tại đây.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]