Văn hóa doanh nghiệp của Samsung và cú chuyển mình đầy ấn tượng

26/10/2022
5936

Hơn 20 năm trước, Samsung chỉ là nhà sản xuất các thiết bị điện tử theo yêu cầu. Thế nhưng, giờ đây họ đã trở thành tập đoàn đa quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu, công ty con nổi tiếng khắp thế giới. Khi nói về thành công này, văn hóa doanh nghiệp của Samsung chính là nền tảng vững chắc đã đưa công ty vươn lên và phát triển ngoạn mục. 

tổng quan về văn hóa doanh nghiệp của samsung
Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp của Samsung

I. Đôi nét về công ty Samsung 

Samsung được sáng lập bởi ông Lee Byung-Chul vào năm 1938. Sau 3 thập kỷ kinh doanh, công ty đã chuyển từ mô hình buôn bán nhỏ sang đa dạng hóa ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, bán lẻ, dệt may, chứng khoán…

Cuối những năm 60, công ty tham gia thêm lĩnh vực công nghiệp điện tử, xây dựng và đóng tàu. Đến những năm 90, Samsung chính thức mở rộng hoạt động ra quy mô toàn cầu. Trong đó, điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn là những ngành mũi nhọn mang lại doanh thu cao nhất. 

giới thiệu về samsung
Giới thiệu chung về công ty về công ty Samsung

Hiện nay, Samsung có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa ở Hàn Quốc. Công ty đóng góp ⅕ tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội cả nước. 

Tiến trình phát triển của Samsung cũng luôn song hành với tầm nhìn “Mang lại cảm hứng cho thế giới, tạo dựng tương lai”. Tầm nhìn được phản ánh trong cam kết, dựa trên ba thế mạnh công nghệ mới, sản phẩm mới cùng giải pháp sáng tạo. 

Để làm được điều đó, công ty đặc biệt chú trọng đến nhân tố con người bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Samsung muốn xây dựng đội ngũ nhân viên xuất sắc, tập trung khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao.

Doanh nghiệp với văn hóa vững chắc sẽ có SỰ TĂNG TRƯỞNG VỀ DOANH THU GẤP 4 LẦN so với doanh nghiệp có nền văn hóa yếu” – Harvard Business Review. Một văn hóa doanh nghiệp thông minh và chuyên nghiệp không chỉ thu hút nhân tài mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ trung thành và hiệu quả cao.

 

Đăng ký ngay để nhận Ebook: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tăng trưởng gấp 4 lần – Hướng dẫn chi tiết dành cho CEO

II. 3 ưu điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của Samsung

1. Môi trường trọng dụng tài năng

Văn hóa doanh nghiệp của Samsung tạo ra môi trường làm việc văn minh, năng động. Mọi nhân viên đều có cơ hội cạnh tranh công bằng, phát triển toàn diện. 

Từ năm 2006, công ty đã thực hiện nhiều chương trình xây dựng đội ngũ, nổi bật là chương trình quản trị nhân sự “Great Work Place”. Đây là ý tưởng được nhiều chuyên gia đánh giá cao như bước đột phá trong các doanh nghiệp tại châu Á.

samsung có văn hóa trọng dụng nhân tài
Samsung coi trọng việc tuyển dụng và bồi dưỡng những cá nhân tài năng

Bên cạnh đó, Samsung triển khai thêm chính sách tặng quà cho nhân viên. Không chỉ tặng quà dịp lễ, Tết mà công ty còn có quà khen thưởng cá nhân xuất sắc, ưu đãi giảm giá thường niên. 

>> Tổng hợp 6 kênh truyền thông nội bộ hiệu quả nhất doanh nghiệp cần biết

2. Văn hóa không ngừng học tập và nâng cao năng lực

Theo báo cáo từ The Investor, tổng công ty Samsung Hàn Quốc cho biết số lượng nhân viên của hãng trên toàn thế giới (tính đến ngày 15/6/2017) là 320.000 người. Họ được làm việc trong môi trường thân thiện, điều kiện sinh hoạt hiện đại. 

Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cùng chương trình trao đổi kỹ thuật viên, kỹ sư. Những cá nhân ưu tú sẽ học tập, làm việc trực tiếp tại các nước sở hữu công nghệ tiên tiến để trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề.  

văn hóa học tập tại samsung
Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ

Ngoài ra, nhân viên còn được tham gia một số mô hình học tập theo nguyên lý 60/30/10. Điều này nghĩa là 60% thời gian đào tạo, 30% có cố vấn và 10% huấn luyện trực tiếp.

3. Khuyến khích sự tham gia, đồng thuận trong tập thể

Văn hóa doanh nghiệp tại Samsung đề cao sự tham gia đóng góp từ nhân viên. Mỗi thành viên được giao quyền tự chủ, tự đưa ra phán đoán, quản lý công việc cá nhân và chịu trách nhiệm với kết quả của mình. Bằng cách đó, họ trở nên chủ động trong công việc, tập trung lao động hiệu quả và gia tăng năng suất rõ rệt.

Không chỉ ủy quyền, lãnh đạo Samsung cũng định hướng cụ thể tới từng phòng ban, bộ phận. Nhân viên làm việc trên tinh thần hợp tác, cùng phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ, chiến lược chung của công ty.

Tại Việt Nam, văn hóa này vẫn được giữ nguyên trong các chi nhánh, công ty con. Chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp của Samsung, ông Lee Kyu Jin – đại diện Công ty Samsung Vina (đơn vị liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn Samsung) khẳng định: 

Ở Samsung Vina, chúng tôi làm việc dựa trên ý kiến đề xuất của tập thể. Các lãnh đạo luôn luôn lắng nghe phản hồi từ cấp dưới. Mỗi năm chúng tôi đều tổ chức đánh giá nhân viên toàn diện, qua đó tìm kiếm những tiềm năng mới để bổ sung vào đội ngũ quản lý cho công ty.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

III. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong cú chuyển mình của Samsung 

Năm 1996 được xem như bước ngoặt quan trọng khi Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee quyết định đưa thương hiệu vươn tầm thế giới. Thời điểm đó, Samsung chỉ tập trung gia công linh kiện nên văn hóa coi trọng tính kỹ thuật, hiệu quả cao đã ăn sâu vào tiềm thức đội ngũ. 

Với mong muốn thay đổi và nhận định rằng Samsung cần phải có năng lực tự thiết kế sản phẩm, Lee Kun Hee đã chuyển hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp chủ động, sáng tạo như trên. Bắt đầu từ các cấp lãnh đạo, cả công ty đã đồng lòng thay đổi, ứng dụng nhiều phương pháp quản lý dân chủ hơn. 

cú chuyển mình của samsung
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp đã mang đến sự bứt phá mới cho Samsung

Nhờ đó, Samsung đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, có hơn 1.600 nhà thiết kế của riêng mình. Vị thế của thương hiệu trên thị trường thế giới cũng chứng minh sự sáng suốt của cú chuyển mình này. 

Cụ thể, dòng sản phẩm điện thoại Samsung là cái tên hiếm hoi có thể cạnh tranh cùng với iPhone trong cuộc cách mạng Smartphone do Apple dẫn dắt. Hàng loạt các ông lớn như Nokia, Sony đã dần lui khỏi thị trường nhưng Samsung vẫn đang nhận được sự khẳng định của công chúng. 

Ở lĩnh vực cung cấp TV, Samsung cũng luôn chiếm được vị trí số 1, vượt qua nhiều thương hiệu đình đám khác như như Sony, Toshiba, Panasonic…

>> Tìm hiểu ngay: Có gì đặc biệt bên trong văn hóa doanh nghiệp của Apple? 

IV. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

Từ những ưu điểm và ý nghĩa mà văn hóa doanh nghiệp của Samsung mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: 

1. Xây dựng năng lực cốt lõi từ nguồn lực con người

Có thể thấy, Samsung đã chuyển trọng tâm kinh doanh từ thâm dụng lao động sang khai thác giá trị của nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở nước ta, số lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn hóa sâu. 

xây dựng đội ngũ vững mạnh
Doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng văn hóa từ đội ngũ nhân sự tài năng, chuyên nghiệp

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa cầu tiến, ham học hỏi. Cùng với đó, người quản lý phải cải tiến hoạt động liên tục, thực hiện nhiều chương trình đào tạo nội bộ cho đội ngũ. Sự tiến bộ của mỗi nhân viên sẽ góp phần đem lại chất lượng công việc tốt hơn cũng như tiết kiệm nhiều chi phí tuyển dụng.  

2. Phát triển phong cách lãnh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp biểu hiện qua cách thức làm việc, giao tiếp giữa người quản lý với nhân viên hay nhân viên với nhân viên. Phong cách lãnh đạo thể hiện văn hóa, văn hóa là đại diện cho hình ảnh công ty. 

Đây là quy luật mà các quản lý tại Samsung luôn ghi nhớ. Tuy rằng văn hóa không thể đo lường cụ thể nhưng nó lại có ảnh hưởng đến mọi hoạt động.

Ví dụ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang bỏ qua tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa. Tình trạng đó dẫn đến cách quản lý bất công, tự mãn và môi trường làm việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mâu thuẫn nội bộ. 

Do đó, nếu doanh nghiệp muốn văn hóa doanh nghiệp phát huy tối đa ý nghĩa, người quản lý phải trở thành tấm gương khiêm nhường, biết lắng nghe và sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới mẻ.

3. Rèn luyện tư duy hệ thống cùng tầm nhìn xa

Tầm nhìn xa của Samsung được thể hiện rõ ràng qua chiến lược thay đổi văn hóa doanh nghiệp cởi mở. Thế nhưng, làm thế nào để người lãnh đạo thuyết phục mọi người cùng đi theo định hướng mới? 

Bí quyết là doanh nghiệp phải giải phóng nhân viên khỏi các tác vụ hành chính thủ công. Người lãnh đạo cần trang bị tư duy hệ thống, lập kế hoạch chiến lược rõ ràng và nhất quán. Từ đó hình thành nên cách quản lý, giao việc khoa học. 

Mỗi cá nhân, phòng ban đều nắm được chính xác nhiệm vụ, đầu mối liên hệ cùng thời hạn của mình. Người quản lý chỉ cần cập nhật các báo cáo đa chiều, dễ dàng phát hiện điểm tắc nghẽn và giải quyết tức thời. 

Nhờ vậy, doanh nghiệp có thêm thời gian, nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển văn hóa một cách chỉn chủ, đồng bộ.

Giảm thiểu áp lực quản lý để xây dựng văn hóa doanh nghiệp số với phần mềm MISA AMIS Công việc! 

CTA MGM 01

V. Lời kết

Thành công trong văn hóa doanh nghiệp của Samsung một lần nữa khẳng định văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng với một tổ chức. Không chỉ là nguồn vốn hay vấn đề tài chính, doanh nghiệp cần chú trọng gắn kết nhân viên bằng nền tảng giá trị văn hóa tích cực.  Hy vọng qua các chia sẻ trên, doanh nghiệp đã có cái nhìn sâu sắc và ứng dụng hiệu quả vào quá trình quản trị hiện tại. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất MISA AMIS để tìm hiểu thêm về chủ đề này!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả