Quản lý - điều hành Xây dựng quy trình công việc HACCP là gì? Các bước ứng dụng HACCP chi tiết cho doanh...

Hiện nay, người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm những loại thực phẩm đa dạng, tươi ngon mà còn đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc, mức độ an toàn vệ sinh. Do đó, để khẳng định chất lượng và thu hút thêm khách hàng mới, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần có có chứng chỉ HACCP. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu HACCP là gì, những nguyên tắc, quy trình ứng dụng HACCP chi tiết nhất! 

tìm hiểu chứng chỉ HACCP
Tổng hợp tất cả thông tin về chứng chỉ HACCP là gì
Mục lục Hiện

I. HACCP là gì? 

1. Định nghĩa HACCP là gì? 

HACCP (tên tiếng Anh: Hazard Analysis and Critical Control Point System) là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Đây là hệ thống phân tích, xác định, tổ chức kiểm soát những nguy cơ tổn hại đến quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. 

khái niệm HACCP là gì
HACCP là nguyên tắc dùng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

HACCP bao gồm những đánh giá có tính hệ thống, dựa trên cơ sở khoa học hướng tới tất cả công đoạn trong dây chuyền chế biến thực phẩm. Công cụ này cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực kỹ thuật chuyên môn vào cải tiến hoạt động, đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. 

2. Lịch sử hình thành của chứng chỉ HACCP 

Chứng chỉ HACCP được cho là bắt nguồn từ Thế chiến thứ II. Vào những năm 1960, NASA yêu cầu phát triển quy chuẩn đánh giá các loại thực phẩm phục vụ cho phi hành gia ngoài vũ trụ. Kể từ đó, HACCP dần trở thành chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới.

Năm 1994, Tổ chức Quốc tế HACCP chính thức thành lập. Tuy nhiên, ban đầu tổ chức chỉ tập trung hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến thịt và gia cầm của Mỹ. 

lịch sử hình thành haccp
Đôi nét về lịch sử hình thành tiêu chuẩn HACCP

Đến năm 1973, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FAD yêu cầu áp dụng HACCP vào quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm nói chung để hạn chế tình trạng ngộ độc. Tiêu chuẩn HACCP tiếp tục được sửa đổi 2 lần vào năm 1991 và 1998. 

Cho đến nay, HACCP là bộ tiêu chí hướng dẫn quan trọng giúp doanh nghiệp, tổ chức tăng cường an toàn thực phẩm trong mọi lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm và dược phẩm, mỹ phẩm.

3. Những thuật ngữ quan trọng trong HACCP 

Bên cạnh định nghĩa HACCP là gì, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số thuật ngữ, từ viết tắt phổ biến khi đề cập tới HACCP: 

  • Kế hoạch HACCP: Tài liệu xây dựng dựa trên những nguyên tắc HACCP cơ bản nhằm đảm bảo kiểm soát nguy cơ đáng kể đối với an toàn thực phẩm. Kế hoạch này sẽ do nhóm chuyên trách xây dựng. 
  • Chương trình tiên quyết (PRPs): Những điều kiện cần thiết để duy trì vệ sinh của môi trường xung quanh chuỗi sản xuất, chế biến thực phẩm. 
  • GMP (Good Manufacture Practices): Thực hành sản xuất tốt hay còn được hiểu là những quy phạm sản xuất.
  • SSOP (Standard Sanitation Operation Program): Các quy trình vận hành vấn đề vệ sinh theo tiêu chuẩn. 
  • CP (Control Point): Điểm kiểm soát.
  • CCP (Critical Control Point): Điểm kiểm soát tới hạn.
  • CL (Critical Limit): Giới hạn tới hạn là thuật ngữ mô tả ranh giới giữa việc chấp nhận và không chấp nhận một yếu tố nào đó.
  • Mối nguy (Hazard): Mối nguy hay nguy cơ là các tác nhân vật lý, sinh học hoặc hóa học trong thực phẩm. Nó có tác động xấu tới sức khỏe con người nên cần phải phòng tránh và loại bỏ. 
  • Xác định giá trị sử dụng: Hoạt động thu thập bằng chứng chứng minh những kế hoạch kiểm soát, đo lường đã phát huy hiệu quả. 
  • Thẩm tra: Hoạt động xác nhận, thông qua những chứng cứ khách quan chứng minh yêu cầu của hệ thống đã được doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng. 

4. Lợi ích của HACCP với doanh nghiệp

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của HACCP là hỗ trợ kiểm soát toàn bộ các nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nó đảm bảo sản phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, đóng gói đến tay người tiêu dùng luôn giữ được chất lượng cao nhất. 

Từ đó, áp dụng HACCP sẽ tạo dựng niềm tin, giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, người tiêu dùng hiện đại có xu hướng lựa chọn những đơn vị uy tín, cam kết chất lượng rõ ràng. 

lợi ích HACCP mang lại cho doanh nghiệp
Những lợi ích mà chứng chỉ HACCP mang lại cho doanh nghiệp

Hay doanh nghiệp cũng có thể tận dụng HACCP như một lợi thế đàm phán với đối tác trong nước và nước ngoài. Đạt chứng chỉ HACCP cho phép tổ chức tiếp cận các hệ thống quản lý an toàn khác như như ISO 22000:2018 hay FSSC 22000,… và cải tiến chuỗi cung ứng thực phẩm tối ưu hơn. 

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

II. Ví dụ về tiêu chuẩn HACCP

Bộ tiêu chuẩn HACCP đang được ứng dụng rộng rãi, dễ dàng bắt gặp tại nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm. Ví dụ, một cơ sở sản xuất xúc xích tiệt trùng cần đáp ứng các yêu cầu sau để kiểm soát nguy cơ nhiễm bẩn, nhiễm độc thực phẩm: 

ví dụ về chứng chỉ haccp
Ví dụ về chứng chỉ HACCP trong dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng
  • Tại nông trường, cơ sở cần lựa chọn, kiểm soát các loại thức ăn chăn nuôi, nguồn nước sạch sẽ. Đồng thời, tuân thủ nghiêm những quy trình đảm bảo sức khỏe vật nuôi cũng như hệ thống vệ sinh tại nông trường.
  • Ở khâu chế biến, cơ sở phải có quy trình mổ thịt, xay thô, xay nhuyễn, điều phối gia vị theo công thức cố định. Đặc biệt, công đoạn tiệt trùng và hoàn thiện phải được chú trọng hàng đầu nhằm đảm bảo thịt không bị nhiễm bẩn,  cho ra thành phẩm tươi ngon. 
  • Ở khâu bảo quản, sản phẩm xúc xích thường được bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng trực tiếp. Cơ sở nên xây dựng khu vực bảo quản riêng, tránh để chung với các hóa chất sơ chế khác.
  • Trong quá trình vận chuyển, nhà sản xuất tiếp tục phải kiểm tra địa điểm chuyên chở, kho cất giữ cũng như phân phối thường xuyên.
  • Khi sản phẩm được đưa đến điểm bán, cả người cung cấp và người bán cần xác nhận hệ thống vệ sinh, giữ lạnh phù hợp với đặc tính sản phẩm. 
  • Cuối cùng, ở khâu tiêu thụ, nhà sản xuất sẽ cung cấp những chỉ dẫn sử dụng, chế biến và bảo quản chi tiết. Nó giúp người tiêu dùng biết cách sử dụng đúng đắn, đảm bảo vệ sinh. 

III. Các đặc trưng cơ bản của HACCP 

1. Tính hệ thống

Hệ thống tiêu chuẩn HACCP hay thường gọi là HACCP CODEX định hướng doanh nghiệp đi theo một lộ trình nhất định. Doanh nghiệp phải xem xét, kiểm soát tất cả các bước trong việc vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Qua đó, HACCP sẽ nhận diện rủi ro, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra chất lượng định kỳ.

2. Cơ sở khoa học

Dựa trên cơ sở khoa học mà HACCP thống kế các mối nguy về an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp căn cứ vào đó để xác thực, kiểm soát mối nguy hại trong thực tế.

cơ sở khoa học của HACCP là gì
HACCP cần được triển khai dựa trên cơ sở khoa học vững chắc

3. Chuyên biệt

Tùy theo đặc trưng của thực phẩm, HACCP chỉ ra nguy cơ mất an toàn thường gặp với từng loại thực phẩm. Nhờ vậy, doanh nghiệp không đánh đồng tất cả sản phẩm mà đưa ra biện pháp kiểm soát chuyên biệt thích hợp.

4. Phòng ngừa 

Tiêu chuẩn HACCP tập trung vào việc phòng ngừa, ngăn chặn khủng hoảng từ sớm hơn là kiểm tra sản phẩm khi đã hoàn tất.

5. Luôn thích hợp

HACCP không phải hệ thống cố định, doanh nghiệp có thể ứng dụng linh hoạt theo đặc thù riêng. Nếu có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, nhân sự, thông số đo lường an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp vẫn có thể xem xét và điều chỉnh phù hợp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý rằng HACCP không giúp triệt tiêu hoàn toàn các nguy cơ. Nó chỉ quản lý các mối nguy, góp phần giảm thiểu tối đa tỷ lên xảy ra khủng hoảng trong tương lai.

>> Xem thêm: 11 bước xây dựng quy trình làm việc chi tiết nhất doanh nghiệp cần biết

IV. 7 nguyên tắc cần tuân thủ khi ứng dụng chứng chỉ HACCP 

1. Nguyên tắc 1: Phân tích các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý 

Có 3 mối nguy doanh nghiệp cần lưu ý xuyên suốt quá trình sản xuất, chế biến là: 

  • Mối nguy vật lý như nhiễm kim loại, bụi bẩn bên ngoài.
  • Mối nguy hóa chất xuất hiện khi thực phẩm được đặt ở môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc với chất có độc tố. 
  • Mối nguy sinh học đến từ vi khuẩn hoặc virus.

Việc xác định những nguy cơ bên trên được thực hiện theo hai bước: nhận dạng và đánh giá. Đánh giá rủi ro cho phép doanh nghiệp xác định mức độ nguy hiểm tới người sử dụng, từ đó đội ngũ chuyên gia xác định các điểm kiểm soát quan trọng.

2. Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn CCP

Nắm chắc điểm kiểm soát tới hạn sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu HACCP là gì sâu sắc hơn. Đây là một công đoạn của dây chuyền sản xuất mà tại đó các biện pháp kiểm soát được triển khai để loại trừ khả năng mất an toàn thực phẩm. 

Điểm kiểm soát tới giới hạn CCP
Điểm kiểm soát tới giới hạn CCP

Điểm kiểm soát tới hạn đóng vai trò quan trọng vì làm rõ những câu hỏi như: Nên áp dụng biện pháp ngăn chặn ở đâu? Cách thức ngăn ngừa như thế nào? 

3. Nguyên tắc 3: Xác định ngưỡng tới hạn của CCP 

Xác định ngưỡng tới hạn của CCP nghĩa là doanh nghiệp quy định hạn mức tối đa hoặc tối thiểu về thời gian, nhiệt độ, độ pH… Nếu vượt qua giới hạn này, bộ phận giám sát phải thực hiện hoạt động điều chỉnh, khắc phục ngay tức thì. 

4. Nguyên tắc 4: Lập thủ tục kiểm soát điểm tới hạn

Việc giám sát các điểm CCP là yêu cầu thiết yếu để gia tăng hiệu quả cho chương trình HACCP. Khung tiêu chuẩn theo dõi có thể thực hiện bằng cách đo lường vật lý hoặc quan sát liên tục. Doanh nghiệp chỉ cần làm rõ những chỉ số, cách đo lường, thủ tục lưu trữ đánh giá… 

5. Nguyên tắc 5: Lập kế hoạch hành động khắc phục 

Khi áp dụng HACCP, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi trường hợp các giới hạn trọng yếu không đạt tiêu chuẩn. Lúc này, việc lập kế hoạch cải thiện cần được ban hành nhanh chóng nhằm kiểm soát mọi phân loại hàng hóa và giải quyết nguy cơ triệt để. 

kế hoạch khắc phục
Kế hoạch khắc phục nguy cơ rủi ro mất an toàn thực phẩm

6. Nguyên tắc 6: Thống nhất thủ tục kiểm tra, xác minh 

Các thủ tục kiểm tra, xác minh không thể thiếu trong kế hoạch HACCP. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thống nhất thủ tục, quy trình xác minh đồng bộ khi áp dụng HACCP. 

7. Nguyên tắc 7: Xây dựng thủ tục lưu trữ tài liệu

Nối tiếp nguyên tắc trên, những thủ tục của HACCP cần được lưu trữ dưới dạng văn bản như hồ sơ hay tài liệu. Chúng chứng minh rằng hệ thống HACCP phát huy tối đa ưu điểm, đáp ứng các giới hạn và tiêu chuẩn đặt ra. 

Thêm vào đó, việc lưu trữ còn giúp doanh nghiệp tổng hợp dữ liệu thành báo cáo, nghiên cứu cho hoạt động cải tiến về sau. 

>> Tham khảo thêm thông tin, cách xác định tiêu chuẩn ISO 9001 2015 cho doanh nghiệp

V. Những yếu tố cần chuẩn bị 

Để áp dụng thành công tiêu chuẩn HACCP, doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng vững chắc với sự cam kết của lãnh đạo, sự vững mạnh về nguồn lực con người và thiết bị công nghệ. 

1. Cam kết của ban lãnh đạo 

Lãnh đạo doanh nghiệp thấu hiểu khái niệm HACCP là gì, có quyết tâm thực hiện, cam kết triển khai hệ thống toàn diện. Thông qua tinh thần đó, ban lãnh đạo truyền cảm hứng cùng động lực làm việc tích cực hơn cho đội ngũ nhân viên.

2. Sẵn sàng về nguồn lực con người 

Nguồn lực con người ở đây là những nhân sự quản lý chủ chốt. Họ được đào tạo bài bản, hiểu được ý nghĩa của nguyên tắc, trình tự thực hiện HACCP là gì. Ngoài ra, họ cũng có kinh nghiệm thực tế, nắm rõ đặc điểm, tính chất sản phẩm. 

nguồn lực của chứng chỉ HACCP
Những nguồn lực cần có để đảm bảo ứng dùng chứng chỉ HACCP thành công

3. Sẵn sàng về trang thiết bị, công nghệ, nhà xưởng 

Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị, công nghệ là những yếu tố cơ bản để doanh nghiệp hoạt động. Do đó, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, gọn nhẹ cũng được coi là điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm.  

VI. Quy trình 12 bước triển khai HACCP cho doanh nghiệp 

Quy trình áp dụng HACCP là gì ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Vì vậy, hãy cùng theo dõi 12 bước triển khai theo chứng chỉ HACCP dưới đây:

1. Thành lập Ban đảm bảo an toàn thực phẩm chuyên trách

Ban đảm bảo an toàn thực phẩm là bộ phận có kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu rộng về quá trình sản xuất, thông hiểu sản phẩm và thị trường. Thành viên của nhóm này nên là tập hợp từ nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Họ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch HACCP hiệu quả. 

2. Mô tả đặc điểm, đặc thù sản phẩm

Doanh nghiệp cần ban hành văn bản, tài liệu mô tả đầy đủ sản phẩm. Bảng mô tả gồm có thông tin thành phần, cấu trúc, đặc tính hóa học, cách thức đóng gói, tuổi thọ, điều kiện bảo quản, biện pháp phân phối… Bảng mô tả phục vụ việc xây dựng các biểu mẫu kiểm soát an toàn sản phẩm diễn ra thuận lợi, có cơ sở khách quan.

Mô tả chi tiết sản phẩm
Doanh nghiệp cần có bản mô tả chi tiết sản phẩm

3. Làm rõ mục đích sử dụng 

Doanh nghiệp nên xác định mục đích sử dụng của sản phẩm ngay từ những bước đầu tiên. Nó giúp bộ phận chuyên trách thiết lập chính xác điểm giới hạn tới hạn cần kiểm soát. Chẳng hạn, những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ sẽ cần theo dõi chặt chẽ, đặt ra nhiều điểm kiểm soát hơn. 

4. Xây dựng sơ đồ, quy trình công nghệ phù hợp 

Ban đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là bộ phận phụ trách xây dựng sơ đồ, lên quy trình công nghệ bao quát tất cả các bước chế biến, sản xuất. Sơ đồ đạt chuẩn phải đi theo đúng trình tự thời gian, tổng hợp đầy đủ các thông số kỹ thuật. 

Bộ giải pháp giúp tổ chức số hoá hoàn toàn thủ tục hành chính văn phòng, tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên doanh nghiệp MISA AMIS Văn phòng số

5. Thử nghiệm, đánh giá sơ đồ, quy trình công nghệ trong thực tế

Sau khi có sơ đồ, quy trình công nghệ, doanh nghiệp vẫn phải kiểm tra lại từng bước một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng sơ đồ đã phản ánh đúng quá trình hoạt động thực tế là mục tiêu ở bước này. 

đánh giá quy trình công nghệ
Đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình công nghệ mới

6. Phân tích các mối nguy, lập kế hoạch phòng ngừa

Doanh nghiệp tiến hành nhận diện mọi nguy cơ nhằm thiết lập hành động khắc phục phù hợp, giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc xóa bỏ rủi ro. Trong khi thực hiện phân tích các mối nguy, doanh nghiệp cần chú trọng thêm những yếu tố sau:

  • Khả năng xảy ra của nguy cơ và mức độ nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 
  • Đánh giá định tính, định lượng về sự xuất hiện của nguy cơ. 
  • Sự tồn tại, phát triển của những vi khuẩn đáng ngờ. 
  • Kiểm tra sự tồn tại của độc tố hay tác nhân vật lý xung quanh môi trường sản xuất. 

Với thông tin thu thập được, nhóm HACCP sẽ cân nhắc các biện pháp kiểm soát tương ứng từng mối nguy.

7. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCP

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể xuất hiện rất nhiều điểm kiểm soát tới hạn. Vì vậy, để xác định CCP chuẩn xác, doanh nghiệp nên sử dụng mô hình cây CCP:  

8. Lập giới hạn cho từng kiểm soát tới hạn

Doanh nghiệp cần xác định giá trị hay ngưỡng mà mỗi biện pháp phòng ngừa tại một điểm kiểm soát tới hạn phải thỏa mãn. Giới hạn này sẽ phân biệt khả năng chấp nhận được và không thể chấp nhận được cho sản phẩm cuối cùng.

Giá trị thường được sử dụng ở đây là thang đo lường nhiệt độ, thời gian, độ ẩm, pH, clo có sẵn cùng các thông số như biểu hiện qua thị giác, bề mặt…

9. Lập hệ thống theo dõi 

Hệ thống theo dõi HACCP là gì? Nó là cách doanh nghiệp đo lường hoặc quan sát các CCP để đảm bảo cho quy trình, thủ tục tại một điểm kiểm soát tới hạn theo đúng kế hoạch.

hệ thống theo dõi HACCP là gì
Hệ thống theo dõi HACCP giúp doanh nghiệp đạt được kết quả an toàn thực phẩm cao nhất

Các dữ liệu có được từ hệ thống theo dõi phải được người quản lý đánh giá, ban hành thành hành động khắc phục khi cần. Nếu doanh nghiệp không theo dõi liên tục thì số lượng hoặc tần suất theo dõi cũng phải đủ đáp ứng yêu cầu kiểm soát.

10. Thực hiện các biện pháp khắc phục theo kế hoạch đề ra

Hành động khắc phục cụ thể nên xây dựng cho từng CCP trong kế hoạch HACCP. Nó cho phép bộ phận đảm bảo chất lượng xử lý tức thời các sai lệch khi chúng xảy ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp luôn đặt CCP trong tầm kiểm soát.

11. Thiết lập thủ tục xác nhận, kiểm tra

Thiết lập các quy trình xác nhận, kiểm tra tình hình thực hiện của đội ngũ bao gồm 2 bước: Lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích. Kết quả kiểm tra sẽ xác định hệ thống HACCP hoạt động đúng hay sai. 

Ví dụ, một số hoạt động xác nhận phổ biến là

  • Xem xét hệ thống HACCP và các hồ sơ liên quan.
  • Xem xét quá trình xử lý sự sai lệch. 
  • Khẳng định các CCP đang được kiểm soát tốt.

12. Thống nhất thủ tục lưu trữ tài liệu

Tất cả các quy trình HACCP đều phải được lưu trữ dưới dạng văn bản. Văn bản hoá và lưu trữ hồ sơ tương ứng với bản chất và mức độ hoạt động.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể văn bản hóa kết quả phân tích nguy cơ, xác định CCP hay giới hạn tới hạn. Cùng lúc đó, những hồ sơ theo dõi CCP, lịch sử điều chỉnh hệ thống HACCP… sẽ được lưu tập trung tại kho riêng của doanh nghiệp. 

VII. Áp dụng tiêu chuẩn HACCP tại Việt Nam

1. Thực trạng áp dụng 

Hiện nay, định nghĩa HACCP là gì đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Thậm chí, nhiều quốc gia quy định bắt buộc doanh nghiệp thực phẩm phải có chứng nhận HACCP. Vậy thực trạng áp dụng HACCP tại Việt Nam như thế nào?

Việt Nam hiện đã và đang áp dụng HACCP với nhiều nhóm đối tượng tương ứng:

  • Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi.
  • Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, khu chế xuất thức ăn phục vụ con người.
  • Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống như trường học, nhà hàng, quán bar, khách sạn hoặc các đơn vị hoạt động liên quan đến thực phẩm khác
  • Các dịch vụ hỗ trợ lưu trữ, phân phối thực phẩm, dịch vụ đóng gói, bảo quản.
  • Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP đồng bộ với công ty mẹ.
thực trạng ứng dụng haccp tại Việt Nam
Thực trạng ứng dụng HACCP tại Việt Nam

Ứng dụng HACCP là một phần của tiêu chuẩn ISO 22000. Do đó, HACCP là một trong những điều kiện để doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO 22000.

Các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn HACCP sẽ nhận được nhiều lợi thế hơn đối thủ. HACCP giúp doanh nghiệp kiểm soát, tối ưu hóa quy trình tránh lãng phí và tiết kiệm ngân sách kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu, độ uy tín trong mắt khách hàng và đối tác. 

Tuy nhiên, việc áp dụng HACCP vẫn còn gặp hạn chế khi tốn nhiều thời gian, chi phí đào tạo nhân sự hiểu đúng, hiểu chính xác hệ thống này. Doanh nghiệp cần xây dựng những quy trình đồng bộ, liên thông từ cấp quản lý đến cấp nhân viên. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng với những doanh nghiệp không có tài liệu chính thống, bộ phận kiểm soát riêng biệt hay có số lượng quy trình lớn, chồng chéo nhau.  

2. Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai quản lý HACCP hiệu quả

Để giải quyết những khó khăn về quản lý quy trình cho doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị cần theo đuổi chứng chỉ chất lượng quốc tế HACCP, Công ty Cổ phần MISA đã phát triển phần mềm MISA AMIS Quy trình – giải pháp xây dựng, cải tiến quy trình kết nối mọi nghiệp vụ cốt lõi. 

tính năng của phần mềm misa amis quy trình
Tính năng của phần mềm MISA AMIS Quy trình

MISA AMIS Quy trình giúp người quản lý hoặc nhóm đảm bảo HACCP thiết lập, ban hành, lưu trữ quy trình dưới dạng sơ đồ, lưu đồ trực quan. Dù là quy trình rẽ nhánh phức tạp hay quy trình song song, phần mềm đều đáp ứng nhanh chóng với những thao tác đơn giản. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn dễ dàng phát hiện sự không tuân thủ trong quá trình sản xuất. Từ đó, giám sát mức độ tuân thủ, đánh giá kết quả hoạt động theo tiêu chuẩn HACCP chính xác, toàn diện hơn. 

VIII. Kết luận 

Trên đây là thông tin về khái niệm HACCP là gì, những nguyên tắc bắt buộc cùng 12 bước xây dựng thành công hệ thống HACCP. Doanh nghiệp nên thực hiện tuần tự từng bước để có được hệ thống tiêu chuẩn, kiểm soát tốt các nguy cơ ảnh hướng đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đừng quên ứng dụng những phần mềm hỗ trợ tự động chuẩn hóa quy trình, giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí vận hành. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]