Quy trình giải thể doanh nghiệp: Hướng dẫn chi tiết cho chủ doanh nghiệp

25/04/2024
305

Giải thể doanh nghiệp là quyết định quan trọng, đánh dấu kết thúc hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Việc thực hiện thủ tục giải thể cần được tiến hành theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình giải thể doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ các bước thực hiện và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết.

MISA TẶNG BẠN MIỄN PHÍ: Bộ eBook Giải pháp vận hành tối ưu và xây dựng quy trình làm việc hiệu quả dành cho CEO

1. Giải thể doanh nghiệp là gì

Giải thể doanh nghiệpGiải thể doanh nghiệp là hành động chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp mất tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan.

2. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo Quy định Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020

Luật doanh nghiệp 2020

2.1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Doanh nghiệp tự nguyện giải thể theo quyết định của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
  • Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình tranh chấp tài Tòa án.

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

3. Quy trình giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Theo quy định Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020

Những doanh nghiệp giải thể do kết thúc thời hạn hoạt động, tự nguyện giải thể hay giải thể do không đủ số lượng thành viên, việc giải thể thực hiện theo quy định sau: 

  • Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến gửi đến các bên liên quan như: Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời được niêm yết, đăng công khai.
  • Trường hợp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, phải gửi kèm theo phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. 
  • Thứ tự ưu tiên thanh toán của các khoản nợ:
    • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. 
    • Nợ thuế
  • Các khoản nợ khác
  • Phần còn lại sau khi thanh toán các chi phí chia cho chủ doanh nghiệp/ các thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
  • Người đại diện của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Sau 180 ngày từ ngày nhận quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể/ phản đối, hoặc trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Quy trình giải thể doanh nghiệp bị bắt buộc

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Trong 10 ngày từ ngày nhận quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ QUyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể
  • Các nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ quyết định của Tòa án phải gửi đến những bên liên quan. Nếu có yêu cầu, phải đăng báo
  • Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, phải gửi kèm đồng thời quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các bên liên quan
  • Thanh toán thứ tự các khoản nợ giống với đối với doanh nghiệp tự nguyện giải thế
  • Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể doanh nghiệp mà không có phản hồi của bên liên liên quan, hoặc trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
.

5. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tự nguyện

5.1. Đối với doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu

  1. Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
    • Xác nhận không nợ thuế.
    • Tất toán tài khoản ngân hàng.
    • Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế quản lý doanh nghiệp.
    • Nộp các báo cáo liên quan: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…
  2. Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
    • Thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia.
    • Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể.
    • Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

5.2 Đối với doanh nghiêp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu

Doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu

  1. Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
    • Xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan.
    • Tất toán tài khoản ngân hàng.
    • Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế.
    • Nộp các báo cáo liên quan: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…
  2. Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
    • Thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia.
    • Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể.
    • Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

6. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bị bắt buộc

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế

    • Tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.
  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT

  1. Thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể:
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Kèm theo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.
  2. Thông qua quyết định giải thể
    • Doanh nghiệp tổ chức cuộc họp trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
    • Gửi quyết định giải thể đến các bên liên quan: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động, khách hàng, đối tác…

Doanh nghiệp bắt buộc giải thể

  1. Niêm yết công khai quyết định giải thể
    • Tại trụ sở chính công ty và các đơn vị phụ thuộc (nếu có).
  2. Xử lý các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính
    • Gửi phương án giải quyết đến chủ nợ, cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).
    • Tổ chức thanh lý tài sản và các khoản nợ.
  3. Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp
    • Nộp cho Sở KH&ĐT trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính.
  4. Cập nhật tình trạng pháp lý
    • Sở KH&ĐT cập nhật “đã giải thể” trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Điều kiện:
      • Không có sự phản đối nào từ các bên liên quan trong vòng 180 ngày kể từ ngày thông báo giải thể.
      • Hoặc trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận hồ sơ giải thể.

Kết luận

Giải thể doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình giải thể để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên liên quan. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể về quy trình giải thể doanh nghiệp.

MISA AMIS Quy trình là giải pháp tự động hóa quy trình liên phòng ban và phê duyệt đề xuất nhằm tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sự linh hoạt trong hoạt động của doanh nghiệp. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các quy trình làm việc theo yêu cầu cụ thể của mình và tự động hóa các bước phê duyệt để đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

MISA AMIS Quy trình cho phép các phòng ban trong doanh nghiệp tương tác với nhau một cách thông suốt thông qua việc chia sẻ thông tin, tài liệu và dữ liệu quan trọng. Quy trình làm việc được thiết lập linh hoạt, cho phép các bước phê duyệt tuân thủ theo luồng công việc chính xác và tự động thông báo cho người chịu trách nhiệm khi có yêu cầu hoặc thay đổi.

MỜI ANH CHỊ TRẢI NGHIỆM SỨC MẠNH CỦA MISA AMIS QUY TRÌNH NGAY


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả