Nguồn vốn của kinh doanh hộ gia đình là gì và những đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các nội dung kể trên.
1. Nguồn vốn của kinh doanh hộ gia đình là gì?
- Khái niệm kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) là mô hình kinh doanh được pháp luật điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh và các bên liên quan.
Căn cứ khoản 1, điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
- Vốn kinh doanh hộ gia đình
Nguồn vốn của kinh doanh hộ gia đình là số tiền mà hộ gia đình đó bỏ ra và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản chủ hộ kinh doanh. Tùy vào mức độ và phạm vi hoạt động kinh doanh mà vốn điều lệ có thể ít hoặc nhiều.
Như vậy nguồn vốn của kinh doanh hộ gia đình là nguồn vốn của bản thân gia đình.
>> Đọc thêm: Thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp – lựa chọn nào phù hợp?
2. Vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại?
Căn cứ vào Phụ lục III – 1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn kinh doanh hay vốn điều lệ của hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Tất cả các hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm như nhau.
- Vốn điều lệ nên được đăng ký theo ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của từng hộ kinh doanh.
- Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải sử dụng tài sản riêng của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.
Hiện tại, pháp luật không quy định về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa của hộ kinh doanh. Do đó tùy thuộc vào khả năng và quyết định của hộ kinh doanh để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn tính thuế theo phương pháp kê khai đối với hộ kinh doanh
3. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Chương VIII, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể rút ra những đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ (Căn cứ theo khoản 1, điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự (Căn cứ theo khoản 1, điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. (Căn cứ theo khoản 3, điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. (Căn cứ theo khoản 1, điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. (Căn cứ theo khoản 3, điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính (Căn cứ theo khoản 2, điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
>> Đọc thêm: Hướng dẫn tính thuế GTGT, thuế TNCN đối với hộ kinh doanh
3. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
>> Tải bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh Tại đây
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh doanh, cụ thể là bộ phận một cửa thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
- Thời gian làm thủ tục:
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết.
- Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo
Nhằm mục đích hỗ trợ tốt nhất cho hộ, cá nhân kinh doanh, MISA chính thức phát hành phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng quy định về chứng từ, sổ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và nộp thuế theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Cụ thể:
- Phần mềm AMIS Kế toán đáp ứng đầy đủ mẫu chứng từ, sổ sách, chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC
- Kết nối cùng các giải pháp như hóa đơn điện tử MISA meInvoice, dịch vụ thuế điện tử mTax và dịch vụ chữ ký số MISA eSign:
- Kết nối giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice đáp ứng Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC giúp các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát hành hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán
- Tích hợp sẵn chữ ký số từ xa MISA eSign thuận tiện ký điện tử phát hành hóa đơn mọi lúc, mọi nơi ngay cả trên điện thoại di động mà không phải mang theo USB Token.
>> Xem chi tiết về PMKT dành riêng cho hộ KD tại bài viết: Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể đáp ứng thông tư 88
Kính mời các hộ kinh doanh đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dành cho hộ kinh doanh:
>> Phần mềm kế toán MISA AMIS dành riêng cho Hộ kinh doanh cá thể |