Chuỗi cung ứng của Nike – Mô hình cung ứng hiệu quả hàng đầu

02/10/2022
7925

Kể từ năm 2001 đến nay, Nike luôn lọt top chuỗi cung ứng toàn cầu theo đánh giá của các tổ chức, chuyên gia uy tín nhất. Cùng với Apple, chuỗi cung ứng của Nike là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Vì vậy, trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm, cách thức cung ứng hữu ích từ Nike ngay.  

bí quyết cung ứng của Nike
Điều gì tạo nên chuỗi cung ứng hiệu quả hàng đầu của Nike?

I. Tổng quan về thương hiệu Nike 

Nike là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh quần áo, giày dép, phụ kiện, thiết bị thể thao. Nike thành lập từ năm 1964 dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Phil Knight – một vận động viên điền kinh việt dã. Nhờ thấu hiểu chính xác nhu cầu khách hàng, Nike luôn hướng đến những sản phẩm chất lượng cao và trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường. 

Năm 2018, Nike thu về lợi nhuận 36.39 tỷ USD, xếp thứ 89 trong danh sách Fortune 500 tập đoàn lớn nhất Hòa Kỳ. Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu nhiều công ty con, nhãn hiệu nổi tiếng khác trên 200 quốc gia như Converse, Hurley, LLC, Nike Golf,…

giới thiệu chung về Nike
Giới thiệu chung về thương hiệu Nike

Để đạt được thành tựu trên, ban lãnh đạo tập đoàn đã ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng của Nike như một lợi thế cạnh tranh tiêu biểu. Họ đầu tư, cải tiến và nâng cấp hệ thống thường xuyên nhằm phân phối sản phẩm đến mọi nơi trên thế giới. 

II. Cách tổ chức chuỗi cung ứng của Nike 

Nike sở hữu một chuỗi cung ứng tự động hóa từ bước nhận đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm. Tuy nhiên, công ty không đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất trực tiếp. 

100% công đoạn gia công sản phẩm đều do nhà máy thuê ngoài tại các quốc gia Châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines đảm nhận. Mỗi đơn vị sản xuất sẽ do một nhóm chuyên gia giám sát. Họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi vận chuyển về công ty mẹ. 

Nhìn chung, mô hình cung ứng của Nike diễn ra như sau: 

  • Bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã sản phẩm và chuyển tiếp đến đơn vị gia công. 
  • Các nhà máy sản xuất đặt mua nguyên liệu, hoàn thành sản phẩm. 
  • Sản phẩm sau khi thông qua kiểm tra cuối sẽ được chuyển về Nike, tiếp tục phân phối tới tay người tiêu dùng. 
đặc điểm chuỗi cung ứng của nike
Các đặc điểm của chuỗi cung ứng của Nike

Cách thức hoạt động trên được hiểu đơn giản là “mua đứt bán đoạn”. Nhà máy chủ động tìm nguyên liệu, gia công hoàn thành nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng do Nike đề ra. Tổng công ty nắm được chính xác chi phí bỏ ra trong sản xuất và chi trả theo đúng thỏa thuận để nhận hàng về. 

Mô hình cung ứng thuê ngoài cho phép công ty tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí nhân công. Đồng thời, nó đảm bảo đáp ứng khối lượng sản xuất lớn theo xu hướng thị trường. Nhờ đó, Nike đã nâng cao tỷ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm tăng lên 42,9% so với mức trung bình chung.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý và vận hành sản xuấtTHAM KHẢO NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC MISA AMIS

III. Các thành phần tham gia cung ứng

Bên cạnh khâu gia công, chuỗi cung ứng sản phẩm của Nike còn bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần có vai trò quan trọng riêng và liên kết chặt chẽ với nhau để ảnh hưởng tới quá trình cung ứng. 

1. Nhà cung cấp 

Nike không chỉ ký kết hợp đồng với các nhà máy trên 40 quốc mà còn đặt hàng cung ứng trên 10 nước: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil… 

Ví dụ, tập đoàn FENC (Trung Quốc) hiện là nhà cung ứng nguyên liệu lớn cho Nike cùng một số thương hiệu nổi tiếng khác là Adidas, H&M, Uniqlo và J.Crew. Một vài năm trở lại đây, FENC đã tăng gấp đôi số lượng dây chuyền sản xuất ở các nhà máy may tại Việt Nam. Công ty mong muốn thúc đẩy sản lượng gia công thành phẩm tăng cao hơn 300% một năm để bắt kịp nhu cầu sản xuất của các đối tác chiến lược như Nike. 

2. Mô hình chuỗi cung ứng

2. Khách hàng

Nike tập trung triển khai nhiều chiến dịch gắn kết người dùng, tăng mức độ trung thành với thương hiệu. Việc này tạo điều kiện cho hãng giữ được lượng hàng tiêu thụ ổn định, góp phần mở rộng chuỗi cung ứng. 

khách hàng của Nike
Chiến lược của Nike là giữ chân khách hàng trung thành bằng cách cung ứng nhanh gọn, tiện lợi

Ngoài ra, Nike thực hiện thu gom sản phẩm đã qua sử dụng để tái sản xuất thành sân bóng rổ, đường chạy cộng đồng. Nỗ lực đóng góp cho xã hội giúp thiện cảm công chúng dành cho thương hiệu ngày càng bền chặt hơn. 

3. Kênh phân phối 

Trước đây, Nike chính là một trung tâm phân phối độc lập, tự chủ trong việc mua bán và giao hàng. Tuy nhiên, mô hình này để lại rất nhiều hàng tồn kho khiến nguy cơ thua lỗ cao hơn. Do vậy, hiện Nike chỉ sở hữu hai kênh phân phối chính là điểm phân phối tập trung và hệ thống bán lẻ. 

3.1. Điểm phân phối 

Các trung tâm phân phối có vị trí như một trung tâm Logistics và hơn thế. Chúng vừa tiếp nhận, quản lý các đơn đặt hàng do Nike cung cấp, vừa đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với các công ty vận tải chuyên nghiệp. 

điểm phân phối của Nike
Nike sử dụng điểm phân phối như kênh Logistic với các bên liên quan

Hai trung tâm lớn nhất của Nike đặt tại thành phố Tomisato, Nhật Bản và thành phố Laakdal, Bỉ. Ngoài ra, công ty còn có 3 trung tâm tại Mỹ, 14 trung tâm còn lại phân bố nhiều nơi trên toàn cầu. 

3.2. Điểm bán lẻ

Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức đa dạng cửa hàng dựa trên quy mô, đặc điểm sản phẩm hoặc vùng miền:

Factory Outlet Store Cửa hàng quy mô vừa chuyên giải quyết lượng tồn kho lớn hay bán những sản phẩm đã lỗi thời. Mặc dù vậy, chất lượng sản phẩm vẫn được cam kết, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Người mua có thể tìm thấy mức giá ưu đãi giảm 20% đến 80% so với mức niêm yết ban đầu. 
Nike Clearance Store Tương tự như Factory Outlet Store, Nike Clearance Store cũng bán hàng giảm giá. Thế nhưng đây là các sản phẩm mới ra gặp sai sót, khiếm khuyết nhỏ nên không thể xuất đi. Vì số lượng ít nên kích thước thường không đầy đủ, đôi khi chỉ có 1 chiếc duy nhất tại cửa hàng. 
Nike Retail Store Cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới với giá bán chính thống. Hãng sẽ trực tiếp quản lý cửa hàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất. 
Nike Town Nike Town là tổ hợp các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike. Họ chào bán những sản phẩm mới, cải tiến đột phá nên có nhiều mẫu mã hiếm và giá bán cao hơn. 

Tại đây, mỗi khu riêng biệt sẽ giới thiệu về từng dòng sản phẩm theo đặc tính hoặc đại sứ của hàng. Mục tiêu của Nike Town là khuếch trương sự cải tiến, mới mẻ, độc đáo nên không xung đột với lợi ích của cửa hàng khác. 

Nike Employee-Only Store Cửa hàng dành riêng cho nhân viên nội bộ của Nike. Các sản phẩm tại đây sẽ được giảm giá lên đến 50% tùy từng mẫu mã. 

 

TẶNG BẠN MIỄN PHÍ MẪU TEMPATE QUY TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA CÁC PHONG BAN TRONG DOANH NGHIỆP

IV. Nguyên tắc thiết lập chuỗi cung ứng

Trong quá trình điều hành chuỗi cung ứng, Nike còn đặc biệt duy trì một số nguyên tắc cơ bản sau nhằm tối ưu hiệu quả đầu ra: 

  • Công ty tập trung rút ngắn thời gian nhận đơn hàng đến khi phân phối từ 9 tháng xuống còn tối đa 6 tháng để đem lại trải nghiệm khách hàng trọn vẹn. 
  • Nike xác nhận chắc chắn khả năng mua hàng, cam kết nhận hàng của các nhà bán lẻ trước khi sản xuất. Phương pháp này làm giảm lượng hàng sản xuất bị tồn kho từ 30% xuống còn 3 %. 
  • Đội ngũ chuyên gia thường xuyên kiểm tra, đánh giá rủi ro tiềm ẩn tại các mắt xích của chuỗi cung ứng. Ban lãnh đạo dựa vào báo cáo thực tế và lập kế hoạch dự phòng nhằm duy trì khả năng sản xuất ổn định, không gián đoạn. 

V. Kinh nghiệm thành công từ Nike

Từ những thông tin trên, các doanh nghiệp có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 

1. Xác định chuỗi cung ứng như lợi thế cạnh tranh quan trọng

Theo AMR Research, yếu tố cơ bản để cạnh tranh trong thị trường ngày nay là doanh nghiệp phải sở hữu một chuỗi cung ứng vượt trội. Nói cách khác, quản trị chuỗi cung ứng đang trở thành ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư. Thấu hiểu điều đó, Nike luôn xây dựng, cải thiện hoạt động cung ứng của mình tinh gọn, nhanh chóng đến với khách hàng. 

2. Xây dựng hệ thống thông tin liền mạch phục vụ cung ứng liên tục

Nike đã đầu tư 500 triệu USD vào hệ thống thông tin mới thay thế hệ thống cũ sơ sài. Từ tình trạng hệ thống thông tin toàn cầu không thể tích hợp, việc đầu tư đã đem đến thiết kế sản xuất tối ưu, tăng trưởng lợi nhuận bứt phá hơn. 

xây dựng hệ thống thông tin phân phối
Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin liên kết trong chuỗi cung ứng

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang gặp khó khăn khi theo dõi hành trình cung ứng, hãy xây dựng lại hệ thống thông tin liền mạch. Nó là “xương sống” giúp doanh nghiệp quản trị liên thông kịp thời, chính xác mọi lúc mọi nơi. 

3. Hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng 

Việc theo dõi kết quả công việc của hàng trăm nhà sản xuất, hàng nghìn nhà bán lẻ không hề đơn giản. Bởi vậy, Nike xác định sự cộng tác giữa công ty và các đơn vị liên quan cần được hoạch định minh bạch, rõ ràng. 

Thương hiệu cũng kết hợp với các công ty khác như HP, IKEA, Mattel cùng một số hãng vận chuyển lớn để thành lập nhóm “Clean Cargo Group”. Mục tiêu của Clean Cargo Group là củng cố hoạt động Logistic bền vững, an toàn trên toàn cầu. 

4. Quản lý dịch vụ trả hàng và gia tăng danh tiếng thương hiệu

Thu hồi hàng trả lại không được nhiều doanh nghiệp thực thi do chi phí vận chuyển hai chiều tương đối lớn. Tuy nhiên, ngày nay nhiều công ty đã xem nó là chiến lược cạnh tranh dài hạn. 

Khách hàng có xu hướng dành nhiều sự tín nhiệm hơn cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đổi, trả hàng (quy định điều kiện về tình trạng, thời hạn cụ thể). Về lâu dài, giá trị thương hiệu cùng sự trung thành của khách hàng sẽ được nâng cao. 

5. Quản lý rủi ro từ hoạt động thuê ngoài 

Chuỗi cung ứng của Nike cắt giảm nhiều chi phí và áp lực quản lý nhờ thuê ngoài đội ngũ sản xuất, gia công. Thế nhưng, mô hình này cũng tồn tại nguy cơ gián đoạn sản xuất kinh doanh nếu một mắt xích trong chuỗi dừng hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động đề phòng rủi ro và dự trù nguồn lực ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. 

VI. Kết luận 

Chuỗi cung ứng chiếm vị trí không thể thay thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất. Một mô hình cung ứng hiệu quả sẽ giúp quá trình cung cấp hàng hóa đến với người tiêu dùng trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn. 

Hy vọng bài phân tích chuỗi cung ứng của Nike bên trên sẽ là thông tin hữu ích để doanh nghiệp đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển cung ứng đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công. 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả