Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Chuỗi cung ứng là gì? Cách vận hành hệ thống cung ứng...

Hệ thống chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất nói riêng và trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Cách thức để vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng, hay còn gọi là Supply Chain, là một hệ thống gồm các tổ chức, hoạt động, thông tin, nguồn lực và con người. Hệ thống này chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ.

Trong đó, sản phẩm sẽ xuất phát từ nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên liên quan (nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ) đến tay người tiêu dùng (khách hàng).

chuỗi cung ứng là gì khái niệm
Chuỗi cung ứng là thành viên không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trong một công ty, chuỗi cung ứng bao gồm các phòng ban như phòng Marketing, kinh doanh, dịch vụ khách hàng, hậu cần,… Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.

II. Các thành phần của chuỗi cung ứng

Sau khi đã hiểu được chuỗi cung ứng là gì, hãy cùng tìm hiểu về 5 yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng dưới đây:

1. Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Đây là thành phần quan trọng và là khởi nguồn đầu tiên của chuỗi cung ứng. Sở dĩ như vậy là bởi vì có nguyên liệu thô thì mới có thể bắt đầu sản xuất các bước đầu. Từ đây, doanh nghiệp mới tiếp tục thực hiện các công đoạn hoàn thiện.

2. Nhà sản xuất

Từ nguyên liệu thô, nhà sản xuất sẽ biến chúng trở thành thành phẩm và bán cho khách hàng. Giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên | liệu thô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra giữa 2 yếu tố này đều ảnh hưởng đến cả một chuỗi cung ứng.

3. Nhà phân phối

Sau khi có trong tay sản phẩm hoàn chỉnh, một mình nhà sản xuất sẽ không thể nào đưa sản phẩm đến tận tay từng khách hàng được. Vì thế, chúng ta cần một nhà phân phối làm công việc này.

chuỗi cung ứng nhà phân phối
Nhà phân phối là mắt xích quan trọng để chuỗi cung ứng vận hành trôi chảy

Tuy nhiên, nhà phân phối thường giao hàng với số lượng lớn thay vì bản lẻ. Do đó, các nhà phân phối thường liên kết với một hoặc nhiều đại lý bán lẻ khác.

4. Đại lý bán lẻ

Tại đại lý bán lẻ, hàng hóa sẽ được bán ra từng cái theo nhu cầu của người tiêu dùng. Những đại lý này thường nhập một số lượng lớn hàng hóa trong tồn kho. Một ví dụ về mô hình này phổ biến nhất đó là các tạp hóa, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi,…

5. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố cuối cùng của chuỗi cung ứng và cũng là người tiêu thụ hàng hóa. Họ có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu muốn mua với số lượng lớn. Hoặc thường mua tại các đại lý bán lẻ nểu nhu cầu không cao, không thường xuyên. Hiện nay, thị phần này chiếm đa sõ.

Các thành phần trên cứ lặp lại và quay vòng tạo thành quy trình chuỗi cung ứng. Do vậy, quản trị chiến lược sao cho hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động cung ứng cũng như lợi nhuận của công ty.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

III. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Một doanh nghiệp có thể vận hành chuỗi cung ứng thuận lợi được coi là một bước tiến mạnh mẽ trên con đường xây dựng và phát triển công ty.

Điều này được lý giải bởi một sản phẩm muốn đến được tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều quá trình. Chúng bao gồm khâu mua nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm, đóng gói, vận chuyển đến các Công ty – nhà phân phối – đại lý bán lẻ,…

Những quá trình này đều nằm trong chuỗi cung ứng. Do đó, quản lý tốt chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

chuỗi cung ứng tầm quan trọng
Chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng

Công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh thu càng tăng. Nó đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của Công ty đó cần luôn phải quản lý tốt và đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn giúp cho doanh nghiệp:

  • Vận hành bộ máy sản xuất, kinh doanh theo lề lối, trật tự thống nhất.
  • Hạn chế rủi ro trong quản lý và sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
  • Nâng cao mức độ đón nhận, phủ sóng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
  • Tạo cơ sở để nhà quản lý hoạch định chiến lược đúng đắn; phân bố nhân lực, vật tư đúng chỗ. Từ đó, hoạt động kinh doanh, sản xuất được nâng cao và phát triển.
Đảm bảo tiến độ công việc, thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý và tăng năng suất, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook miễn phí:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

IV. Sơ đồ chuỗi cung ứng hiện nay

Bên cạnh khái niệm chuỗi cung ứng là gì, một vấn đề mà nhiều người cũng quan tâm đó là sơ đồ chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Ra đời vào những năm 1990, mô hình SCOR (Supply Chain Operations Reference Model) đã được xem như một chuẩn mực về chuỗi cung | ứng hàng đầu trên thế giới.

Mô hình này được tham chiếu và vận dụng tại nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhau. Dựa vào SCOR, họ tự phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình. Mô hình chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế SCOR gồm 6 quy trình:

  • Lập kế hoạch (Plan).
  • Tìm nguồn cung ứng (Source)
  • Sản xuất (Make).
  • Deliver (Phân phối).
  • Trả hàng (Return).
  • Hỗ trợ (Enable).

Mô hình SCOR hoạt động theo chiều ngang (horizontal). Điều này khác với phương pháp quản lý theo phòng ban (vertical) như nhiều mô hình cũ.

Nhờ vậy, các thành phần trong chuỗi cung ứng phối hợp nhịp nhàng, nâng cao vai trò của logistics, giao nhận, tồn kho, dịch vụ khách hàng, kế hoạch nguồn lực,… Tất cả mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Mô hình cũ (quản lý theo phòng ban) lạc hậu, gây ra nhiều xung đột làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp như dự báo thiểu chính xác, sản xuất không đáp ứng yêu cầu,… Trong khi đó, mô hình SCOR là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, cân bằng cung cầu, kết nối các phòng ban chặt chẽ. Từ đó, doanh nghiệp hoạch định được chiến lược phát triển rõ ràng và hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

V. Phân loại chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng được chia làm 3 dạng mô hình chính dựa theo nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm. Cụ thể là:

1. Mô hình dòng chảy liên tục

Đây là mô hình truyền thống khá hiệu quả đối với các công ty sản xuất một sản phẩm và ít khi có sự thay đổi. Những sản phẩm này thường có nhu cầu cao và ít đổi mới thiết kế.

chuỗi cung ứng mô hình dòng chảy liên tục
Mô hình dòng chảy liên tục hoạt động tốt với sản phẩm có nhu cầu cao và ít đòi hỏi phải thay đổi

Do mặt hàng này không có tính biển động cao, nên nhà quản lý có thể dựa vào đó để hợp lý hóa thời gian sản xuất. Đồng thời, người quản lý cũng kiểm soát chặt chẽ mức hàng tồn kho. Trong mô hình này, nhà quản lý chỉ cần đảm bảo bổ sung nguồn nguyên liệu thô để tránh tình trạng tắc nghẽn sản xuất.

2. Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Các công ty bán sản phẩm theo xu hướng hoặc bị giới hạn về thời gian thường áp dụng mô hình này. Mô hình chuỗi cung ứng này đặc biệt  hoạt động tốt trong việc tận dụng xu hướng đang thịnh hành. Nó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Các công ty cần chuyển những ý tưởng sáng tạo thành nguyên mẫu để sản xuất cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một ví dụ điển  hình cho mô hình này chính là ngành thời trang nhanh.

3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt

Mô hình chuỗi cung ứng này thường được các công ty sản xuất hàng hóa mua trong dịp lễ sử dụng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty sẽ tăng cao vào khoảng thời gian nhất định trong năm. Thời gian sau đó, nhu cầu của khách hàng thường sẽ giảm, ít hơn hoặc thậm chí là không có.

Mô hình linh hoạt này cho phép công ty có thể chuẩn bị nhanh để gia tăng sản xuất và ngừng hoạt động một cách hiệu quả ngay cả khi nhu cầu giảm dần. Công ty cần phải tính toán chính xác nguyên vật liệu, hàng tồn kho cũng như chi phí lao động trong quá trình sản xuất nếu muốn tối đa hóa nguồn lợi nhuận.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

VI. Cách vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả

Quản lý và vận hành chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng và diễn ra xuyên suốt trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, ngày càng nhiều công ty chú trọng đẩy mạnh hoạt động này như một cách để tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, nó cũng như kiểm soát hiệu quả chi phí và nâng cao lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, việc quản lý chuỗi cung ứng cần phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:

1. Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu

Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng, phân tích rõ khả năng sinh lời của từng phân khúc. Dựa trên các thông tin cơ bản đó, doanh nghiệp có thể tính toán chính xác các chi phí và lợi ích. Đồng thời, các dịch vụ chuyên biệt dành riêng cho từng phân khúc cũng được tối ưu, thu hút hơn.

2. Cá biệt hóa mạng lưới logistics

Tùy chỉnh và hoàn thiện mạng lưới Logistics sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Điều này phù hợp với các yêu cầu dịch vụ cũng như mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

chuỗi cung ứng cách thức vận hành
Muốn vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả cần tuân theo 7 nguyên tắc

3. Lắng nghe nhu cầu thị trường

Quan sát, cập nhật thông tin, phân tích và đưa ra những dự báo về thị trường trong tương lại là nhiệm cụ quan trọng để vận hành chuỗi cung ứng. Nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng ở mức tối đa. Việc chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà cung cấp cũng nắm giữ vị trí đáng lưu ý.

>> Tìm hiểu thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt logistics và quản lý chuỗi cung ứng

4. Khác biệt hóa sản phẩm

Nếu mong muốn đưa sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng, doanh nghiệp cần có những hành động quyết liệt và triệt để. Một trong số đó là việc chủ động cải tiến và đổi mới sản phẩm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.

5. Tìm kiếm và quản lý nguồn cung

Các nhà cung cấp được xem như mắt xích không thể thiếu để chuỗi cung ứng có thể vận hành. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm cách tiếp cận phù hợp với họ để giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh. Khi nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất tốt, doanh nghiệp thậm chí có thể giảm giá bán ra của sản phẩm và tăng cường lợi nhuận.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng

Phương pháp này giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,…một cách dễ dàng hơn. Từ đó đưa ra những điều chỉnh và quyết định phù hợp.

7. Xây dựng và áp dụng hệ thống thước đo trên nhiều kênh

Chuỗi cung ứng bao gồm rất nhiều quy trình phối hợp. Vì vậy, Xây dựng hệ thống đánh giá để doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát cũngnhư cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.

CTA MGM 01

VII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm chuỗi cung ứng là gì, các thành phần của chuỗi cung ứng, cũng như 7 nguyên tắc để bạn vận  hành một chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]