Kiến thức Học hỏi bí quyết thành công từ chuỗi cung ứng của Apple

Hiện nay, Apple là một trong những thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất thế giới được nhiều người ưa chuộng. Để làm nên thành công đó, Apple không chỉ sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng, hiện đại mà họ còn chinh phục người tiêu dùng bằng một quy trình cung ứng tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Apple cùng các phương pháp quản lý cung ứng hiệu quả. 

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Mô hình chuỗi cung ứng của Apple

1. Các bước lập kế hoạch cung ứng 

Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, chuỗi cung ứng của Apple bao gồm 5 bước cơ bản. Các bước này được hoạch định thành kế hoạch chi tiết, rõ ràng như sau: 

chuỗi cung ứng sản phẩm của Apple
Mô hình các bước cung ứng sản phẩm của Apple

Như vậy, giống với nhiều công ty khác, Apple cũng bắt đầu từ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm để thống nhất mẫu mã, tính năng cần có. Sau đó, họ hợp tác cùng các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất thành phẩm, thử nghiệm thực tế. 

Trước khi chính thức công bố, đội ngũ chuyên gia sẽ giải quyết mọi hạn chế còn tồn đọng để chính thức giới thiệu, mở bán sản phẩm. Cuối cùng, Apple tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và tối ưu hóa chi phí, doanh thu theo từng giai đoạn. 

>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

2. Chi tiết các công đoạn cung ứng 

Dựa trên kế hoạch tổng quan, chuỗi cung ứng của Apple sẽ được thực hiện hóa qua 5 bước :

  • Tìm nhà cung cấp: Nguồn nguyên liệu của Apple thường đến từ nhiều nơi khác nhau như Mỹ, Trung Quốc, các nước Châu Âu,… 
  • Sản xuất: Vật liệu thu mua sẽ được chuyển đến và lắp ráp trong nhà máy tại Trung Quốc. 
  • Chứa hàng: Người lắp ráp gửi sản phẩm hoàn thiện đến các kho hàng trung gian để bán cho những người trực tuyến. Đối với các kênh phân phối bán lẻ, sản phẩm sẽ tập trung tại trụ sở chính Elk Grove, California trước khi chuyển tiếp.
  • Phân phối: Kênh phân phối của Apple hiện bao gồm các cửa hàng online, bán lẻ, cửa hàng chuyên giới thiệu sản phẩm Apple và hệ thống sỉ, lẻ của những đơn vị cung cấp khác
  • Trả hàng: Khi kết thúc vòng đời của sản phẩm, người mua có thể gửi trả hàng về cửa hàng hoặc các cơ sở tái chế nếu có nhu cầu.  

II. Một số thách thức Apple phải đối mặt 

Trên thực tế, nhiệm vụ quản lý chuỗi cung ứng luôn tồn tại nhiều rủi ro và nguy cơ khó lường. Apple cũng phải đối diện với tình trạng này. 

thách thức cung ứng của Apple
Thách thức mà mô hình cung ứng của Apple phải đối mặt

Ví dụ, những nhà bán lẻ không chỉ phân phối sản phẩm Apple mà còn chào bán cả sản phẩm của đối thủ tạo nên sự cạnh tranh trực tiếp. Người mua sẽ có xu hướng kéo dài thời gian quyết định hoặc thay đổi lựa chọn mua hàng. 

Ngoài ra, việc dự trữ linh kiện sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào phía nhà cung cấp, việc vận chuyển bị phụ thuộc vào các công ty Logistics nên những ảnh hưởng nhỏ cũng có thể làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Hay vấn đề như hàng tồn kho trở nên lỗi thời cũng khiến Apple lo ngại và tìm cách cách giải quyết. 

III. Bí quyết thành công từ chuỗi cung ứng của Apple

Có thể thấy, Apple đã và đang triển khai một mô hình cung ứng tiêu chuẩn mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cho hoạt động thực tế của mình. Tuy nhiên, điều gì làm nên sự thành công của vượt trội của thương hiệu này?  

1. Vai trò của người quản lý – Tim Cook

Đứng trước những thách thức trên, sự xuất hiện của Tim Cook trong vai trò CEO đã thay đổi hoàn toàn vị thế của Apple, mở ra chuỗi cung ứng của Apple hiệu quả số 1 thế giới. Ông được mệnh danh là “chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng” với những chỉ thị quyết liệt, mạnh mẽ. 

người quản lý chuỗi cung ứng
Tim Cook là chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng của Apple

Tim Cook tin rằng việc tồn kho lâu dài chỉ khiến giá trị của những sản phẩm công nghệ giảm mạnh. Nó khiến công ty lãng phí nguồn lực hơn, gánh chịu nhiều áp lực về kinh tế, nhân sự. 

Chính vì vậy, ông đề ra nguyên tắc mà mọi nhân viên phải tuân theo là cắt giảm tồn kho, đóng bớt kho hàng và thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung ứng. 

2. Chiến lược quản trị hàng tồn kho hoàn hảo  

Với mục tiêu giảm lượng tồn kho xuống mức thấp nhất, Tim Cook đã triển khai hàng loạt hoạt động. Ngay khi gia nhập Apple, ông ngay lập tức đóng cửa 10 trên 19 kho hàng, đầu tư thêm 100 triệu USD vào đường vận tải hàng không nhằm phục vụ đợt mua sắm cuối năm. 

Nhờ đó, chuỗi cung ứng của Apple giảm thiểu gánh nặng cung ứng sản phẩm trong đợt mua sắm lớn nhất, vượt qua nhiều đối thủ khác trên thị trường. Không chỉ vậy, theo thống kê, chỉ vài tháng sau khi thực hiện phương pháp này thời gian tồn kho của Apple đã giảm từ 30 ngày xuống 6 ngày. 

chiến lược xử lý hàng tồn kho của Apple
Apple đã thành công xây dựng chiến lược xử lý hàng tồn kho hiệu quả

Bên cạnh đó, Tim Cook tiến hành nhiều cuộc đàm phán với các nhà thầu quan trọng tại Trung Quốc cùng các khu vực lân cận để nâng cao khả năng kiểm soát quy trình sản xuất. Ông cắt giảm 75% số lượng nhà cung ứng, chuyển sang tập trung xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với 25% còn lại. Bằng những hợp đồng dài hạn đem đến nguồn tiền ổn định, các đối tác của ông đã hoàn toàn bị chinh phục.

Không chỉ giữ được phong độ, đến năm 2010 Apple còn tự phá kỷ lục khi giảm số ngày tồn kho trung bình xuống còn 5 ngày. Con số này bỏ xa hai đối thủ cùng ngành là Dell (10 ngày) và Samsung (21 ngày). 

>> Tìm hiểu ngay: Lean Production là gì? Lợi ích của Lean Production trong sản xuất

3. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng

Apple có hai mối quan hệ chính với những đơn vị cung ứng là hợp tác và hiệp lực:

  • Quan hệ hợp tác xảy ra khi Apple cần năng lực cốt lõi của đối tác để tạo nên những giá trị thực sự cho khách hàng.
  • Quan hệ hợp lực xảy ra khi Apple liên kết cùng nhiều công ty khác làm việc để tạo ra giá trị chung cao hơn.  

Chẳng hạn, Apple cung cấp thiết sản phẩm mới, nhà cung ứng kết hợp cùng nhà thiết kế sẽ tạo ra những sản phẩm ưng ý nhất phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Như vậy, hai mối quan hệ này đã giúp Apple bảo toàn vị trí thống trị trong ngành công nghệ. 

QUẢN LÝ CUNG ỨNG HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

4. Chiến lược gia công phần mềm

Thay vì sản xuất, lắp ráp linh kiện ngay trong nước với mức chi phí địa điểm, nhân công cao, chuỗi cung ứng của Apple sử dụng hình thức outsourcing – giao cho các nhà máy, đối tác khác gia công. 

Như đã đề cập ở trên, hãng hiện đang hợp tác với gần 200 doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Châu Phi cung cấp quặng, Nhật Bản cung cấp máy ảnh, mua thẻ nhớ ở Hàn Quốc, bán dẫn ở Đức,… Cuối cùng, tất cả chúng được chuyển đến Trung Quốc để lắp ráp hoàn thiện. 

gia công sản phẩm Apple
Apple thực hiện gia công sản phẩm thông qua các nhà máy, đối tác khác

Dựa trên thực tế sự chênh lệch về mức độ phát triển, tình hình kinh tế… mà chi phí sản xuất tại Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với Mỹ. Bởi vậy, việc ứng dụng chiến lược này giúp Apple thành công tiết kiệm nhiều khoản ngân sách và có thêm nguồn lực đầu tư làm mới sản phẩm. 

Cụ thể, thống kê cho thấy lắp ráp Iphone 4G tại Trung Quốc rẻ hơn 158.57 USD, biên lợi nhuận ròng cho mỗi Iphone cũng cao hơn 46,5% khi lắp ráp tại Mỹ. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, dù nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí là phá sản thì Apple vẫn đạt lợi nhuận tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này khẳng định chuỗi cung ứng của Apple đang hoạt động vô cùng hiệu quả và ấn tượng. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

IV. Kết luận 

Cho đến nay, chuỗi cung ứng của Apple không chỉ chứng minh sự đúng đắn của những chiến lược như quản lý lượng hàng tồn kho, gia công sản phẩm thông minh mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà quản lý. Từ những kinh nghiệm quý giá đó, các doanh nghiệp có thể hỏi học và ứng dụng phù hợp theo quy mô, đặc thù hoạt động riêng của mình. Chúc bạn thành công! 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]