Kiến thức Chuyển đổi số Ứng dụng chuyển đổi số ngành y tế – Xu hướng công...

Từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định chuyển đổi số ngành y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu. Quyết định này đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cải tiến quy trình hoạt động, ứng dụng thành tựu khoa học để mang lại nhiều giá trị to lớn hơn. 

Vậy thực trạng chuyển đổi số y tế tại Việt Nam như thế nào? Đâu là công nghệ y tế nổi bật trong tương lai? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây!   

chuyển đổi số y tế
Chuyển đổi số y tế là nhu cầu tất yếu của xã hội mà các doanh nghiệp, tổ chức cần nắm bắt ngay

I. Một số xu hướng về công nghệ y tế nổi bật 

1. Khám chữa bệnh từ xa 

Phương pháp khám chữa bệnh từ xa cho phép các chuyên gia đánh giá, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân thông qua công nghệ tương tác trực tuyến. Nó đặc biệt hữu ích trong các tình huống cấp cứu cần nhanh chóng can thiệp hoặc phẫu thuật tại chỗ cho bệnh nhân. 

Ở nước ta, hình thức này ngày càng phổ biến trong việc kết nối các cơ sở y tế vùng sâu vùng xa tới cơ quan trung ương. Ví dụ, thông qua hệ thống hội chẩn trực tuyến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhiều lần hướng dẫn các bác sĩ tại Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa thực hiện phẫu thuật cứu sống ngư dân gặp nạn. 

2. Hồ sơ y tế cá nhân

Hồ sơ y tế cá nhân cho phép người dùng lưu giữ mọi thông tin liên quan đến sức khỏe bản thân kể từ khi sinh ra. Những dữ liệu này bao gồm lịch sử tiêm chủng, nhóm máu, tiền sử dị ứng hay kết quả khám bệnh định kỳ… 

hồ sơ y tế cá nhân
Công nghệ lưu trữ hồ sơ y tế cá nhân

Những bộ hồ sơ cá nhân được lưu trữ tập trung trong hệ thống do bác sĩ phụ trách duy nhất quản lý. Khi thay đổi bác sĩ, người bệnh dễ dàng mang theo hồ sơ này để phục vụ quá trình khám chữa bệnh tiếp theo.  

3. Thiết bị y tế kết nối thông minh IoMT

Internet vạn vật (IoT) có tiềm năng to lớn trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Với chuyển đổi số ngành y tế, khái niệm IoT là gì được chuyên môn hóa qua thuật ngữ IoMT – Internet of Medical Things. 

Đây là các thiết bị chăm sóc sức khỏe con người có kết nối mạng Internet cho phép giao tiếp với nhau và điều khiển từ xa. Thiết bị IoMT liên kết với công nghệ điện toán đám mây, Blockchain để phân tích, truyền dữ liệu tức thời. 

Khi ứng dụng IoMT, các bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh nhân thông qua công cụ giám sát như máy đo nhịp tim, máy cảm biến… Nó giúp việc chăm sóc người bệnh diễn ra liền mạch, thống nhất.   

Nhìn tổng quan, IoMT sẽ tiết kiệm cho ngành y tế khoảng 300 tỷ USD mỗi năm dựa trên dự báo của Goldman Sachs. Mặt khác, thị trường IoMT toàn cầu đã được định giá 44,5 tỷ USD vào năm 2018 cũng sẽ tăng lên khoảng 254,2 tỷ USD vào năm 2026.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số tại doanh nghiệp năm 2022

4. Công nghệ thực tế ảo tăng cường

Các nhà khoa học hiện nay đang dự báo xu hướng bùng nổ công nghệ thực tế ảo (VR) ngành y tế trong tương lai. Bởi lẽ, VR mang lại những lợi ích to lớn cho hoạt động chăm sóc sức khỏe như sau: 

  • Đào tạo y bác sĩ: VR mô phỏng những bài tập thực hành giả định giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực tiễn và khả năng chịu áp lực. 
  • Giảm đau đớn của người bệnh: Nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng VR có thể làm thuyên giảm cả những cơn đau cấp tính hay kinh niên khi bệnh nhân chìm vào thế giới ảo.
  • Hỗ trợ phục hồi trong vật lý trị liệu: Các công nghệ VR kết hợp cùng quy trình vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh hồi phục chức năng cơ thể. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể tập nâng cánh tay để bắt bóng ảo. Cách làm này không chỉ giảm căng thẳng tinh thần mà còn thúc đẩy họ tập luyện chăm chỉ hơn. 

5. Số hóa hệ thống thông tin y tế

Tại Việt Nam, việc tổng hợp dữ liệu thường xuyên bị tắc nghẽn bởi hệ thống thủ tục phức tạp. Do đó, số hóa hệ thống thông tin y tế cần được nhà nước quan tâm phát triển mạnh mẽ.

số hóa thông tin y tế
Các thông tin y tế cần được số hóa để tiết kiệm không gian, đảm bảo lưu trữ khoa học

Số hóa giúp quản lý đơn giản, giảm tải công việc văn phòng cho y bác sĩ. Đồng thời, nó cũng hướng đến việc cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Những đổi mới tiện nghi hơn sẽ trải dài xuyên suốt hành trình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 

>> Xem thêm: Những lợi ích của việc số hóa doanh nghiệp nhà quản trị cần biết

6. Trí tuệ nhân tạo và Robot y tế

Trí tuệ nhân tạo có khả năng tổng hợp và xử lý nguồn thông tin khổng lồ trong thời gian ngắn. Bởi vậy, đây là giải pháp tối ưu giúp y bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng, quản lý khám chữa bệnh hay nghiên cứu chế tạo. 

Bên cạnh đó, các nghiên cứu phát triển Robot tự động trong y tế cũng thu hút nhiều cơ quan quan tâm ứng dụng. Với độ chính xác cao, công nghệ Robot dễ dàng khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tại khu vực nguy cơ lây nhiễm cao hay thay thế con người làm những công việc lặp lại, chi tiết. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

II. Thực trạng chuyển đổi số ngành y tế tại Việt Nam

1. Một số thành tựu nổi bật

Nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình chuyển đổi số, Bộ Y tế đã từng bước xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động y tế từ năm 2017. Bộ cũng triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm lưu trữ, khai thác dữ liệu và đảm bảo hệ thống công trực tuyến đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. 

Hiện nay 100% các bệnh viện đã có phần mềm quản lý thông tin bệnh viện HIS. Nhiều bệnh viện thành công áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy và thanh toán trực tuyến từ xa, từng bước hình thành bệnh viện số. Ở tuyến cơ sở, hầu hết trạm y tế xã, huyện được trang bị máy tính, phần mềm quản lý đặc thù. 

thành tựu chuyển đổi số y tế
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng

Một trong những thành tựu tiêu biểu khác của chuyển đổi số ngành y tế là liên thông cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể, 63 sở Y tế đã kết nối với 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội và hơn 1.300 bệnh viện các tuyến. Đồng thời, 99.5% cơ quan khám chữa bệnh cả nước có thể kết nối vào hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Ngoài ra, Bộ Y tế còn chính thức mở Cổng công khai Y tế làm kênh chính thống cho phép người dân tra cứu thông tin về giá thuốc, giá cả vật tư, khám chữa bệnh…. Nhờ đó, mọi người đều dễ dàng truy cập, giám sát dịch vụ công khai. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chủ động theo dõi nhu cầu mua sắm của cơ quan y tế để giành được cơ hội đấu thầu dự án. 

Đặc biệt, trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 vừa qua, Bộ Y tế phối hợp cùng nhiều Bộ, ban, ngành và địa phương đã kịp thời triển khai đa dạng giải pháp công nghệ thông tin, mở ra những cơ hội đột phá mới trong chuyển đổi số y tế.

KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN CỦA NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS

2. Các hạn chế còn tồn đọng và giải pháp khắc phục 

Theo báo cáo “Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021”, nguồn dữ liệu lớn  trong ngành y tế từ các bệnh viện, phòng khám rất đa dạng. Chúng bao gồm hồ sơ y tế cá nhân, hình ảnh chẩn đoán, dữ liệu dịch tễ học và hành vi người bệnh… Thế nhưng, hệ thống lưu trữ của các cơ sở này còn phân tán, chưa được tích hợp khoa học. 

Hơn nữa, chỉ có 30 bệnh viện trên tổng số 12.000 bệnh viện công lập toàn quốc sở hữu bệnh án điện tử. Các bệnh viện, hệ thống công còn lại chưa thể chia sẻ dữ liệu nhanh chóng.

khó khăn và giải pháp chuyển đổi số y tế
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp và tổ chức là tìm ra giải pháp chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện

Vì vậy, công tác xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo chiều ngang (giữa các cơ sở y tế các địa phương) và chiều dọc (cơ sở y tế với Bộ Y tế) còn gặp nhiều hạn chế. Điều này gây nên tình trạng mất an toàn thông tin, dữ liệu phân mảnh không thể truy xuất nguồn gốc. 

Để giải quyết vấn đề trên, các cơ quan, doanh nghiệp cần triển khai chuyển đổi số ngành y tế đồng bộ trên 1 nền tảng. Bằng cách này, dữ liệu luôn được liên thông, đồng nhất giữa các phòng ban, đơn vị khác nhau. Đặc biệt, dù nhiều người làm việc cùng lúc, việc quản lý dữ liệu Online vẫn diễn ra an toàn, tránh rủi ro đánh mất thông tin quan trọng. 

Hiện nay, nền tảng quản trị hợp nhất MISA AMIS là một trong những giải pháp hàng đầu đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện như vậy. Doanh nghiệp, tổ chức không cần đầu tư riêng lẻ mà có thể sở hữu một hệ thống quản lý đồng nhất toàn bộ nghiệp vụ cần thiết. 

Không chỉ vậy, giải pháp chuyển đổi số MISA AMIS còn hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý theo dõi tiến độ, đo lường năng suất của đội ngũ cán bộ. Nhờ đó, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo thủ công, cắt giảm chi phí vận hành mà còn tối ưu quy trình, nâng cấp các dịch vụ y tế hiện đại, tiện nghi hơn. 

IV. Kết luận 

Có thể nói, chuyển đổi số ngành y tế thành công cần có cả điều kiện khách quan và chủ quan. Đầu tiên, nhà nước cần tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cùng hạ tầng công nghệ tiến bộ để tạo điều kiện phát triển lý tưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp, cơ quan y tế cũng phải chủ động chuẩn hóa dữ liệu, triển khai chuyển đổi số đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]