Data warehouse là gì? Lợi ích của kho dữ liệu doanh nghiệp

06/09/2022
2595

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, Data warehouse được xem như nhân tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất. Vì vậy, các nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp cần phải thấu hiểu Data warehouse là gì và ứng dụng tối đa những lợi ích mà hệ thống này mang lại.  

khái niệm data warehouse là gì
Data warehouse là công cũ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quá trình kinh doanh hiệu quả

I. Data warehouse là gì?

1. Khái niệm 

Data warehouse là gì có nghĩa là kho dữ liệu – một loại hình quản lý dữ liệu trong doanh nghiệp. Data Warehouse hỗ trợ công việc kinh doanh bằng cách phân tích, truy vấn và lưu trữ lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau như phần mềm (phần mềm bán hàng, kế toán, nhân sự,…), website, lõi ngân hàng,…

Nhờ khả năng phân tích chuyên sâu, Data Warehouse không chỉ giúp nhà lãnh đạo hiểu thêm quá trình kinh doanh từ dữ liệu mà còn có căn cứ cải thiện hoạt động liên tục. Mặt khác, những dữ liệu này là nguồn nghiên cứu vô giá cho các nhà phân tích. 

Cấu trúc của Data warehouse thường bao gồm các yếu tố sau: 

  • Một cơ sở dữ liệu quan hệ với mục tiêu lưu trữ, quản lý dữ liệu.
  • Một giải pháp ELT (trích xuất, tải lên và biến đổi) để chuẩn bị dữ liệu phân tích.
  • Khả năng phân tích, thống kê, khai thác và báo cáo.
  • Công cụ phân tích dữ liệu về khách hàng một cách trực quan.
  • Công cụ thông minh áp dụng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để phân tích nhiều loại dữ liệu trên quy mô lớn. 

>> Tìm hiểu thêm: Số hóa dữ liệu và các bước số hóa dữ liệu trong doanh nghiệp

2. Lịch sử hình thành

Trên thực tế, Data warehouse là gì đã xuất hiện từ cuối những năm 1980 do Inmon Bill định nghĩa lần đầu tiên. Ông được coi là cha đẻ của kho dữ liệu với hàng loạt các đề tài về xây dựng, sử dụng và bảo trì thông tin doanh nghiệp.

lịch sử phát triển Data warehouse
Các mốc phát triển của Data warehouse

Ở giai đoạn đầu, nó chỉ được sử dụng vào việc chuyển dữ liệu từ hệ thống vận hành sang các hệ thống hỗ trợ quyết định chiến lược. Đồng thời, kho dữ liệu này cũng đòi hỏi lượng lớn nguồn lực dự phòng nên chưa được biết đến rộng rãi. 

Khi công nghệ phát triển hơn, các kho dữ liệu truyền thống đã nâng cấp trở thành cơ sở hạ tầng đa dạng. Quá trình mở rộng dữ liệu lớn cùng công nghệ kỹ thuật số ngày càng thúc đẩy vai trò của kho dữ liệu doanh nghiệp. 

II. Lợi ích của Data warehouse

1. Quản lý tập trung 

Chuyển đổi số doanh nghiệp dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cần xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ nội bộ và bên ngoài. Do đó, kho dữ liệu tổng hợp Data warehouse trở thành công cụ quản lý tất cả các thông tin một cách tập trung, khoa học. Data warehouse giúp mọi người tiết kiệm thời gian tìm kiếm, phân loại và tối ưu dữ liệu.

2. Đảm bảo chất lượng và tính thống nhất dữ liệu

Data warehouse cho phép doanh nghiệp loại bỏ các dữ liệu thừa và chuẩn hóa hoạt động thu thập thông tin. Doanh nghiệp sẽ hệ thống dữ liệu nguồn đáp ứng đúng yêu cầu hoạt động, thống nhất đồng bộ trong toàn bộ máy. 

lợi ích của Data warehouse
Data warehouse mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp

Điều này giúp nhân viên dễ dàng truy cập dữ liệu chính xác mọi lúc mọi nơi, giảm tỷ lệ sai sót và nhầm lẫn thông tin. Ngoài ra, tính thống nhất cũng khiến quá trình đào tạo hội nhập cho nhân viên mới của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn.  

3. Tạo ra lợi thế cạnh tranh  

Các nhà quản lý, lãnh đạo có thể phân tích, tìm hiểu sâu sắc những vấn đề của doanh nghiệp qua Data warehouse. Ví dụ, kho dữ liệu sẽ chỉ ra một số điểm nóng chưa được tối ưu qua số liệu số liệu so sánh trực quan. Từ đó ban lãnh đạo có căn cứ đưa ra các quyết định cải tiến kịp thời, định hướng đúng phân khúc khách hàng, liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

III. Các loại Datawarehouse 

1. Kho dữ liệu doanh nghiệp

Kho dữ liệu doanh nghiệp là một kho tập trung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quyết định trên toàn doanh nghiệp. Nó mang lại cách tiếp cận thống nhất cho tổ chức, phân loại dữ liệu theo chủ đề và cấp quyền truy cập theo từng vị trí, vai trò hoặc bộ phận, phòng ban.

2. Kho dữ liệu hoạt động

Kho dữ liệu hoạt động là nguồn dữ liệu bổ sung cho kho dữ liệu doanh nghiệp. Nó được sử dụng để báo cáo, kiểm soát và hỗ trợ quyết định hoạt động.

kho dữ liệu hoạt động
Mô hình kho dữ liệu hoạt động

Trong kho dữ liệu hoạt động, dữ liệu sẽ được làm mới theo thời gian thực. Vì vậy, các doanh nghiệp thường ứng dụng rộng rãi kho dữ liệu này vào công việc lưu trữ hồ sơ của nhân viên.

3. Kho dữ liệu cục bộ 

Kho dữ liệu cục bộ là một tập hợp con của Data warehouse được thiết kế riêng cho một ngành kinh doanh cụ thể như bán hàng hoặc kế toán. Với một kho dữ liệu cục bộ độc lập, dữ liệu có thể thu thập trực tiếp từ các nguồn.

>> Đọc thêm: Xu hướng chuyển đổi số nổi bật của doanh nghiệp trong năm 2023

IV. Các đặc điểm của kho dữ liệu 

1. Tính hướng chủ đề

Kho dữ liệu là một chủ đề được định hướng theo một chủ đề cụ thể. Các chủ đề này có thể là bán hàng, phân phối, tiếp thị, nhân sự… 

Data warehouse tập trung phân tích dữ liệu để nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định khách quan. Ví dụ, với chủ đề nhân sự thường bao gồm số liệu về doanh thu của cá nhân, số ngày công một tháng, số dự án tham gia hoặc một số thông tin khác như thời gian gắn bó, chi nhánh, sản phẩm phụ trách,…

2. Sự tích hợp 

Tích hợp nghĩa là doanh nghiệp thành lập một kho dữ liệu dùng chung nhằm mở rộng quy mô dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu khác nhau. Các dữ liệu này có quy ước đặt tên, định dạng và mã số khoa học theo chủ đề cho đội ngũ nhân sự dễ dàng tiếp cận. 

tính tích hợp của kho dữ liệu
Data warehouse cho phép doanh nghiệp tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn vào một kho chung giúp người đứng đầu xem xét đồng thời nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau. Chẳng hạn, bạn xem được số liệu về doanh thu ở nhiều mảng nghiệp vụ khác nhau và so sánh tương quan giữa chúng. Qua đó, bạn xác định một số lĩnh vực chủ lực đem lại nguồn lợi lớn nhất để đầu tư phát triển. 

3. Sự ổn định

Dữ liệu trong Data warehouse có thể tồn tại vĩnh viễn, những dữ liệu mới được đưa vào không ảnh hưởng đến các thông tin cũ. Ngoài ra, kho dữ liệu có chức năng báo cáo chỉ số về hoạt động kinh doanh thực tế đã xảy ra nên không thể chỉnh sửa, thay đổi. Khi ứng dụng Data warehouse, doanh nghiệp chỉ thực hiện 2 thao tác chính là tải dữ liệu mới và truy cập dữ liệu hiện có. 

4. Tính biến đổi theo thời gian

Data warehouse duy trì thông qua các khoảng thời gian khác nhau theo tuần, tháng hoặc năm. Giới hạn thời gian của kho dữ liệu có phạm vi rộng hơn so với các hệ thống truyền thống. 

Đặc điểm này mang tới khả năng tận dụng dữ liệu lịch sử trong phân tích, đo lường, đánh giá hiệu quả hiệu động theo thời gian. Ví dụ như căn cứ vào biểu đồ tăng giảm doanh thu của các tháng, người lãnh đạo nhanh chóng giải quyết khó khăn, dự đoán được xu hướng tiếp theo và lên kế hoạch hành động kịp thời. 

KHÁM PHÁ SỨC MẠNH VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT TRÊN NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN MISA AMIS 

V. Các mô hình biểu diễn dữ liệu trong Data Warehouse

1. Mô hình ngôi sao

Mô hình ngôi sao có cấu tạo một bảng sự kiện trung tâm, bao quanh là các bảng thông số khác. Một chủ đề có thể được biểu diễn bằng một hoặc nhiều “ngôi sao”.

Một mô hình bảng sự kiện chứa thông tin bán hàng sẽ gồm số lượng hàng bán ra, số tiền thu được, doanh thu trung bình. Các thông số khác liên kết tới bảng trung tâm là thời gian, chi nhánh, mặt hàng, địa điểm. 

mô hình ngôi sao
Ví dụ minh họa về mô hình ngôi sao

Điểm mạnh của mô hình này nằm ở khả năng truy vấn đơn giản, giảm thời gian kiểm tra báo cáo. Tuy nhiên, số liệu của mô hình ngôi sao lại dễ bị lặp lại, dư thừa thông số gây ra tình trạng lãng phí kho lưu trữ. 

2. Mô hình bông tuyết 

Mô hình bông tuyết là một biến thể ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của mô hình ngôi sao. Nó chuẩn hóa bảng thông số bằng cách phân nhánh bổ sung nhiều thông số nhỏ hơn. Một chủ đề cũng có thể phân tích bằng một hoặc nhiều “bông tuyết”. 

Mô hình bông tuyết làm rõ và tránh trùng lặp thông số, tuy nhiên, nó cũng vô tình đánh mất ưu điểm của mô hình ngôi sao. Vì phải liên kết nhiều chiều nên tốc độ xử lý dữ liệu trong doanh nghiệp sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn. 

>> Đọc ngay: Mô hình chuyển đổi số là gì? Ứng dụng của mô hình chuyển đổi số

3. Mô hình chòm sao 

Một trong những mô hình mở rộng cho những doanh nghiệp có dữ liệu lớn là mô hình chòm sao. Các bảng sự kiện và bảng thông số liên kết tạo nên mối quan hệ chặt chẽ như một đồ thị. 

Việc sử dụng mô hình chòm sao có ưu điểm là giảm số lượng bảng thông số cần dùng. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến quá trình phân tích, trích xuất dữ liệu. 

Giả sử, doanh nghiệp có hệ thống bán hàng và giao hàng tách biệt, người quản lý sẽ phải lấy thông tin từ cả hai nguồn sau đó tập hợp vào bảng thông số chung là địa điểm. Sự phức tạp này yêu cầu người dùng phải có kiến thức, thấu hiểu tổ chức, bám sát hướng dẫn chi tiết để báo cáo số liệu chính xác. 

Nhìn chung, mỗi mô hình biểu diễn số liệu đều có các ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp mà người lãnh đạo có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất. 

MISA AMIS – GÓI TRANG BỊ CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN CHO DOANH NGHIỆP

Gói trang bị chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS là bộ công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong mọi công việc như Tài chính – Kế toán, Marketing Bán hàng, Nhân sự và Quản lý điều hành toàn diện. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí chuyển đổi số mà còn tối ưu quy trình làm việc, tăng ngay hiệu quả doanh số. 

VI. Kết luận 

Thấu hiểu và ứng dụng Data warehouse là gì tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình xử lý dữ liệu. Nhờ vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được cải tiến hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tăng nhanh hiệu suất. Đặc biệt, đứng trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0, xây dựng Data warehouse ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp hiện đại. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả