So sánh doanh thu tính thuế TNDN và doanh thu tính thuế GTGT

20/04/2023
3585

Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong từng trường hợp có điểm giống và khác nhau về thời điểm ghi nhận và cách xác định. MISA AMIS sẽ cùng giải đáp vướng mắc này với phần tổng hợp, so sánh chi tiết với từng trường hợp phát sinh. 

1. So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN và thuế GTGT

Các hoạt động cụ thể

Thời điểm ghi nhận

doanh thu tính thuế GTGT

(Căn cứ theo:

– Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Thời điểm ghi nhận

doanh thu tính thuế TNDN

(Căn cứ theo:

– Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC

– Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC 

– Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Hoạt động bán hàng hóa

Thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế thuế GTGT, thuế TNDN là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Hoạt động cung ứng dịch vụ

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp đơn vị cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền, dựa trên cơ sở hóa đơn đã lập để ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT

Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.

(trừ các trường hợp:

– bán hàng trả góp, trả chậm

– tiêu dùng nội bộ

– biếu tặng

– gia công

– giao đại lý, ký gửi

– cho thuê tài sản

– trao đổi

– một số trường hợp đặc thù khác

nêu tại

– Khoản 3 Điều 5 TT số 78/2014/TT-BTC

– Khoản 1 Điều 6 TT số 119/2014/TT-BTC

Trường hợp đơn vị cung ứng dịch vụ thu tiền trước, xuất hóa đơn GTGT, không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN.

Hoạt động vận tải hàng không

Thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT là:

– Thời điểm hoàn thành việc cung vụ

– Hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

Nếu tại thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ mà đơn vị cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua, thì không được ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN.

Dịch vụ viễn thông

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông (chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông).

Hoạt động cung cấp điện, nước sạch

Thời điểm xác định thuế GTGT là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

Hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng.

(Chi tiết trường hợp tạm nộp, xác định doanh thu tính thuế TNDN trong năm, bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC)

Hoạt động xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Hoạt động cho thuê tài sản

Thời điểm xác định thuế GTGT, thuế TNDN:

– Là thời điểm nhận tiền thuê từng kỳ

– Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm: để xác định doanh thu để tính thuế GTGT, TNDN doanh nghiệp được lựa chọn 

        Cách 1: phân bổ cho số năm trả tiền trước, mỗi kỳ ghi nhận doanh thu một lần, giá trị ghi nhận tương ứng giá trị đã phân bổ từng kỳ

        Cách 2: ghi nhận 1 lần toàn bộ doanh thu trả tiền một lần tại thời điểm nhận tiền thuê

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, chỉ được lựa chọn cách ghi nhận theo cách 1- phân bổ cho số năm trả tiền trước, mỗi kỳ ghi nhận doanh thu một lần

Hàng hóa xuất khẩu

Thời điểm xác định thuế GTGT, TNDN là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (được hiểu là ngày thông quan trên tờ khai hải quan).

2. So sánh giá trị ghi nhận doanh thu khi tính thuế TNDN và thuế GTGT

Giá trị doanh thu tính thuế GTGT

(Căn cứ theo:

– Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC

– Thông tư 119/2014/TT-BTC 

– Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Giá trị doanh thu tính thuế TNDN

(Căn cứ theo:

– Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC

– Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

– Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Đối với hoạt động bán hàng hóa

Giá chưa có thuế GTGT của hàng hóa tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp gián tiếp:

Doanh thu tính thuế TNDN là giá chưa có thuế GTGT tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. (giống giá tính thuế GTGT)

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp thì:

Doanh thu tính thuế TNDN là giá có bao gồm thuế GTGT (cao hơn giá tính thuế GTGT)

Đối với dịch vụ viễn thông

Giá tính thuế theo dữ liệu đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch

Giá tính thuế theo chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT

Doanh thu tính thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất động sản (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có).

Như vậy, giá tính thuế chuyển nhượng bất động sản cho mục đích thuế TNDN cao hơn giá tính thuế chuyển nhượng bất động sản cho mục đích thuế GTGT. 

Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê

Doanh thu tính thuế số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Doanh thu tính thuế là giá trị nghiệm thu, bàn giao với khách hàng. 

Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì tạm nộp thuế TNDN tại thời điểm thu tiền của khách hàng. (Chi tiết trường hợp tạm nộp, xác định doanh thu tính thuế TNDN trong năm, bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC)

Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu

Giá tính thuế GTGT, TNDN là giá trị nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với tặng cho Hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu tặng  (bao gồm cả biếu tặng khách hàng) thì phải lập hoá đơn  tính thuế GTGT theo quy định Pháp luật về thuế GTGT. Giá tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các giao dịch này

Trường hợp biếu tặng giấy mời xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (trên giấy mời ghi rõ là không thu tiền) thì giá tính thuế GTGT là bằng 0. 

Hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu tặng  (bao gồm cả biếu tặng khách hàng) thì không phải xác định doanh thu tính thuế TNDN.

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ

Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh không phải kê khai tính thuế GTGT Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh không tính doanh thu tính thuế TNDN, được tính chi phí được trừ.
Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng không phục vụ sản xuất kinh doanh thì phải kê khai tính thuế GTGT bình thường, giá tính thuế GTGT là giá bán hàng hóa thông thường.

Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng không phục vụ sản xuất kinh doanh phải tính doanh thu tính thuế TNDN và không được tính chi phí được trừ.

Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm

Là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (*) Được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi
Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng

– Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi: doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN là tổng số tiền bán hàng hóa

– Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi: doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa

Đối với hoạt động cho thuê tài sản

– Là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. 

– Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm: để xác định doanh thu để tính thuế GTGT, TNDN doanh nghiệp được lựa chọn 

        Cách 1: phân bổ cho số năm trả tiền trước:

Số tiền cho thuê tài sản của từng năm

= Số tiền trả trước
Số năm trả tiền trước

        Cách 2: được xác định theo doanh thu trả tiền một lần (là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của tất cả giai đoạn trả tiền trước)

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, việc xác định số thuế TNDN từng ưu đãi thuế cần thực hiện theo cách 1, chi tiết công thức xác định giá trị doanh thu tính thuế TNDN như sau: 

Số thuế TNDN từng ưu đãi thuế

= Tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước 

số năm bên thuê trả tiền trước

Đối với hoạt động gia công hàng hóa

Doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN là tiền thu về từ hoạt động gia công, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
Đối với hoạt động xuất khẩu

Doanh thu tính thuế GTGT, TNDN được tính dựa theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về kế toán  

 Chi tiết mời bạn đọc tham khảo: Những điều kế toán cần biết về ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu

Giá tính thuế GTGT bao gồm cả các khoản thuế sau: thuế xuất khẩu, thuế TTĐB… nếu có

Chú ý: (*) không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

MISA AMIS hy vọng bài viết giúp các bạn kế toán viên nhận diện, so sánh điểm giống, khác nhau trong xác định thời điểm, giá trị ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN đối với từng trường hợp để hoàn thành công tác kế toán nhanh chóng, chính xác. Có thể thấy doanh thu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng tại doanh nghiệp. Với chỉ tiêu quan trọng như vậy, chủ doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện theo dõi thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng nên tiến hành phân tách được doanh thu của doanh nghiệp theo từng mặt hàng, thị trường, nhân viên kinh doanh… Bởi lẽ, khi theo dõi thường xuyên, liên tục và theo dõi một cách chi tiết doanh thu theo từng khía cạnh sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định được đâu là mặt hàng đang có kết quả tốt, thị trường nào đang kinh doanh tốt, nhân viên kinh doanh nào có doanh số tốt…. để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời.

Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm công nghệ ví dụ như phần mềm kế toán online MISA AMIS. AMIS Kế toán – giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới có nhiều tính năng nổi bật, nhất là các tính năng về doanh thu như:

  • Doanh thu: Cho phép theo dõi doanh số bán hàng theo chi nhánh/ văn phòng, theo thời gian, theo mặt hàng/ nhóm hàng, theo thị trường
  • Chỉ tiêu tài chính: Xem tổng quan tình hình sức khỏe của doanh nghiệp như khả năng hoạt động, khả năng sinh lời…
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Dùng ngay miễn phí

Người tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả