Tổng hợp 17+ mẫu OKR chi tiết nhất theo chức vụ và phòng ban

21/06/2022
5995

Để quản trị mục tiêu chặt chẽ trong từng phòng ban, cá nhân, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng mẫu OKR. Đây là phương pháp đã được các tập đoàn hàng đầu thế giới ứng dụng thành công. Vậy OKR là gì? Doanh nghiệp của bạn nên lập bảng OKR như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ giúp bạn hiểu hơn về OKR, cách thức ứng dụng trong doanh nghiệp và các bảng OKR mẫu theo vị trí, phòng ban.

Mời bạn đăng ký nhận ngay: Biểu mẫu thiết lập và giám sát mục tiêu cho doanh nghiệp

1. OKR là gì?

1.1 Định nghĩa về OKR 

okr là gì?

Mẫu OKR được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Objectives and Key Results. Đây là một trong những phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào những ưu tiên lớn nhất trong một chu kỳ nhất định, thường là hàng quý.

OKR bao gồm hai phần chính:

– Objectives – Mục tiêu 

  • Các mục tiêu được thiết lập phải rõ ràng, khích lệ và thách thức.
  • Chúng nên đủ đơn giản để dễ dàng ghi nhớ và được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức.
  • Mục tiêu phải mang tính chiến lược và phù hợp với tầm nhìn lâu dài của tổ chức.

– Key Result – Kết quả then chốt

    • Là các chỉ số định lượng cụ thể, có thể đo lường được và cho thấy mục tiêu có được thực hiện thành công hay không.
    • Mỗi mục tiêu thường có từ 2 đến 5 kết quả then chốt.
    • Các kết quả then chốt không chỉ là các công việc hoặc hoạt động; chúng phải phản ánh kết quả đạt được.

Từ đó, OKR đóng vai trò như công cụ liên kết các thành viên trong công ty bằng những mục tiêu cụ thể. Các bộ phận và từng cá nhân sẽ luôn hoạt động thống nhất dựa trên một mục tiêu chung quan trọng nhất.

Xem thêm: Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Cách đặt ra mục tiêu khả thi để thúc đẩy động lực đội ngũ

1.2 Đặc điểm của OKR 

Trên thế giới, có rất nhiều phương pháp quản lý mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mẫu OKR vẫn chứng minh được ưu điểm to lớn với các công ty qua những đặc điểm như:

đặc điểm của okr

  • Rõ ràng và cụ thể: OKR yêu cầu mục tiêu phải được định nghĩa rõ ràng, không mơ hồ, giúp mọi người dễ dàng hiểu và hướng tới mục tiêu đó.
  • Có thể đo lường được: Kết quả then chốt của mỗi OKR phải là những chỉ số cụ thể, có thể đo lường được để dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
  • Thách thức nhưng có khả năng đạt được: Mục tiêu đặt ra trong OKR phải đủ thách thức để thúc đẩy nhân viên nỗ lực, nhưng cũng phải đảm bảo rằng chúng có khả năng đạt được.
  • Liên kết với mục tiêu chung của tổ chức: Các OKR cá nhân hoặc của phòng ban phải gắn kết với mục tiêu chung của toàn tổ chức, đảm bảo mọi hoạt động đều hướng tới việc thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Có thời hạn rõ ràng: Mỗi OKR cần được thiết lập với một khung thời gian rõ ràng, thường là hàng quý hoặc hàng năm, để mọi người có thể tập trung hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian đó.

Việc áp dụng OKR giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng quản lý, đánh giá hiệu quả công việc, và đồng thời tăng cường sự minh bạch và cam kết của nhân viên đối với mục tiêu chung của tổ chức.

1.3 Ví dụ về OKR 

Nếu công ty của bạn đang lên kế hoạch ra mắt một dòng sản phẩm mới thì các bộ phận đề sẽ có mẫu OKR khác nhau. Ví dụ, phòng Marketing được giao mục tiêu thu hút 1000 người mua sản phẩm trong tháng đầu tiên. Lúc này, kết quả then chốt của Marketing có thể là: 

  • Đạt mức truy cập vào web bán hàng: Trung bình 300 lượt truy cập một ngày
  • Được 5 trang báo lớn, uy tín trong ngành giới thiệu về sản phẩm
  • Hợp tác với 10 KOLs để lên bài đánh giá tốt về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội 

2. Lợi ích của OKR trong doanh nghiệp

Một mẫu OKR rõ ràng, thực tế sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế sau: 

  • Nỗ lực tập trung & tạo sự minh bạch: OKR giúp cả tổ chức rõ ràng về những gì cần đạt được, tạo sự minh bạch trong mục tiêu và kết quả kỳ vọng, giúp mọi người đồng lòng hướng tới mục tiêu chung.
  • Thúc đẩy cam kết và động lực: Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng và thách thức thông qua OKR kích thích cam kết cá nhân và tập thể, cung cấp động lực để cải thiện hiệu suất làm việc.
  • Cải thiện hiệu quả công việc: OKR cho phép doanh nghiệp đo lường được tiến độ và hiệu quả công việc một cách chính xác, giúp phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời.
  • Tăng cường sự phối hợp và hợp tác: Mục tiêu và kết quả rõ ràng giúp các phòng ban và cá nhân phối hợp chặt chẽ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.
  • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: OKR khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới không chỉ trong cách đạt mục tiêu mà còn trong việc thiết lập chúng, thúc đẩy tìm tòi các giải pháp mới mẻ và hiệu quả hơn.
  • Tối ưu hóa quyết định & định hướng chiến lược: Cung cấp dữ liệu thực tế về hiệu suất, OKR giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chiến lược chính xác, hướng tới việc cải thiện và phát triển bền vững.
  • Tăng khả năng thích ứng: Với việc theo dõi và đánh giá thường xuyên, OKR giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thay đổi, đảm bảo luôn bắt kịp với yêu cầu của thị trường và môi trường kinh doanh.
Việc xác định mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp vạch ra hướng đi, chiến lược đúng đắn và tránh những sai sót không đáng có. Đặc biệt, nhiệm vụ này càng quan trọng hơn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay bắt đầu Start-up.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU DÀNH CHO START-UP VÀ DOANH NGHIỆP NHỎ

3. Các mẫu OKR phổ biến nhất và ví dụ cụ thể cho nhân viên, quản lý

Trên thực tế, việc lập OKR cần phải dựa trên các cơ sở như hoàn cảnh, bối cảnh, đặc điểm và nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Do đó, những mẫu OKR dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. 

3.1 Mẫu OKR cho nhân viên

Ở cấp độ OKR cá nhân, bạn có thể ứng dụng trong cả công việc và cuộc sống thường ngày. Trong đó, mục tiêu sự nghiệp được minh họa như sau: 

– Mẫu 1

  • Mục tiêu: Trở thành nhân viên xuất sắc của phòng
  • Kết quả then chốt:
    • Hoàn thành 120% KPI được giao
    • Mỗi tháng có 1 ý tưởng cải tiến công việc mới
    • Tham gia ít nhất 3 khóa đào tạo bổ sung kỹ năng
    • Nhận được phản hồi tích cực từ ít nhất 90% đồng nghiệp trong các dự án chung

– Mẫu 2

  • Mục tiêu: Tăng ít nhất 15% lương trong 6 tháng tới
  • Kết quả then chốt:
    • Gia tăng năng suất cá nhân lên 25%
    • Đạt được tối thiểu 2 thành tích nổi bật trong công việc
    • Nhận xét đánh giá hiệu suất từ quản lý là ‘Xuất sắc’ trong ít nhất 3 tháng
    • Tham gia ít nhất 3 khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng chuyên môn và lãnh đạo

>> Xem thêm: Top 16 phần mềm OKR quản lý mục tiêu tốt nhất cho doanh nghiệp

3.2 Mẫu OKR cho người quản lý

Khác với nhân viên, nhà quản lý có yêu cầu về bảng OKR phức tạp hơn. Bởi lẽ, bạn phải chịu trách nhiệm cho cả đội ngũ dưới quyền. 

Vì vậy, OKR của người đứng đầu đội nhóm, phòng ban thường mang tính định hướng, sâu sát:

– Mẫu 3

  • Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả quản lý và lãnh đạo trong bộ phận để cải thiện năng suất và sự hài lòng của nhân viên.
  • Kết quả then chốt
    • Tăng năng suất bộ phận lên 20%
    • Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc xuống dưới 5%
    • Thực hiện đầy đủ các cuộc đánh giá hiệu suất hàng quý cho tất cả nhân viên trong bộ phận
    • Tăng tỷ lệ phản hồi tích cực từ nhân viên trong khảo sát hài lòng hàng năm lên 80%
    • Hoàn thành 3 khóa đào tạo về kỹ năng quản lý và lãnh đạo
    • Phát triển và triển khai ít nhất 2 sáng kiến mới để cải thiện quy trình làm việc trong bộ phận

– Mẫu 4

  • Mục tiêu: Cải thiện môi trường làm việc và sự gắn kết của nhân viên
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng tỷ lệ hài lòng của nhân viên lên 90% theo khảo sát thường niên
    • Giảm tỷ lệ tự nguyện rời bỏ công ty xuống còn 5%
    • Triển khai 5 chương trình phúc lợi mới được đánh giá cao bởi nhân viên

>> Xem thêm: [Download free] 9+ mẫu KPI cho các phòng ban: Cách quản lý KPI tối ưu nhất 

4. Mẫu OKR cho doanh nghiệp

Mẫu OKR của doanh nghiệp sẽ phủ rộng trên nhiều hạng mục với đích đến cuối cùng là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Để làm được điều đó, ban lãnh đạo công ty thường thiết lập mục tiêu công việc dựa trên 3 mong muốn chính là: cải thiện hoạt động của đội ngũ, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh thu theo từng quý. 

Một số ví dụ về OKR của doanh nghiệp là: 

– Mẫu 5

  • Mục tiêu: Cải thiện chất lượng công việc của nhân viên trong vòng 6 tháng.
  • Kết quả then chốt
    • Tăng tỷ lệ hoàn thành công việc đúng hạn của nhân viên lên 95%
    • Giảm tỷ lệ lỗi trong các báo cáo và công việc xuống còn dưới 2%
    • Tăng tỷ lệ phản hồi tích cực từ khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ lên 90%
    • 90% nhân viên tham gia và hoàn thành các khóa đào tạo về chất lượng và nâng cao kỹ năng
    • Thực hiện đánh giá định kỳ mỗi tháng để theo dõi tiến độ và định hướng cải tiến

– Mẫu 6

  • Mục tiêu: Tăng doanh thu của Quý I lên 15% so với cùng kỳ năm trước
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng lượng khách hàng mới lên 25%
    • Gia tăng doanh số từ khách hàng hiện tại lên 10%
    • Phát triển và triển khai 3 sản phẩm mới vào thị trường
    • Tăng hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, đạt tỷ lệ chuyển đổi ít nhất 5%
    • Tổ chức ít nhất 2 sự kiện khuyến mãi lớn trong quý
    • Cải thiện mức độ hài lòng khách hàng lên tới 90%

Xem thêm: Thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp – 6 phương pháp xây dựng mục tiêu thành công

5. Mẫu OKRs cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc tạo OKRs có thể gây khó khăn cho người mới bắt đầu. Dưới đây là một số ví dụ về OKR giúp bạn triển khai hiệu quả.

Phát triển công ty

Đặt mục tiêu tập trung vào tăng doanh thu, ra mắt sản phẩm mới, v.v.

– Mẫu 7

  • Mục tiêu: Tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV năm 2024, công ty sinh lợi nhuận.
  • KR1: Tăng doanh thu định kỳ từ 6% lên 10%.
  • KR2: Duy trì 98% khách hàng thông qua gia hạn dịch vụ.
  • KR3: Tạo cấu trúc định giá cạnh tranh mới.

Quản lý tài chính

Đặt mục tiêu đảm bảo lợi nhuận và quản lý dòng tiền.

– Mẫu 8

  • Mục tiêu: Đảm bảo công ty có lãi trong quý IV nắm 2024.
  • KR1: Tăng doanh thu hàng tháng lên 10%.
  • KR2: Đảm bảo 98% doanh thu từ khách hàng thân thiết.
  • KR3: Hoàn thiện bảng giá mới trước 15/10/2024.

Quy trình kinh doanh nội bộ

Tập trung cải thiện quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

– Mẫu 9

  • Mục tiêu: Cải thiện quy trình kinh doanh hiện tại.
  • KR1: Rút ngắn quy trình từ 10 xuống 7 bước.
  • KR2: Đảm bảo 100% tiêu chuẩn kinh doanh tuân thủ quy định mới.
  • KR3: Nâng cấp giao diện dịch vụ người dùng, tăng tốc độ truy cập lên 10%.

Phát triển con người và xây dựng văn hóa

Đặt trọng tâm vào phát triển đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp.

– Mẫu 10

  • Mục tiêu: Đưa công ty vào top 50 nơi làm việc tốt nhất năm 2025.
  • KR1: 95% nhân viên đánh giá trải nghiệm làm việc là tuyệt vời.
  • KR2: Giảm biến động nhân sự xuống dưới 5% mỗi quý.
  • KR3: Tăng 10% ngân sách phúc lợi hàng quý.

Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự

Nhấn mạnh sự kế thừa và cải thiện kỹ năng nhân viên.

– Mẫu 11

  • Mục tiêu: Phát triển đội ngũ nhân sự kế cận.
  • KR1: Mỗi nhân sự chủ chốt đào tạo nhân viên tối thiểu 4 tiếng/tháng.
  • KR2: Triển khai thư viện chuyên ngành trước 28/12/2024.
  • KR3: Thực hiện chính sách luân chuyển lãnh đạo cấp cao mỗi 5 năm.
  • Hãy linh hoạt trong việc thiết lập và theo dõi OKRs để đảm bảo các mục tiêu này phù hợp với thực tế doanh nghiệp của bạn.

6. Mẫu OKR theo phòng ban

Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh hoạt động dựa trên mục tiêu doanh số, do đó, ví dụ về OKR của bộ phận này sẽ cần có những hàng mục sau:

– Mẫu 12

  • Mục tiêu: Tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty lên 20% trong Quý II
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng doanh thu từ các sản phẩm chủ lực lên 30%
    • Giảm chi phí vận hành xuống 10%
    • Phát triển và thâm nhập 2 thị trường mới
    • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 90%
    • Tăng hiệu quả các chiến dịch marketing, đạt tỷ lệ ROI lên đến 120%
    • Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ chiến dịch trực tuyến lên 8%

– Mẫu 13

  • Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả của đội ngũ bán hàng trong Quý III
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng mua hàng lên 40%
    • Giảm thời gian đóng giao dịch trung bình xuống còn 15 ngày
    • Tăng số lượng đơn hàng trung bình mỗi khách hàng lên 10%

– Mẫu 14

  • Mục tiêu: Thiết lập quy trình bán hàng mới để tiết kiệm thời gian, nhân lực
  • Kết quả then chốt:
    • Nhân viên kinh doanh cập nhật thông tin bán hàng trên phần mềm quản lý chung 
    • Mỗi nhân viên thực hiện 3000 cuộc gọi tư vấn khách mua hàng trong quý I
    • Xây dựng 10 bản demo tính năng để tăng sự trực quan, giúp khách hàng hiểu sản phẩm nhanh hơn

Phòng Marketing

Để thiết lập OKR hiệu quả cho phòng Marketing, điều quan trọng là xác định các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được qua các kết quả then chốt. Dưới đây là một số mẫu OKR cho phòng Marketing mà bạn có thể sử dụng để hướng dẫn và cải thiện hoạt động của đội nhóm:

– Mẫu 15

  • Mục tiêu: Tăng sự hiện diện và tương tác thương hiệu trên thị trường trong Quý I
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng lượng truy cập vào website của công ty lên 50%
    • Tăng tương tác trên các kênh mạng xã hội lên 40%
    • Phát triển và triển khai 3 chiến dịch marketing chính với tỷ lệ phản hồi trên mục tiêu 25%

– Mẫu 16

  • Mục tiêu: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
  • Kết quả then chốt:
    • Khảo sát nhu cầu, lý do mua hàng, lựa chọn thương hiệu của 1000 khách hàng mới nhất
    • Làm rõ hành trình mua hàng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của họ
    • Đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông đang sử dụng và đưa ra phương án tối ưu

– Mẫu 17

  • Mục tiêu: Cải thiện ROI của các chiến dịch quảng cáo trả phí
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng ROI của chiến dịch quảng cáo trực tuyến lên 30%
    • Giảm chi phí mỗi lead (CPL) xuống 20% qua các chiến dịch quảng cáo
    • Phân tích và điều chỉnh chiến lược quảng cáo hàng tuần dựa trên dữ liệu hiệu suất

Phòng Kế toán

Nếu bạn đang đảm nhận vai trò chuyên môn tại phòng Kế toán, đừng bỏ qua các mẫu OKR hữu ích như: 

– Mẫu 18

  • Mục tiêu: Tăng hiệu quả và độ chính xác của báo cáo tài chính.
  • Kết quả then chốt:
    • Giảm thời gian chuẩn bị báo cáo tài chính xuống còn 5 ngày làm việc sau khi kết thúc quý
    • Đạt tỷ lệ chính xác trong báo cáo tài chính lên 99%
    • Thực hiện 100% tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và quy định thuế mới nhất

– Mẫu 19

  • Mục tiêu: Cải thiện quy trình thanh toán và thu nợ
  • Kết quả then chốt:
    • Giảm thời gian trung bình để thu hồi các khoản nợ xuống còn 30 ngày
    • Tăng tỷ lệ thu nợ kịp thời lên 95%
    • Tối ưu hóa quy trình thanh toán cho nhà cung cấp, giảm thời gian xử lý hóa đơn xuống còn 10 ngày

– Mẫu 20

  • Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng và năng lực của đội ngũ kế toán
  • Kết quả then chốt:
    • 100% nhân viên kế toán tham gia ít nhất 2 khóa đào tạo chuyên môn trong năm
    • Đánh giá hiệu suất nhân viên kế toán đạt mức tốt hoặc xuất sắc lên đến 90%
    • Triển khai hệ thống kế toán điện tử hoàn toàn để giảm giấy tờ và tăng hiệu quả

Phòng Nhân sự

Đội ngũ nhân sự trong công ty thường không bị đánh giá kết quả dựa trên số liệu doanh thu, tăng trưởng. Tuy nhiên, họ vẫn có bảng OKR liên quan trực tiếp đến các hoạt động chuyên môn bao gồm: 

– Mẫu 21

  • Mục tiêu: Tăng cường sự hài lòng và cam kết của nhân viên
  • Kết quả then chốt:
    • Tăng tỷ lệ hài lòng của nhân viên lên 90% theo khảo sát nội bộ hàng năm
    • Giảm tỷ lệ rời bỏ công ty xuống dưới 5% mỗi năm
    • Triển khai ít nhất 3 chương trình đào tạo mới cho nhân viên

– Mẫu 22

  • Mục tiêu: Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và Onboarding
  • Kết quả then chốt:
      • Rút ngắn thời gian tuyển dụng trung bình từ 30 ngày xuống còn 21 ngày
      • Tăng tỷ lệ ứng viên vượt qua giai đoạn thử việc lên 90%
      • Đạt mức 95% ứng viên cảm thấy hài lòng với quá trình tuyển dụng

    .

4. Triển khai OKR thành công với phần mềm quản lý Công việc Quy trình MISA

Thiếu mục tiêu chung, doanh nghiệp sẽ giống như một đám đông lạc lõng trong sương mù, không biết hướng đi nào là đúng đắn.

Tuy nhiên, khi đã xây dựng được mục tiêu tổng thể và phân bổ đến từng nhân sự, tình trạng không hoàn thành mục tiêu cũng là một vấn đề đau đầu khiến đội ngũ về đích chậm chạp, doanh nghiệp khó phát triển.

Bên cạnh những lý do khách quan như mục tiêu không rõ ràng, chưa phù hợp với năng lực thì việc nhân viên không hoàn thành mục tiêu xuất phát từ việc:

vấn đề khi triển khai okr

  • Nhân viên bị động trong công việc, không hoàn thành chỉ tiêu sếp giao, không chỉ rõ những khó khăn.
  • Sử dụng Excel để giao việc và theo dõi deadline. Khi khối lượng công việc quá tải, cả Sếp lẫn nhân viên đều không theo dõi kịp, dễ quên/sót việc, ảnh hưởng đến mục tiêu chung.
  • Nhân viên chưa biết cách theo dõi, đo lường hiệu quả theo KPI/mục tiêu, báo cáo thủ công tạo ra gánh nặng.
  • Sếp không giám sát hoặc theo dõi được tiến độ công việc, mức độ hoàn thành KPI của nhân viên; không phát hiện điểm nóng kịp thời hay chỉ ra được những khó khăn để hỗ trợ.
  • Nhân viên mất rất nhiều thời gian để thực hiện các quy trình cần sự luân chuyển giữa các bộ phận, khiến cho tiến độ bị chậm.

Những rào cản trong quản lý công việc, quy trình và hệ thống đánh giá kéo chậm tốc độ của doanh nghiệp và đội ngũ trên đường tiến đến “thành Rome”.

Phần mềm quản lý Công Việc Quy Trình của MISA để giảm bớt thao tác thủ công, tối ưu hiệu suất đội ngũ và tăng tốc hoàn thành mục tiêu.

Dùng thử miễn phí

  • Dễ dàng giao việc và kiểm soát tiến độ: Giao việc, phân bổ công việc cho từng người/phòng ban; quản lý tiến độ từng việc chi tiết, dự án, phòng ban.
  • Theo dõi KPI và mức độ hoàn thành: Nhân viên chủ động theo dõi mức độ hoàn thành KPI cá nhân, quản lý đánh giá công việc và KPI của các thành viên để cải thiện tức thời.
  • Tự động hóa quy trình phối hợp: Thiết lập quy trình phối hợp dễ dàng để thực hiện công việc theo từng bước, giao nhân sự thực hiện, chỉ định nhân sự liên quan, trao đổi và thống nhất thuận tiện.
  • Cảnh báo thông minh: Phần mềm tự động cảnh báo mức độ hoàn thành KPI, nhắc việc khi sắp đến hạn và thông báo tới người liên quan để đội ngũ nhận biết và hỗ trợ.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn phần mềm quản lý Công việc Quy trình MISA, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCOCông ty Cổ Phần Viglacera Hạ LongCông ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á ChâuCông ty Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của phần mềm tại đây:

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

5. Tạm kết

Hiện nay, mẫu OKR đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ những lợi ích to lớn trong việc định hướng cho nhà quản lý và nhân viên đạt được mục tiêu quan trọng nhất. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua những ví dụ thực tế về OKR trong doanh nghiệp bên trên. MISA AMIS hy vọng bạn đã có thêm cơ sở ứng dụng vào thực tiễn công việc và gặt hái nhiều thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả