Marketing Concept là gì? Marketers chuyên nghiệp nhất định phải biết

18/05/2022
1977

Khái niệm Concept vẫn thường được nhắc đến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của Concept trong Marketing. Vậy Marketing Concept là gì? Đâu là quy trình chuẩn trong thiết kế khi tạo Concept? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

I. Marketing Concept là gì?

Xuất phát từ tiếng Latin “Conceptus”, khái niệm Concept được định nghĩa là sự tiếp nhận một ý tưởng nào đó và đưa chúng vào trong tâm trí. Những ý tưởng này thường được con người giác ngộ và lĩnh hội từ chính những trải nghiệm, lý luận và tưởng tượng của bản thân. 

Marketing Concept là gì?
Marketing Concept là gì?

Vì vậy, đối với mỗi một lĩnh vực, Concept ở mỗi lĩnh vực, phạm vi lại đóng những vai trò khác nhau cũng như mang những nét đặc trưng nhất định. Ví dụ, trong ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, Concept giúp ban lãnh đạo định hình được phong cách chủ đạo mà họ muốn khách hàng trải nghiệm là gì. Hay đối với lĩnh vực nhiếp ảnh thì Concept chính là nội dung và bố cục của set chụp, giúp thể hiện được tinh thần và cá tính của người chụp trong từng bức ảnh.

Vậy định nghĩa Concept trong Marketing là gì?

Tiếp cận khách hàng bằng việc đáp ứng nhu cầu của họ là một trong những ý tưởng chung của khái niệm Marketing Concept. Từ lâu, các doanh nghiệp đã sớm nhận ra rằng khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Họ là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty, tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định để duy trì bộ máy doanh nghiệp. 

Nhìn chung, Marketing Concept thúc đẩy các tổ chức tập trung vào những gì khách hàng của họ cần tới. Để hiểu rõ mong muốn của người tiêu dùng tốt hơn so với các đối thủ, các doanh nghiệp cần chia nhỏ những nhu cầu đó thành các đầu việc cần làm. Qua đó giúp họ dễ dàng giải quyết các mục tiêu đã đề ra.

Marketing Concept của Coca-Cola và Pepsi
Marketing Concept của Coca-Cola và Pepsi

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Marketing Concept, hãy cùng xét tới ví dụ của Pepsi và Coca-Cola. Như chúng ta đều biết cả hai thương hiệu này đều bán chung một dòng sản phẩm đó chính là nước giải khát. Tuy nhiên liệu đâu là điểm giúp người tiêu dùng phân biệt được Pepsi và Coca-Cola? Có thể nói rằng cả 2 thương hiệu này đều biết cách tạo cho mình một đề xuất giá trị riêng biệt, hay nói cách khác là Marketing Concept. Thay vì chỉ tập trung tới đối tượng trẻ như Pepsi, thì Coca-Cola lại đẩy mạnh truyền tải thông điệp tới mọi lứa tuổi. Ngoài ra, so với đối thủ của mình, về chất lượng sản phẩm của Coca-Cola cũng được thay đổi qua từng thời kỳ, điều này cho thấy hãng đặc biệt chú trọng phát triển các ý tưởng quảng cáo, qua đó giúp Coca-Cola truyền tải đề xuất có giá trị tốt hơn so với Pepsi.

II. Sự khác nhau giữa Concept và Idea trong Marketing

Concept và Idea là hai khái niệm thường xuyên được sử dụng thay thế cho nhau, tuy nhiên không nhiều người biết rằng thực chất vẫn có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Vậy khác biệt đó là gì?

Idea được hiểu là ý tưởng, suy nghĩ tức thì, xuất hiện khi con người đối diện với những tình huống khó khăn, lúc này bộ não sẽ hoạt động để đưa ra giải pháp tốt nhất tại thời điểm đó. Chúng có thể giải quyết được vấn đề ngay tức khắc hoặc không, tuy nhiên đây lại là bước quan trọng trong việc hình thành nên giải pháp sau này. Idea được hình thành dựa trên các hiện tượng nhận thức và suy nghĩ mơ hồ, đó thường là một phản ứng bất chợt nhưng cũng có thể là một phản ứng có suy nghĩ. Idea không phải lúc nào cũng hoạt động theo cách mà chúng ta mong muốn nhưng khi hoạt động, chúng mang lại sự hài lòng tột cùng. Có thể nói rằng Idea là nguồn cảm hứng đã đi vào tiềm thức của một cá nhân thông qua sự tương tác với môi trường xung quanh, vì vậy chúng không có bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh là đúng.

Sự khác nhau giữa Concept và Idea trong Marketing
Sự khác nhau giữa Concept và Idea trong Marketing

Mặt khác, Concept là quá trình được thực hiện nhằm triển khai các Idea và hiện thực hóa chúng để giải quyết vấn đề. Hiểu đơn giản, chúng là hình thái cuối cùng của một Idea sau khi đã trải qua rất nhiều thay đổi để hoàn thiện. Thay vì chỉ là ý tưởng xuất phát từ một cá nhân, Concept lại có sự tham gia đóng góp ý kiến của rất nhiều cá thể, họ cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Khi một Concept được hình thành, chúng ta có thể thấy rõ điểm bắt đầu, điểm phát triển và điểm kết thúc, hay nói cách khác đây là một chiến lược hoàn chỉnh. Concept hình thành phụ thuộc vào sự hiểu biết và quan sát cũng như có thể chứng minh được là đúng. Chúng được sử dụng nhằm giải thích một suy nghĩ hoặc một ý tưởng nào đó. Chính vì vậy, điều đó hoàn toàn đúng khi nói rằng các Idea là ý tưởng ban đầu nhằm bổ trợ cho một Concept.

Nhìn chung, cả hai thuật ngữ này đều có một vài nét giống nhau, tuy nhiên bản chất của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Concept có thể được hiểu là Idea sau khi trải qua quá trình suy nghĩ, phân tích và thử nghiệm một cách cẩn thận. Đối với Idea, chúng thường kết thúc ở ngay thời điểm bắt đầu – sau khi nảy sinh ra ý tưởng mới, còn với Concept thì lại tồn tại cho tới điểm kết thúc nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả. Mặc dù đây là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ không thể tách rời. Bởi lẽ, nếu không có Idea thì không thể tạo ra Concept và ngược lại, nếu như không có Concept thì chúng ta cũng không thể thực hiện được Idea.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.

  • Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
  • Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
  • Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
  • Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
  • Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
  • Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

III. 3 yếu tố để tạo nên Marketing Concept

1. Khởi tạo một thông điệp

Khởi tạo một thông điệp
Khởi tạo một thông điệp

Khởi tạo một thông điệp giúp doanh nghiệp truyền đạt những gì khách hàng muốn biết về thương hiệu. Chúng không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mà còn góp phần xây dựng nên bản sắc thương hiệu thông qua sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, một thông điệp tốt sẽ đem lại sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của công chúng mục tiêu với thương hiệu. Qua đó giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm, hạn chế khả năng đắn đo khi lựa chọn sản phẩm.

Để khởi tạo một thông điệp hiệu quả cho sản phẩm hoặc thương hiệu, hãy cố gắng tập trung vào những gì khách hàng quan tâm. Bằng cách đó, thông điệp không chỉ kết nối mà còn tạo sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng một thông điệp tốt cần đảm bảo tính ngắn gọn, rõ ràng để người đọc có thể dễ dàng hiểu được mà không cần phải phân tích quá chi tiết hay thậm chí là hiểu sai thông điệp.

2. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra cho thương hiệu một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Hiểu đơn giản, các nỗ lực này đem lại cho thương hiệu một hình ảnh độc đáo, dễ đi vào nhận thức của họ, từ đó giúp chúng trở thành “top of mind” mỗi khi người tiêu dùng liên tưởng tới. Khác với những dòng tagline hay logo hào nhoáng, định vị thương hiệu là chiến lược được sử dụng để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp so với các đối thủ khác có mặt trên thị trường.

>> Đọc thêm: Doanh nghiệp đã có Brandkey để định vị thương hiệu chưa?

3. Tạo sự khác biệt

Tạo sự khác biệt
Tạo sự khác biệt

Chiến lược khác biệt hóa là phương pháp tiếp cận mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút và “níu kéo” khách hàng bằng cách cung cấp cho họ sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo. Mục tiêu chính của chiến lược này là để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện phân tích mô hình SWOT và hiểu nhu cầu của khách hàng, qua đó giúp họ tìm ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Một số lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tạo sự khác biệt có thể kể đến như sau:

  • Hạn chế khả năng cạnh tranh về giá: Cạnh tranh về giá là một trong những chiến lược cạnh tranh phổ biến nhất trên hiện nay, điều này thường xảy ra khi mà có quá nhiều sản phẩm tương đồng trên thị trường. Bằng việc xây dựng chiến lược khác biệt hóa sẽ khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên nổi bật, và chính vì vậy nên dù đối thủ có hạ mức giá xuống như nào cũng khó có thể cạnh tranh được.
  • Thu lại mức lợi nhuận cao hơn: Nếu như doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm độc đáo, các đối thủ cạnh tranh sẽ phải mất một khoảng thời gian để bắt kịp hay học hỏi theo. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để triển khai các chiến dịch tiếp thị nhằm củng cố thêm vị thế sản phẩm. Một khi sản phẩm trở thành “top of mind” của người tiêu dùng, thương hiệu có thể tăng giá sản phẩm và thu lại mức lợi nhuận cao hơn.
  • Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp: Chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng không hề sử dụng cố định bất kỳ sản phẩm của một thương hiệu nào hết. Trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm, họ thường cân nhắc xem mình sẽ nhận được những gì khi mua chúng. Với sự khác biệt, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí riêng biệt trong tâm trí người tiêu dùng qua đó níu kéo họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.

IV. Phân biệt Marketing Concept và Selling Concept

Phân biệt Marketing Concept và Selling Concept
Phân biệt Marketing Concept và Selling Concept

Bên cạnh Marketing Concept thì Selling Concept cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm tới. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Marketing Concept và Selling Concept.

Marketing Concept tập trung vào nhu cầu cần thiết của người mua, trong khi Selling Concept lại chú trọng vào nghĩa vụ của nhà cung cấp. Marketing Concept ra đời với mục đích làm hài lòng khách hàng thông qua sản phẩm, còn Selling Concept lại được xây dựng nhằm tăng trưởng doanh thu. Thay vì coi khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh như Marketing Concept thì cách tiếp cận của Selling Concept là chủ yếu xoay quanh người bán. Vì vậy, các khó khăn thách thức của cả hai khái niệm này cũng khác nhau, nếu như Marketing Concept thường gặp khó khăn trong việc làm thỏa mãn khách hàng thì Selling Concept lại luôn phải đối mặt với áp lực doanh số.

Ngoài ra có thể thấy rõ mục đích của Selling Concept là cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho một cách nhanh nhất, trong khi đó Marketing Concept giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng ngay từ ban đầu. Chính vì vậy, Selling Concept chỉ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế trong ngắn hạn, bởi khi giao dịch hàng hóa xong khách hàng sẽ không còn bất cứ mối liên hệ nào với doanh nghiệp.

V. Quy trình trong thiết kế khi tạo Concept là gì?

Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của Churn rate, vậy quy trình trong thiết kế khi tạo Concept là gì? Nhìn chung, có 5 bước để tạo Concept như sau:

1. Thu thập thông tin đầu vào

Thu thập thông tin đầu vào
Thu thập thông tin đầu vào

Trước khi bắt tay vào công việc tạo Concept, các nhà thiết kế cần thu thập mẫu thông tin quan trọng cũng như nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiệm vụ này giúp nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo Concept theo ý tưởng của mình trong khi vẫn nắm chắc được tiêu chí của khách hàng.

Để quá trình phân tích nhu cầu người tiêu dùng diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Phỏng vấn: Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với đối tượng khảo sát, qua đó nắm bắt được thông tin một cách rõ ràng nhất. Với sự phát triển của Internet, phỏng vấn không chỉ bó buộc ở các cuộc đối thoại mặt đối mặt mà còn mở rộng phạm vi như video call.
  • Nhóm tập trung: Để thực hiện phương thức này, doanh nghiệp cần tập trung một nhóm khách hàng với số lượng nhỏ. Tiêu chí để chọn ra nhóm người này cần đảm bảo họ có chung đặc điểm nào đó như nhân khẩu học, hành vi, hay sở thích. Qua đó cho phép nhà nghiên cứu thu thập thông tin nhanh chóng.
  • Tạo phiếu khảo sát: Thông thường khi tạo bảng khảo sát, doanh nghiệp nên giới hạn nội dung khảo sát cũng như tùy chọn phương án trả lời. Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian của đối tượng khảo sát và giúp kết quả khảo sát chính xác hơn.

2. Xử lý các thông tin

Xử lý các thông tin
Xử lý các thông tin

Sau khi tiến hành thu thập thông tin cần thiết của khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo mà nhà thiết kế cần phải làm là xử lý và chọn lọc số liệu vừa thu thập được. Điều này là cực kỳ quan trọng, bởi chúng ta không thể lấy hết các mẫu thông tin được, mà cần xem xét và cân nhắc đâu là nhu cầu mà khách hàng đang mong muốn được đáp ứng nhất. Qua đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra Concept độc đáo nhất trong khả năng của mình, đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng.

Thu thập – lưu trữ – quản lý data khách hàng tập trung trên MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers thu thập data khách hàng từ các điểm chạm hiệu quả, lưu trữ & quản lý data tập trung, từ đó triển khai các chiến dịch Marketing thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi.

  • Lưu trữ thông tin tập trung, chi tiết đến từng khách hàng là ai, quan tâm đến thông tin gì, theo dõi thông tin nào mà doanh nghiệp cung cấp…
  • Hiển thị lịch sử tương tác của liên hệ ở từng điểm chạm, giúp doanh nghiệp xây dựng nên Customer Profile để nghiên cứu chuyên sâu.
  • Liên thông & đồng bộ dữ liệu, cơ hội kinh doanh với bộ phận Sales, giúp Marketers theo dõi tình hình thăng hạng cơ hội ở phía Sales, đánh giá chất lượng cơ hội mang về cũng như hiệu quả các chiến dịch tiếp thị.
  • Hệ thống đo lường, báo cáo tự động, đa chiều theo thời gian thực để giúp nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

3. Sáng tạo nội dung cho các ý tưởng

Sáng tạo nội dung là quá trình có sự tham gia của rất nhiều người, họ cùng ngồi lại với nhau để phát triển ý tưởng. Thông thường, người lãnh đạo dự án sẽ mở một cuộc họp, mô tả mục tiêu hình thành Concept và xác định phạm vi. Nhìn chung, ở giai đoạn này sẽ có rất nhiều ý tưởng mới lạ được hình thành, tuy nhiên nhà thiết kế vẫn cần đảm bảo ý tưởng của mình không được đi quá xa so với tinh thần của khách hàng.

4. Lọc và lựa chọn các ý tưởng phù hợp

Nếu như ở bước trước chúng ta có thể thấy được rất nhiều ý tưởng độc đáo được hình thành, thì trong bước này các nhà thiết kế cần đánh giá và lựa chọn các ý tưởng phù hợp nhất. Một số câu hỏi cần đặt ra nhằm giúp nhà thiết kế tìm được Concept phù hợp nhất có thể kể đến như:

  • Concept đã đạt được mục tiêu ban đầu thảo luận hay chưa?
  • Có Concept nào phù hợp hơn không? Hay Concept có cần bổ sung thêm điều gì không?
  • Concept có vướng bất kỳ vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ hay không?
Lọc và lựa chọn các ý tưởng phù hợp
Lọc và lựa chọn các ý tưởng phù hợp

Bên cạnh những câu hỏi nêu trên, nhà thiết kế cũng cần cân nhắc các ý tưởng dựa trên góc nhìn và cảm nhận của khách hàng.

5. Tiến hành sản xuất nội dung, triển khai hành động

Đây là bước cuối cùng trong quy trình tạo Concept, ở bước này nhà thiết kế sẽ bắt đầu sản xuất nội dung cũng như triển khai những công việc được thảo luận ở trên. Sau khi hoàn thành, họ cần ngồi lại với khách hàng cùng nhau xem xét mẫu thiết kế đã hoàn thiện chưa. Nếu như khách hàng chưa hài lòng và yêu cầu bổ sung thêm hoặc cắt giảm bớt những chi tiết chưa hợp lý thì nhiệm vụ của nhà thiết kế là chỉnh sửa lại sao cho đúng ý của họ.

VI. Tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp với bộ công cụ MISA AMIS AIMARKETING

MISA AMIS aiMarketing là phần mềm Marketing hợp nhất toàn bộ các modules trên một nền tảng duy nhất giúp Marketers triển khai chiến lược Marketing hiệu quả, tối ưu điểm chạm khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi với chị phí tiết kiệm.

1. Email Marketing – Công cụ thiết kế & gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả

Công cụ gửi Email Marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing đáp ứng tất cả các yêu cầu từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.
Công cụ gửi Email Marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing đáp ứng tất cả các yêu cầu từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.

>> Công cụ Email Marketing thuộc bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên của Marketers, từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Email Marketing TẠI ĐÂY:

2. Landing page – Thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng

Giao diện thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản trên aiMarketing (ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình)
Giao diện thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản trên aiMarketing (ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình)

>> Với MISA AMIS aiMarketing, người dùng có thể thiết kế Landing page một cách chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản, ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình. 

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Landing page của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

3. Form – Công cụ Form giúp tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn

Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng
Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng

>> Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing chính là công cụ giúp Marketers thực hiện công việc thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng một cách dễ dàng, tự động, đồng bộ.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ FORM của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

4. Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing tự động vô cùng dễ dàng

Giao diện quản lý Workflow trên aiMarketing
Giao diện quản lý Workflow trên aiMarketing

>> Tính năng Workflow của MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers tự động hóa quá trình Marketing và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng. Khi áp dụng tính năng Workflow của aiMarketing, Marketers chỉ cần nghiên cứu hành vi của khách hàng, xây dựng các kịch bản tương tác dựa trên hành vi của khách hàng tiềm năng, sau đó vẽ luồng email chăm sóc trên phân hệ Workflow của aiMarketing.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Workflow của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

5. Customer Profile – Marketers hiểu khách hàng ở từng điểm chạm và cả hành trình

AMIS aiMarketing thể hiện chi tiết từng điểm chạm khách hàng trên lịch sử hoạt động của module Customer Profile.
AMIS aiMarketing thể hiện chi tiết từng điểm chạm khách hàng trên lịch sử hoạt động của module Customer Profile.

MISA AMIS aiMarketing còn cho phép Marketers nắm bắt được khách hàng là ai, quan tâm đến thông tin gì, theo dõi thông tin chi tiết, lịch sử tương tác của liên hệ giúp xây dựng Customer Profile.

Cụ thể tính năng Customer Profile cho phép Marketers nắm bắt được các thông tin khách hàng bao gồm:

  • Thông tin liên hệ (họ tên, email, SĐT, …)
  • Lịch sử truy cập Website/ Landing page
  • Lịch sử điền Form
  • Lịch sử nhận, đọc, click email
  • Lịch sử mua hàng, chăm sóc

Có đầy đủ thông tin về khách hàng giúp Marketers thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra các chiến lược chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng để tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Toàn bộ lịch sử hoạt động của khách hàng được lưu trữ tập trung trên module Customer Profile
Toàn bộ lịch sử hoạt động của khách hàng được lưu trữ tập trung trên module Customer Profile

6. Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng

>> Hệ thống báo cáo của MISA AMIS aiMarketing cung cấp các thông tin đa chiều và theo thời gian thực để giúp nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.

Báo cáo tổng quan doanh số

Phân tích tỷ lệ chuyển đổi 

>> Nhờ có hệ thống báo cáo của MISA AMIS aiMarketing, nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên, giúp Marketers & nhà quản lý bắt được khâu nào đang làm tốt, khâu nào đang làm chưa tốt để điều chỉnh, tối ưu hoạt động Marketing – Bán hàng.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

VII. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về khái niệm Marketing Concept là gì. Qua đó, nêu rõ sự khác nhau giữa Marketing Concept và Selling Concept, đồng thời đưa ra quy trình chuẩn khi tạo Concept. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về hoạt động Marketing quan trọng này, từ đó triển khai hiệu quả cho doanh nghiệp mình. MISA AMIS chúc các bạn thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả