Năm tài chính là gì và cách xác định ngày bắt đầu

05/03/2023
2214

Năm tài chính là gì? Năm tài chính là một trong những khái niệm quen thuộc với người làm kế toán, tuy nhiên không ít kế toán doanh nghiệp vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa năm tài chính và năm dương lịch. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về năm tài chính.

1. Năm tài chính là gì?

Năm tài chính (financial year) hay còn gọi là năm ngân sách, năm tài khóa, có độ dài bằng với một năm dương lịch là 12 tháng để tính toán và thống kê công tác tài chính, tiền tệ của tổ chức, quốc gia.

Tại Việt Nam, năm tài chính được chính phủ xác định là năm dương lịch từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép các công ty áp dụng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu ngày 01 đầu tháng quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo lại cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế biết.

Khái niệm năm tài chính có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Ví dụ tại Mỹ, năm tài chính còn được gọi là năm tính thuế.

năm tài chính là gì

Phân biệt năm tài chính và năm dương lịch

Năm dương lịch bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 12, trong khi đó năm tài chính có thể độ dài tương đương với năm dương lịch cũng như có thể kéo dài hơn và cần phải tuân thủ theo quy định của quy định của từng quốc gia

Tại Việt Nam, năm tài chính thường được các doanh nghiệp ấn định lệch hơn so với năm dương lịch bình thường bởi cuối năm công việc của doanh nghiệp thường khá nhiều do đó việc thống kê tài chính và tính toán sẽ khiến kế toán gặp nhiều áp lực.

>> Đọc thêm: Lưu ý khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán cần phải biết

2. Ngày bắt đầu năm tài chính và cách xác định năm tài chính cho doanh nghiệp

2.1. Quy định về ngày bắt đầu năm tài chính

Ngày bắt đầu năm tài chính được xác định là ngày 01 của tháng đầu tiên của quý

Doanh nghiệp cần lưu ý năm tài chính không có ý nghĩa khai báo về ngày mở sổ kế toán hay ngày bắt đầu đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, dù ngày bắt đầu là ngày nào thì báo cáo tài chính năm phải dài một năm và xuyên suốt báo cáo tài chính năm.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ngày bắt đầu năm tài chính thường theo năm dương lịch, tức năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và năm tài chính sẽ được kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Trường hợp nếu công ty đầu tư nước ngoài muốn chọn cùng năm tài chính với công ty mẹ tại nước ngoài thì kế toán doanh nghiệp có thể áp dụng năm tài chính khác, ví dụ năm tài chính của một số quốc gia cụ thể như sau:

  • Tại Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 của năm và kết thúc vào ngày 30 tháng 9 của năm tiếp theo.
  • Tại Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: Năm tài chính trùng với năm dương lịch.
  • Tại Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của năm và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 của năm tiếp theo.
  • Tại Anh, Ấn Độ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 của năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn kết chuyển lãi lỗ đầu năm cuối năm

2.2. Cách xác định năm tài chính cho doanh nghiệp

Việc xác định năm tài chính của doanh nghiệp được thực hiện ngay trên hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể đổi lại ngày bắt đầu theo cách khác dựa theo đăng ký doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày ngày 01/5/2021 nhưng muốn đăng ký lại năm tài chính từ 01/07 đến 30/6 năm sau thì năm tài chính đầu tiên của công ty A được tính tròn 12 tháng kể từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022.

3. Quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế liên quan đến năm tài chính

Căn cứ theo khoản 2 điều 44 Luật quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

  • Đối với hồ sơ quyết toán năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
  • Đối với hồ sơ khai thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính
  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
  • Đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề
  • Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trang bị thêm cho bộ phận kế toán hệ thống phần mềm hỗ trợ để giúp việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán được nhanh chóng, chính xác hơn. Một trong các phần mềm nổi bật trên thị trường đó là phần mềm kế toán online MISA AMIS. Đây là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới, có nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp như:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp mọi lĩnh vực
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 
  • Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả