Kiến thức Quản trị sản xuất là gì? Ứng dụng trên phần mềm MISA...

Sản xuất là hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.Thông qua quá trình sản xuất đầu vào được chuyển đổi thành đầu ra là những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố trong quản trị sản xuất. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tặng bạn ebook: Quản lý công việc khoa học và hiệu quả

1. Quản trị sản xuất là gì?

Quản trí sản xuát có tên tiếng Anh là production management. Quản trị sản xuất bao gồm các hoạt động xây dựng hệ thống và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện mục tiêu đa đề ra của doanh nghiệp.

quan tri san xuat
Quản trị sản xuất là gì?

2. Mục tiêu của quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất sẽ có những mục tiêu nhất định, cùng tìm hiểu xem nó có những mục tiêu gì ở bên dưới nhé.

2.1 Tạo ra sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng

Chất lượng sản phẩm thường được dựa trên nhu cầu của khách hàng. Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ giúp chuển yêu cầu của khách hàng thàng các thông số chi tiết của sản phẩm. Các thông số về sản phẩm sẽ được chuyển thành mục tiêu của bộ phận sản xuaatsmaf doanh nghiệp có thể đo lượng và đạt được. Chất lượng cuối cùng của sản phẩm phải được duy trì và đảm bảo với mức chi phí sản xuất.

2.2 Sản xuất với số lượng thích hợp

Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là đảm bảo rằng lượng cung của sản phẩm phù hợp với cầu của thị trường. Để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn vốn, tồn kho nhiều. Hoặc ngược lại cầu lớn hơn cung sẽ dẫn ra tình trạng thiếu hụt. Chính vì vậy mà số lượng hàng hóa phù hợp là một trong những tiêu chí quan trọng của quản trị sản xuất.

san xuat so luong thich hop
Sản xuất với số lượng thích hợp

2.3 Tối ưu chi phí sản xuất

Chi phí là một yếu tố mà bất kỳ tổ chức nào cũng quan tâm. Việc tổ chức sản xuất phải được thực hiện trong các giới hạn chi phí đã được xác định trước. Đây cũng là nhiệm vụ trong tâm của quản trị sản xuất.

2.4 Đảm bảo đúng tiến độ

Một trong những vấn đề của sản xuất đó là phải đảm bảo đúng tiến độ để giao hàng theo thỏa thuận đã ký kết. Nhưng trong quá trình hoạt động sẽ có một số vấn đề phát sinh như: thiếu nhân lực, máy móc thiết bị hỏng, khâu nhập liệu chậm trễ,… đã gây ảnh hưởng đến việc sản xuất.

Chính vì vậy mà hoạt động quản trị sản xuất giúp kiếm soát các vấn đề phát sinh và đảm bảo việc giải ngân kịp thời, để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những nhiệm vụ chính đã đề cập thì, quản trị sản xuất còn cần đảm bảo nhân lực, kiểm tra các vấn đề về máy móc thiết bị, chuẩn bị nguyên vật liệu và giám sát chất lượng sản phẩm theo tiêu chí của các đơn hàng.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

3. Các bước quản trị sản xuất

Gắn liền với sản xuất thì quản trị sản xuất cũng có rất nhiều bước khác nhau. các bước từ bắt đầu đến kết thúc được thực hiện như sau:

3.1 Dự báo nhu cấu sản xuất

Đây là bước đầu tiên, việc này ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, xác định nhu cầu thị trường có kết quản để dự báo nhu cầu sản xuất.

Để làm được điều này doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm, số lượng, thời điểm thích hợp để sản xuất,…Do đó việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định có nên sản xuất hay không.

nghien cuu san pham
Nghiên cứu sản phẩm

3.2 Thiết kế sản phẩm

Sau khi có quyết định thì doanh nghiệp cần xác định các yếu tố đầu vào như máy móc, thiết bị, các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình sản xuất,…Tùy vào đặc thù mỗi sản phẩm sẽ có những yêu cầu khác nhau về phương pháp và quy trình. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần nhanh chóng để đáp ứng đầy đủ cầu, từ đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh phù hợp với điểm mạnh của mình.

Hoạt động này là nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận thiết kế sản phẩm nhưng nó cần có sự tham gia và điều phối của các chuyên viên cũng như cán bộ quản lý.

3.3 Quản lý năng lực sản xuất

Tại bước này bạn có thể xác định được quy mô cũng như công suất của doanh nghiệp. Yếu tố này tác động lớn đến sự phát triển trong tương lai. Theo vậy việc xác định được năng lực của công ty không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo điều kiện thuận lợi sau này.

Cùng với đó mô hình sản xuất cũng tác động mạnh đến các loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức và sự vận hành của doanh nghiệp.

>> Xem Thêm: Quản lý sản xuất là gì – Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

3.4 Định vị cho doanh nghiệp

Việc lựa chọn địa phận để phân bổ sao cho đảm bảo được một số mục tiêu trong kinh doanh. Đây chính là một hoạt động có nhiều ý nghĩa trong các hoạt động quản lý, và phát triển sản xuất.

Việc định vị doanh nghiệp, còn giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để xác định được vị trí của mình thì bạn cần xác định được các yếu tố môi trường xungq uanh để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục.

3.5 Lên phương án sản xuất

Đây là viêc xác định phương án, lựa chọn mặt bằng, trang thiết bị, máy móc phù hợp với dây chuyền sản xuát để có thể đưa ra các sản phẩm đạt hiệu quả khi vận hành. Sử dụng kinh nghiệm trực quan là phương pháp thường được áp dụng. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các công nghệ phần mềm để lựa chọn được phương pháp tối ưu nhất.

3.6 Sắp xếp nguồn lực

Sau khi có kế hoạch và phương án thực thi thì bước sẽ có kế hoạch về việc phân bổ nguồn lực, lao động, máy móc, nguyên vật liệu,… tương ứng. Điều này giúp việc sản xuất được liền mạch và tiết kiệm chi phí.

phan bo nguon luc
Phân bổ nguồn lực để triển khai dự án

3.7 Điều tiết trong sản xuất

Điều tiết sản xuất là các hoạt động xây dựng lịch trình, phân phối công việc theo từng giai đoạn. Đặc biệt cần sắp xếp thứ tự các đầu việc theo mức độ ưu tiên, việc nào nên thực hiện trước, việc nào nên thực hiện sau để đảm bảo tiến độ.

3.8 Kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất

Đây là kiểm soát toàn bộ hệ thống chất lượng sản xuất và hàng tồn kho. Đây là 2 nội dung rất quan trọng chính vì thế mà nếu không kiểm soát tốt sẽ làm cho vốn bị tồn đọng, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Còn quản lý chất lượng tương ứng với mỗi sản phẩm sẽ giúp chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay thì phần mềm quản lý công việc được áp dụng nhiều trong việc kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất. Chính vì vậy các doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng để tiết kiệm thời gian và tối ưu năng suất lao động.

CTA MGM 02

4. Ứng dụng phần mềm MISA AMIS vào quản trị sản xuất

Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN giúp doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ quản trị sản xuất bao gồm:

  • Lập kế hoạch/đơn đặthàng cần sản xuất
  • Dự tínhnguyên vật liệu cần mua, cần sản xuất để đáp ứng kế hoạch/đơn đặthàng
  • Lập yêu cầu mua hàng để yêu cầu bộ phận mua hàng thực hiện việc mua nguyên vật liệu
  • Lập lệnh sản xuất để yêu cầu bộ phận sản xuất đưa vào sản xuất
  • Theo dõi tiến độ sản xuất và đánh giá chất lượng sản xuất

AMIS.VN phù hợp triển khai cho cả doanh nghiệp sản xuất liên tục và sản xuất theo đơn đặt hàng

4.1. Lập kế hoạch/đơn đặthàng cần sản xuất

a. Lập kế hoạch sản xuất

Dựa vào kết quả dự báo nhu cầu thị trường, bộ phận kế hoạch sản xuất tiến hành lập kế hoạch sản xuất. AMIS.VN giúp bộ phận kế hoạch sản xuất:

Lập kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm).

Quản trị sản xuất

AMIS.VN cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ người dùng dễ dàng, nhanh chóng lập được kế hoạch sản xuất từng sản phẩm chi tiết theo từng ngày, tuần, tháng

Theo dõi các kế hoạch sản xuất được lập ra trong kỳ: Kế hoạch nào chưa đưa vào sản xuất, kế hoạch nào đang sản xuất, kế hoạch nào đã hoàn thành, thời gian sản xuất của từng kế hoạch.

Quản trị sản xuất

b. Lập đơn hàng cần sản xuất

Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận kinh doanh kiểm tra hàng tồn kho, nếu không đủ để giao hàng thì bộ phận kinh doanh yêu cầu bộ phận kế hoạch sản xuất thực hiện việc sản xuất. AMIS.VN giúp bộ phận kế hoạch sản xuất:

Lập đơn đặt hàng cần sản xuất dựa trên thông tin đơn đặt hàng mà bộ phận kinh doanh đã lập ở ứng dụng Bán hàng (CRM) giúp bộ phận kế hoạch sản xuất có thể kế thừa toàn bộ thông tin về đơn đặt hàng kinh doanh đã lập mà không phải nhập liệu lại.

Quản trị sản xuất Xem đơn hàng dễ dàng biết được cần phải sản xuất sản phẩm gì, số lượng tồn kho đã có, số lượng cần sản xuất, thời gian cần phải giao hàng, khách hàng nào, sản xuất cho đơn đặt hàng nào,…

Quản lý danh sách đơn hàng sản xuất đã lập trong kỳ: Đơn hàng nào đã được đưa vào sản xuất, đơn hàng nào chưa sản xuất, mức độ ưu tiên, thời gian giao hàng,…

Quản trị sản xuất

4.2 Dự tính nguyên vật liệu cần mua, cần sản xuất để đáp ứng kế hoạch/đơn đặt hàng

Dựa trên kế hoạch sản xuất, đơn hàng cần sản xuất đã lập và định mức nguyên vật liệu của từng sản phẩm, AMIS.VN tự động lập bảng dự tính nguyên vật liệu để xác định số lượng nguyên vật liệu cần mua theo từng ngày, tuần hoặc tháng.

Quản trị sản xuất

AMIS.VN cho phép lập dự tính NVL cho một hoặc nhiều kế hoạch sản xuất/đơn hàng kết hợp nhiều điều kiện tính toán như loại trừ vật tư đang mua, loại trừ tồn kho, thời gian lưu kho tối đa, đảm bảo tồn kho tối thiểu,… Đặc biệt bộ phận kế hoạch sản xuất có thể tính được NVL nào cần đặt mua ngày nào, cần nhập về ngày nào để kịp cho bộ phận sản xuất

Sau khi lập các bảng dự tính nguyên vật liệu, bộ phận kế hoạch có thể dễ dàng tra cứu, tìm kiếm xem dự tính NVL được lập từ những đơn đặt hàng, hay từ kế hoạch nào.

4.3 Lập đơn mua hàng để yêu cầu bộ phận mua hàng mua nguyên vật liệu

Từ các bảng dự tính nguyên vật liệu, AMIS.VN giúp bộ phận kế hoạch lập các đơn mua hàng để chuyển đến bộ phận mua hàng.

Quản trị sản xuất Bộ phận kế hoạch có thể xác định chi tiết từng NVL cần mua của nhà cung cấp nào, số lượng cần mua, ngày cần có, ngày cần mua,… trong đơn mua hàng

AMIS.VN giúp bộ phận kế hoạch sản xuất theo dõi được tình trạng của từng đơn mua hàng để biết được đơn mua hàng nào chưa được chuyển cho bộ phận mua hàng, đơn mua hàng nào đã mua nhưng hàng đang đi đường, đơn mua hàng nào đã mua về nhập kho. Đồng thời xác định những NVL nào cần mua theo từng tuần, từng tháng để yêu cầu bộ phận mua hàng đặt mua hàng.

4.4 Lập lệnh sản xuất để yêu cầu bộ phận sản xuất đưa vào sản xuất

Sau khi lập đơn hàng cần sản xuất và bảng dự tính nguyên vật liệu, AMIS.VN giúp bộ phận kế hoạch lập các lệnh sản xuất để yêu cầu bộ phận sản xuất thực hiện việc sản xuất sản phẩm.

Quản trị sản xuất

AMIS.VN cho phép lập lệnh sản xuất từ đơn đặt hàng hoặc từ bảng dự tính nguyên vật liệu để có thể kế thừa được các thông tin về sản phẩm cần sản xuất, số lượng, ngày giao hàng, nguyên vật liệu cần sử dụng,… giúp bộ phận kế hoạch sản xuất tiết kiệm thời gian nhập lại các thông tin trên lệnh sản xuất.

Hàng ngày, bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận sản xuất dễ dàng xem được danh sách tất cả các lệnh sản xuất đã được lập theo từng phân xưởng sản xuất: Lệnh sản xuất nào đã được phát lệnh, chờ phát lệnh, đã tạm dừng, hay tạm hoãn,… để nắm bắt tình hình sản xuất và có những quyết định, chỉ đạo điều hành sản xuất kịp thời.

Quản trị sản xuất

Trên từng lệnh sản xuất có thể tham chiếu đến các đơn đặt hàng hoặc bảng dự tính NVL, xem trạng thái, chuyển trạng thái, lọc lệnh sản xuất theo từng phân xưởng,…

Dựa vào các công đoạn và tỷ lệ hoàn thành của từng công đoạn so với tổng thời gian cần thiết để sản xuất được một sản phẩm, bộ phận kế hoạch có thể dự báo được khả năng và thời gian hoàn thành theo từng lệnh sản xuất để biết được đơn hàng có sản xuất kịp để giao hàng cho khách hàng hay bị muộn.

4.5 Theo dõi tiến độ sản xuất và đánh giá chất lượng sản xuất

a. Theo dõi tiến độ sản xuất

Hàng ngày, bộ phận sản xuất cập nhật số lượng sản phẩm sản xuất được hoặc số lượng bán thành phẩm theo từng công đoạn, AMIS.VN sẽ tự động tính toán tỷ lệ % hoàn thành của từng lệnh sản xuất giúp giám đốc, bộ phận kế hoạch sản xuất dự báo được khả năng và thời gian có thể hoàn thành các đơn đặt hàng, từ đó có những quyết định chỉ đạo sản xuất kịp thời, đảm bảo luôn kịp tiến độ giao hàng cho khách hàng.

Quản trị sản xuất

Nhiều báo cáo, biểu đồ phân tích trên AMIS.VN giúp giám đốc, bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất dễ dàng nắm bắt các thông tin về:

  • Tỷ lệ sản xuất hoàn thành theo từng lệnh sản xuất

Quản trị sản xuất

  • Những lệnh sản xuất bị trễ hạn

Quản trị sản xuất

  • Thống kê số lượng thành phẩm sản xuất được theo từng ngày/tuần/tháng so với mục tiêu sản xuất đề ra

Quản trị sản xuất

  • Và nhiều báo cáo, biểu đồ phân tích khác

b. Đánh giá chất lượng sản xuất

Dựa vào số lượng thành phẩm sản xuất được, số lượng bán thành phẩm theo từng công đoạn, số lượng phế phẩm theo từng công đoạn do bộ phận sản xuất cập nhật hàng ngày/tuần, AMIS.VN xác định tỷ lệ phế phẩm của từng sản phẩm theo lệnh sản xuất, theo phân xưởng để đánh giá chất lượng sản xuất từ đó giúp giám đốc, bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất phát hiện vấn đề, tìm nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phế phẩm cao để có biện pháp cải tiến giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất.

Quản trị sản xuất

Bạn có thể đăng ký trải nghiệm đầy đủ tính năng phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất và nhận tư vấn miễn phí từ AMIS ngay tại đây

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

Trên đây là những thông tin về quản trị sản xuất, nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]