Quản lý - điều hành Công nghệ & đổi mới sáng tạo Mô hình chuyển đổi số là gì? Ứng dụng của mô hình...

Chuyển đổi số là cụm từ thường được nhắc đến trong những năm gần đây. Thế nhưng mô hình chuyển đổi số là gì? Các ứng dụng của mô hình này trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tham khảo bài viết dưới đây!

tìm hiểu mô hình chuyển đổi số
Tìm hiểu mô hình chuyển đổi số là gì?

I. Mô hình chuyển đổi số là gì?

Thuật ngữ mô hình chuyển đổi số là gì được giới truyền thông, báo chí nhắc đến nhiều trong thời điểm hiện nay, đồng thời nhấn mạnh về vai trò của nó. Vậy cụm từ này được định nghĩa như thế nào?

1. Định nghĩa của chuyển đổi số

Rất khó để định nghĩa chính xác về chuyển đổi số doanh nghiệp bởi nó phụ thuộc vào mỗi một lĩnh vực kinh doanh riêng. Chuyển đổi số trong kinh doanh được cho là sự thay đổi theo tổ chức bằng việc sử dụng các công nghệ số cũng như mô hình kinh doanh. Nó thường bao gồm cả cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận.

Chuyển đổi số mang lại sức hút không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp. Từ các doanh nghiệp tư vấn đến các doanh nghiệp ứng dụng, từ các cơ quan chức năng thuộc chính phủ đến các đơn vị quản lý trực thuộc địa phương. Bởi lẽ, mục tiêu của nó là cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Sự phát triển của mô hình chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu khi công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến nhiều cơ hội đổi mới. Giờ đây, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá cùng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

2. Mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh

Mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh là chuyển đổi kinh doanh theo hướng kỹ thuật số. Các hoạt động trong kinh doanh đều được xây dựng đồng nhất theo một quy trình sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại.

mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Mô hình chuyển đổi số tác động toàn diện đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp

Việc tập trung vào mô hình này sẽ tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá… Xét riêng khía cạnh kinh doanh, nó mở ra những cách thức mới để phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mang lại giá trị  và lợi nhuận cao hơn. Tất cả những điều này có thể đạt được khi doanh nghiệp triển khai mô hình chuyển đổi số.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

3. Một số công nghệ chuyển đổi số tiêu biểu trong kinh doanh

Hiện nay, có một số công nghệ quan trọng và tiêu biểu của mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh như:

  • Các ứng dụng cũng như các công cụ phân tích, trong đó gồm có cả phân tích dữ liệu lớn.
  • Các công cụ, ứng dụng di động.
  • Các nền tảng có sẵn như các chợ ứng dụng, lưu trữ đám mây…
  • Các trang mạng xã hội, ứng dụng truyền thông, công cụ marketing online.
  • Internet kết nối vạn vật.
  • Công nghệ in 3D.

QUẢN TRỊ SỐ TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP MISA AMIS VĂN PHÒNG SỐ

II. Vai trò của việc ứng dụng mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh

Không phải tự nhiên mà mô hình chuyển đổi số lại thu hút nhiều sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp như vậy. Có thể nói, mô hình này đang thay đổi hoàn toàn các cách thức làm việc cũ sang hình thức tối ưu hơn. Cụ thể, ứng dụng mô hìn chuyển đổi số mang đến những lợi ích sau:

1. Thu hẹp khoảng cách giữa các bộ phận trong doanh nghiệp 

Khi ứng dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động, các bộ phận của doanh nghiệp sẽ được kết nối với một hệ thống công nghệ đồng nhất. Điều này có nghĩa là mỗi phòng ban đều có phần mềm quản lý công việc riêng biệt nhưng nhà quản lý có thể nắm bắt tiến độ chung thông qua một kênh hiển thị chính.

mô hình chuyển đổi số báo cáo đồng bộ
Chuyển đổi số giúp nhà quản lý theo dõi báo cáo đồng bộ

Điều này góp phần cải thiện hiệu suất công việc vượt trội. Nó đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề chính xác, tức thời của người đứng đầu thay vì chờ đợi các bộ phận cập nhật thông tin.

2. Đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp 

Tham gia vào mô hình chuyển đổi số còn cho phép chủ doanh nghiệp hay các nhà lãnh đạo chủ động hơn trong việc truy xuất báo cáo. Các hoạt động như biến động nhân sự, ghi nhận doanh số, dữ liệu khách hàng hay sản xuất sản phẩm… đều sẽ được hiển thị rõ ràng trên hệ thống quản trị. Như vậy, nó giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và quy trình trở nên minh bạch, hiệu quả hơn.

3. Tối ưu hóa năng suất của các nhân viên

Doanh nghiệp có thể khai thác tối đa năng lực làm việc của các nhân viên trong công ty nhờ vào sự áp dụng mô hình chuyển đổi số. Với các công việc có tính chất lặp đi lặp lại hay tạo ra giá trị thấp, mô hình chuyển đổi số sẽ thay thế con người đảm nhận,

Khi đó, nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tập trung xử lý các công việc quan trọng hơn. Đồng thời, mô hình chuyển đổi số cũng hỗ trợ người quản lý theo dõi chất chất lượng làm việc của mỗi nhân viên. Thông qua số liệu báo cáo cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng, cuối quý… bạn sẽ luôn đánh giá chính xác tình hình công việc hiện tại.

4. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Sở hữu mô hình chuyển đổi số hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể triển khai, vận hành hoạt động một cách tối ưu. Nó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Giờ đây, doanh nghiệp của bạn có thể tương tác và kết nối nhanh chóng với khách hàng, chăm sóc và bảo hành tận nơi…

KIẾN TẠO DOANH NGHIỆP SỐ HÀNG ĐẦU NHỜ ỨNG DỤNG GÓI GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ MISA AMIS

III. Làm thế nào để chuyển đổi số thành công?

Để thành công ứng dụng mô hình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ 5 bước sau đây:

1. Xác định mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp

Xác định mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trước khi thực hiện chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Có khoảng trống nào trong các chiến lược và tổ chức mô hình của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ hỗ trợ ở những mảng nào?
  • Đội ngũ nhân viên đã và đang gặp vấn đề gì trong quy trình làm việc?
  • Mục tiêu doanh thu mà doanh nghiệp đang hướng đến là bao nhiêu?

Bên cạnh mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề tác động chuyển đổi số đến khách hàng:

  • Doanh nghiệp muốn mang lại những trải nghiệm như thế nào cho khách hàng?
  • Làm thế nào để rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng?
  • Áp dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ giảm thiểu các thủ tục thủ công như thế nào?

2. Số hóa giấy tờ

Trong quá trình áp dụng mô hình chuyển đổi số, số hóa dữ liệu, giấy tờ hồ sơ được coi là bước cơ bản nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện. Số hóa giấy tờ sẽ chuyển đổi hoàn toàn các dữ liệu thô sang dữ liệu điện tử, tiết kiệm không gian, chi phí và lưu trữ lâu dài hơn.

3. Xây dựng văn phòng điện tử và làm việc trực tuyến

Làm việc từ xa đang là một trong những xu hướng làm việc mới trong những năm gần đây. Nhờ vào các mô hình chuyển đổi số, doanh nghiệp không chỉ thực hiện hình thức này một cách hiệu quả mà còn có thể phát triển thành văn phòng điện tử.

mô hình chuyển đổi số văn phòng điện tử
Văn phòng điện tử là một ứng dụng tuyệt vời của chuyển đổi số

Bằng cách này, người lãnh đạo dễ dàng quản lý hiệu quả bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, nó cũng đem đến cơ hội tuyển dụng, hợp tác với các cá nhân, đơn vị tài năng trên từ khắp mọi nơi.

>> Xem thêm: Văn phòng điện tử là gì? Lợi ích của văn phòng điện tử cho doanh nghiệp

4. Số hóa quy trình

Số hóa quy trình là giai đoạn khó nhất trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cụ thể, quy trình doanh nghiệp được chia thành:

  • Quy trình nội bộ doanh nghiệp
  • Quy trình làm việc với khách hàng

Áp dụng mô hình chuyển đổi số vào các quy trình trên giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh gọn các vấn đề, tăng năng suất quản lý công việc… Đặc biệt, nó còn tăng trải nghiệm mua hàng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.

5. Áp dụng công nghệ 4.0

Công nghệ đóng vai trò rất lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ứng dụng công nghệ thông minh phù hợp chiếm khoảng 70% tỷ lệ thành công.

Từ việc số hóa giấy tờ, xây dựng văn phòng điện tử, số hóa quy trình… đều cần đến sự trợ giúp của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn các phần mềm phù hợp nhất theo quy mô, đặc thù hoạt động và vấn đề riêng của mình.

MISA AMIS Văn phòng số – Giải pháp quản trị số toàn diện cho doanh nghiệp 

MISA AMIS Văn phòng số là bộ giải pháp hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp loại bỏ tình trạng làm việc thủ công nhiều giấy tờ cùng quy trình rối rắm. Nhờ tích hợp các ứng dụng quản lý thông minh, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, cắt giảm lãng phí nguồn lực mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

IV. Kết luận

Trên đây các thông tin giải đáp về mô hình chuyển đổi số là gì, phương pháp ứng dụng mô hình này trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức để thực hiện chuyển đổi số thành công, bắt kịp với xu hướng phát triển mới của thị trường hiện nay.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]