Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế khác nhau thế nào

21/04/2022
2665

Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế là hai trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nội dung cũng như tính pháp lý của hai loại hợp đồng này, dẫn đến những sai sót và hệ lụy không đáng có. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS xin giải thích chi tiết điểm giống và khác nhau giữa hai loại hợp đồng này. 

I. Tổng quan về hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế 

1. Hợp đồng nguyên tắc là gì? 

Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa/dịch vụ. Trong hợp đồng nguyên tắc, các bên thường chỉ quy định những vấn đề chung nên hợp đồng nguyên tắc thường được xem như 01 loại hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.

Những thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục cho hợp đồng nguyên tắc. Đối với loại hợp đồng này, tùy vào sự thỏa thuận của các bên và nội dung giao dịch cụ thể mà hình thành nên nội dung của hợp đồng.

Thông thường, hợp đồng nguyên tắc cũng bao gồm tất cả các điều khoản như một hợp đồng kinh tế nhưng chỉ quy định chung chung. Các nội dung liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ cụ thể thì có thể được quy định ở một hợp đồng khác hoặc đơn đặt hàng hoặc phụ lục hợp đồng.

2. Hợp đồng kinh tế là gì? 

Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thỏa thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh. Trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thông qua việc giao kết hợp đồng thì các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thỏa thuận khác nhằm mục đích kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho cả 2 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.

Có thể hiểu rằng hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, cầu nối giao kết giữa các chủ thể. Phần lớn các cá nhân, tổ chức làm kinh doanh đều phải ký kết hợp đồng kinh tế, chính vì thế đây là văn bản đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh doanh và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

II. So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế. 

1. Điểm giống nhau của hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

  • Giá trị pháp lý: Đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,….
  • Nội dung: Sự thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, nội dung và công việc, …. trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, tuân theo quy định của pháp luật.
  • Hình thức: Chủ yếu bằng văn bản, có chữ ký, đóng dấu xác nhận của các bên tham gia hợp đồng.

so sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

2. Điểm khác nhau giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

Tiêu chí Hợp đồng nguyên tắc Hợp đồng kinh tế
Mục đích Chỉ quy định những vấn đề chung nên thường được xem như là 1 hợp đồng khung hay 1 biên bản ghi nhớ giữa các bên. Quy định các vấn đề cụ thể hơn, chi tiết, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện
Tên gọi Thoả thuận nguyên tắc; Hợp đồng nguyên tắc bán hàng; Hợp đồng nguyên tắc đại lý… Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng vay vốn…
Thỏa thuận trong hợp đồng Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc có tính chất định hướng, các vấn đề chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Vì vậy, trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc, các bên có thể tiến tới ký kết HĐ kinh tế chính thức hay chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc Ký kết Hợp đồng kinh tế có tính chất bắt buộc thực hiện, tính ràng buộc và quyền lợi của các bên cũng rõ ràng hơn
Khả năng giải quyết tranh chấp Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định các vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp, rất khó để giải quyết nhất là khi các bên vi không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng hơn nên khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết hơn
Thời gian ký kết Thường cố định là đầu mỗi năm, qua các năm nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký phụ lục. Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên không phụ thuộc số lượng các thương vụ / đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực Khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên; thời gian hợp đồng kinh tế theo đó cũng ngắn hơn; hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt theo từng thương vụ / đơn hàng sau khi các bên hoàn thành trách nhiệm và / hoặc ký biên bản thanh lý hợp đồng
Đối tượng áp dụng Các công ty có vị trí địa lý xa nhau trong cùng 1 vùng miền / tổ quốc; các công ty có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên liên tục Các công ty ít giao dịch với nhau; Các giao dịch có giá trị lớn; Các giao dịch đặc thù cần yêu cầu chi tiết về trách nhiệm của các bên.

 

III. Kết luận 

Trên đây là những thông tin so sánh giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế. MISA mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho quý doanh nghiệp phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế, đồng thời tránh được những sai sót khi sử dụng hai loại hợp đồng này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

 

Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Hợp đồng kinh tế là gì? Các quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế

>>> Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất, những cập nhật năm 2022

>>> Mẫu hợp đồng kinh tế tiếng Anh đầy đủ và mới nhất hiện nay

>>> Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán

>>> Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế đầy đủ, được cập nhật mới nhất

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả