Tính cách thương hiệu là gì? 5 cách xác định tính cách thương hiệu

12/04/2022
1637

Mỗi doanh nghiệp đều cần phải có các tính cách thương hiệu riêng biệt để tồn tại và phát triển lâu dài trong thị trường. Vậy tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu? Hãy cùng đọc tiếp bài viết sau nhé.

tìm hiểu tính cách thương hiệu là gì
Tính cách thương hiệu xây dựng nên thành công cho doanh nghiệp

1. Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) chính là những đặc điểm nổi bật của thương hiệu muốn khách hàng liên tưởng đến ngay khi nhắc đến mà thương hiệu. Đặc điểm này có thể là: hình ảnh, uy tín, thú vị, thân thiện, trách nhiệm,…

Đối với con người, tính cách là những đặc điểm tâm lí để phân biệt một cá nhân hay một nhóm người. Nó ảnh hưởng đến các quyết định và lựa chọn trong cuộc sống. Trong kinh doanh, nó quyết định hành vi mua hàng của họ.

Từ đó, người ta cũng chỉ ra rằng thương hiệu cũng có tính cách và tính cách đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn những thương hiệu có tính cách phù hợp với mình. Ví dụ như các tính cách  tự tin, quyết đoán, hài hước, nhẹ nhàng, hiếu thắng,…

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022: LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN?

2. Giá trị của tích cách thương hiệu trong truyền thông

Tính cách thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược truyền thông và định hướng của thương hiệu trong mắt khách hàng. Càng ngày người tiêu dùng càng khó tính thì ngoài việc cung cấp những thông tin về sản phẩm, dịch vụ thôi là chưa đủ, doanh nghiệp cần truyền tải nhiều yếu tố cả xúc hơn. Nếu thương hiệu của bạn mang đến cảm xúc phù hợp, khách hàng sẽ yêu mến và đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn lâu dài hơn.

Trong các chiến dịch truyền thông thì tính cách thương hiệu cần đảm bảo được sự nhất quán, đảm bảo được sự xuyên suốt trong các chiến dịch thông qua việc phát ngôn và hành động thực tế.

Chiến dịch truyền thông là chiến dịch lâu dài, cần đầu tư nhiều sức lực chính vì thế mà để định vị được cá tính trong mắt khách hàng thì tốn rất nhiều thời gian. Nhưng nếu thành công nó sẽ mang lại rất nhiều giá trị.

3. Tính cách thương hiệu bao gồm những yếu tố nào?

Để xây dựng một tính cách thương hiệu hoàn hảo bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Đặc điểm lý tưởng của thương hiệu

Để định hình được tính cách thương hiệu thì doanh nghiệp cần phải để khách hàng cảm nhận mọi thứ mà bạn mong muốn. Từ việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, sản phẩm, cũng như mọi hoạt động truyền thông cần đảm bảo được sự nhất quán.

  • Sự khác biệt của cá tính

Những điểm khác biệt của bạn so với những thương hiệu khác thì hãy để chính thương hiệu của bạn thể hiện điều đó.

  • Có sự tương hỗ 

Những yếu tố của tính cách thương hiệu cần phải đảm bảo được sự tương hỗ lẫn nhau. Một thương hiệu có thể có nhiều tính cách khác nhau. Nhưng hãy đảm bảo nó không bị xung đột với nhau, mã hãy kết hợp những cá tính một cách hài hòa và tạo thành một tổng thể hoàn hảo.

4. mô hình giúp xác định tính cách thương hiệu 

Để xác định được tính cách thương hiệu, các doanh nghiệp có thể tham khảo theo 2 mô hình dưới đây:

4.1 Mô hình định hướng tính cách của Jennifer Aaker

Mô hình của Jennifer Aaker với 5 nhóm tính cách như sau:

tính cách thương hiệu
Mô hình xác định tính cách thương hiệu của Jennifer Aaker

4.1.1 Sự chân thật – Sincerity

Người dùng luôn yêu mến đối với những thương hiệu đem lại sự chân thực, thân thiện và mang lại hào hứng gây nhiều tiện cảm. Thông thường thì những doanh nghiệp về bảo hiểm như  MetLife, Amazon và Disney… sẽ đ đi theo hướng này.

4.1.2 Sự hào hứng – Excitement

Thương hiệu sẽ truyền tải nền gió mới về sự tươi trẻ, khuyến khích sự sáng tạo và tận hưởng cuộc sống. Một số thương hiệu áp dụng rất thành công tính cách này như: Nike, MTV, TikTok…

4.1.3 Năng lực – Competence

Tính cách về năng lực là yếu tố cốt lõi là thông minh của một số thương hiệu nổi tiếng như: Apple, Microsoft và Volvo… Khi người dùng cần tìm đến một giải pháp uy tín thì họ nghĩ ngay đến những sản phẩm của đơn vị này và tin rằng nó sẽ giúp họ giải quyết vấn đề cũng như làm thỏa mãn nhu cầu.

4.1.4 Sự tinh tế – Sophistication

Những thương hiệu cao cấp như Gucci, Rolex. Mercedes-Benz… đã áp dụng thành công tính cách này. Thứ họ mang đến cho khách hàng không chỉ là sản phẩm mà nó còn là những trải nghiệm của cuộc sống thời thượng, đẳng cấp và sang trọng.

4.1.5 Sự thô kệch -Ruggedness

Ngược lại với sự mềm mại, tinh tế thì rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn tính cách mạnh mẽ, nam tính, bền bỉ. Một số thương hiệu ưa chộng tính cách này như: Timberland, Land Rover và Levi’s…

4.2  Mô hình 12 hình mẫu thương hiệu (12 Brand Archetypes)

Mô hình này được Carl Jung một nhà tâm lý trẻ đưa ra. Mô hình này được xây dựng với 12 đặc điểm với giá trị hoàn toàn khác nhau.

tính cách thương hiệu
12 Hình mẫu thương hiệu
  • The Regular Guy – Người bình thường

Đây là một hình thượng thân thiện, tốt bụng, và luôn biên lắng nghe và chia sẻ. Tính cách này dễ dàng tạo được sự thiện cảm đối với khách hàng. Một số thương hiệu đã áp dụng thành công như: IKEA, Levi’s, eBay…

  • The Lover – Tình nhân

The Lover là tính các mà Chanel, Victoria’s Secret, Dior… theo đuổi. Luôn mang trong mình sự ấm áp, lãng mạn và mong muốn chia sẻ điều này tới tất cả mọi người.

  • The Jester – Chú hề

Đây là một tính cách hài hước, vui tươi, đêm lại nhiều tiếng cười cho khách hàng và M&M’s, IKEA, Fanta đang theo đuổi điều đó.

  • The Creator – Người khởi tạo

Tính cách này mang tới sự sáng tạo, tinh thần khời nghiệp với mục đích là nhắm đến sự bền vững bên trong mắt người dùng. Một số thương hiệu đi theo cách này như: Dobe, Lego, Apple,…

  • The Ruler – Người kiểm soát

Tính cách này gợi đến sự ổn định, trách nhiệm và an toàn mà các “ông lớn” như Microsoft, Rolex, Mercedes-Benz đều đang theo đuổi.

  • The Caregiver – Người chăm sóc

Tính cách giúp khách hàng liên tưởng đến sự chỉn chi, dịu dàng, chu đáo, vị tha…giúp khách hàng có cảm giác an toàn và được chăm sóc. Một số thương hiệu đi theo tính cách này như: Johnson & Johnson, UNICEF, Heinz…

  • The Magician – Ảo thuật gia

Với mong muốn là hiện thực hóa ước mơ thành sự thật thì các thương hiệu như  Disney, TED, MAC Cosmetics… Đang rất cố gắng đưa sự mộng mơ, lãng mạng vào trong hình ảnh của mình.

  • The Hero – Người hùng

Tự tin, mạnh mẽ và khác biệt là tính cách The Hero muốn thể hiện. Các thương hiệu đã và đang theo đuổi tính cách này là: Nike, Sneaker, BMW …

  • The Rebel – Kẻ nổi loạn

Virgin, Vans, MTV,… là những thương hiệu đang theo phong cách này với sự phóng khoáng, nổi loạn không bó buộc theo một nguyên tắc nào cả.

  • The Innocent – Kẻ ngây thơ

Đây là kiểu tính cách mà chúng ta thường thấy ở Côc-Cola, Dove hay Volkswagen. Những thương hiệu mong muốn mang lại cảm giác hạnh phúc cho người dùng bằng cách tạo ra sự trẻ trung, tích cực và đầy hoài niệm.

  • The Explorer – Người khai phá

Một trong những thương hiệu đang làm tốt việc truyền tải tính cách mạo hiểm, kháp phá cho khách hàng có thể kể đến như: The North Face, Red Bull, NASA…

  • The Sage – Người khôn ngoan

Tính cách này mong muốn truyền tải đến khách hàng sự thông minh, hiểu biết, sâu sắc. Và một số doanh nghiệp đang làm tốt điều này là: Google, Quora, The Economist chính là những cái tên nổi bật.

5. Các tính cách tiêu biểu của thương hiệu

Một nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tất cả 5 yếu tố gắn với tính cách thương hiệu:

các tính cách thương hiệu tiêu biểu
Tính cách thương hiệu của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới.
  • Sự trung thực : thực tế, thẳng thắn, lành mạnh, vui vẻ

Ví dụ : Disney, Amazone, Hallmark,….

  • Sự thú vị : quả quyết, sinh động, mới mẻ

Ví dụ : Red Bull, Coca-Cola, Nike,…

  • Sự ưu tú : đáng tin cậy, thông thái, thành công

Ví dụ : Google, Intel, Microsoft,…

  • Sự tinh tế : đẳng cấp, thanh lịch

Ví dụ : Apple, Gucci, Tifanny & Co,…

  • Sự đơn giản : thô ráp và phóng khoáng

Ví dụ : Harley Davidson, Jeep, Marllboro,…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy một thương hiệu không chỉ có một tính cách duy nhất. Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều kết hợp nhiều tính cách để tối ưu sản phẩm của mình, làm hài lòng khách hàng.

QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH Xác, tức thời với PHẦN MỀM AMIS Công việc

CTA MGM 02

6. Tại sao phải xây dựng tính cách thương hiệu?

Tính cách thương hiệu là một yếu tố quan trọng để định vị thương hiệu và tạo ra sự khác biệt. Nó không chỉ nhân cách hóa thương hiệu, tạo ra chiều sâu, sắc thái mà còn gắn kết thương hiệu với đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, việc xây dựng tính cách thương hiệu còn đem lại những lợi ích sau:

6.1 Thúc đẩy tạo ra sự sự khác biệt

Tính cách thương hiệu là công cụ hiệu quả để giảm ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp. Ví dụ, mỗi khi nhắc đến một loại trà thanh mát, nhẹ nhàng với câu slogan  “Nhẹ như bay”, khách hàng chắc chắn nghĩ ngay đến Tea+ plus. Thế nhưng, nếu chuyển sang sự tích cực, vui vẻ và sảng khoái thì Lipton lại phù hợp hơn cả. 

vai trò của tính cách thương hiệu
2 loại trà mang tính cách thương hiệu riêng biệt.

Như vậy, mỗi thương hiệu đều đang để lại dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng. Họ sẽ mang theo cốt lõi giá trị của mình trong suốt chặng đường phát triển.

6.2 Tăng nhận thức thương hiệu

Khách hàng sẽ thông thông qua tính cách thương hiệu mà xác định mức độ yêu thích của bản thân. Đôi khi họ cũng dựa vào yếu tố này để tìm kiếm những sản phẩm phổ biến, nổi bật nhất trên trên thị trường

Tính cách thương hiệu càng độc đáo, khách hàng sẽ càng dễ dàng ghi nhớ về sản phẩm. Khi đó, doanh nghiệp cũng tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho việc truyền thông nhận diện thương hiệu. 

6.3 Tăng mức độ chân thành

Người ta thường nói một người khi đã yêu thích một điều gì đó, họ có thể thích rất lâu. Điều này cũng đúng với nhãn hàng và thương hiệu. 

Vận dụng được đặc điểm tâm lý ấy, các doanh nghiệp đã xây dựng nên bộ tính tính cách thương hiệu phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình. Đặc biệt hơn, các chiến lược thông minh sẽ giúp họ cách duy trì tính cách đó trong những sản phẩm  tương lai nhưng có sự nâng cấp, hiện đại, tiện dụng và tối ưu hơn.

Trên thế giới, Apple là một doanh nghiệp đi đầu về mảng này. Mọi sản phẩm mới của Apple luôn là phiên bản tốt hơn của sản phẩm cũ. Nhưng chúng vẫn mang tính cách hiện đại, đam mê và sang trọng.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

7. Cách xác định tính cách thương hiệu chuyên nghiệp

Qua quá trình tìm hiểu ở trên, chắc rằng bạn đã hiểu rõ định nghĩa, đặc điểm của tính cách thương hiệu. Tiếp theo đây, xác định tính cách thương hiệu là một trong những bước quan trọng trước khi ra mắt sản phẩm.

Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu một cách phù hợp, ấn tượng và chuyên nghiệp? Cùng theo dõi các bước dưới đây để cùng MISA AMIS đi tìm lời giải cho câu hỏi này:  

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Trước khi quyết định hành động, doanh nghiệp xem xét tình hình của môi trường kinh doanh. Đầu tiên, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu cho các sản phẩm của công ty. Họ là những người trẻ hay lớn tuổi, ở thành phố hay nông thôn, thu nhập cao hay thấp, họ có xu hướng tiêu dùng như thế nào ở ngành hàng của bạn? 

nghiên cứu thị trường xây dựng tính cách thương hiệu
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên để xây dựng tính cách thương hiệu

Ngoài ra, bạn cũng phải đánh giá các đối thủ hiện tại của công ty trên thị trường. Sản phẩm của đối thủ có gì vượt trội, họ đã xây dựng tính cách và chiến lược như thế nào? 

Sau khi tìm ra các vấn đề quan trọng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định điểm mạnh, điểm yếu và tạo ra sự khác biệt cho chính mình. Việc xây dựng tính cách thương hiệu trên nền tảng đó sẽ trở nên chuẩn xác, tiếp cận đúng đối tượng hơn. 

Bước 2 : Định vị thương hiệu

Tiếp theo, bạn sẽ phải tìm hiểu về chính bản thân công ty của mình. Từ việc xác định sứ mệnh mục tiêu, văn hóa doanh nghiệp đến phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

Việc xác định vị trí hiện tại của thương hiệu cho phép người quản lý lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu doanh thu, giảm số lượng sản phẩm tồn kho… Nó được xem là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng tính cách thương hiệu và cả quá trình phát triển tương lai. 

định vị thương hiệu
Tính cách thương hiệu giúp doanh nghiệp định vị bản thân trên thị trường

Thêm vào đó, công ty cũng phải tính đến những rủi ro trong tương lai. Nhờ dự đoán trước khó khăn tiềm ẩn, đội ngũ lãnh đjao sẽ có kế hoạch cụ thể cho phép doanh nghiệp giải quyết khủng hoảng hiệu quả. Đồng thời, bạn giữ nguyên được tính cách thương hiệu đã xác định từ đầu. 

Một điểm đáng chú ý khác, doanh nghiệp không phải bắt buộc duy trì một kiểu tính cách thương hiệu mãi mãi. Tuy nhiên, xây dựng tính cách thương hiệu cần quá trình tìm hiểu, chắt lọc và lựa chọn lâu dài. Đặc biệt, nếu nó đã in sâu vào tâm trí khách hàng thì bạn cũng rất khó thay đổi. 

>> Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch: Top các phần mềm tốt nhất hiện nay

Bước 3:  Brainstorm những từ ngữ thể hiện được tính cách thương hiệu

Từ những nghiên cứu của các bước ở trên, bộ phận truyền thông của công ty sẽ cùng họp bàn để liệt kê những từ ngữ miêu tả tích cách phù hợp nhất. 

Ví dụ, công ty đang muốn đưa ra thị trường sản phẩm giày thể thao cho các bạn nam – dồi dào năng lượng, mạnh mẽ, cá tính… Lúc này, doanh nghiệp có thể đề ra các từ ngữ miêu tả về sức trẻ, sự năng động, năng lượng tích cực, sự khỏe khoắn,… để hướng tới khách hàng mục tiêu...

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách 

Ở giai đoạn tiêu chuẩn lại tính cách thương hiệu, bạn cần thực hiện các bước tin gọn thông tin:

  • Loại bỏ những từ ngữ không được chọn, chỉ tập trung vào từ ngữ nổi bật được thế mạnh của sản phẩm và công ty.
  • Phải tạo được tính cách khác biệt với đối thủ, khác biệt là điểm mạnh lớn nhất để công ty tồn tại và phát triển lâu dài.
  • Không được trùng lặp tính cách với bất kỳ thương hiệu nào, nhất là những thương hiệu thành công. Sự trùng hợp gây ra các rủi ro rất cao về bản quyền và để lại danh tiếng xấu. 
  • Có tính biểu đạt tốt, tính cách thương hiệu không những “độc nhất”, thú vị mà còn phải dễ tiếp thu, dễ hiểu. Như vậy, khách hàng mới dễ dàng nhớ đến bạn ngay từ lần gặp đầu tiên.

Bước 5: Thể hiện tính cách qua hình ảnh minh họa

Đây là nhiệm vụ quan trọng để thương hiệu lan tỏa tính cách. Mỗi thương hiệu cần có sự kết hợp các tính cách với nhau để đem lại sự tối ưu cho khách hàng. Nhưng lời khuyên là bạn chỉ nên chọn tối đa 3 tính cách.

Các tính cách này cần bổ sung cho nhau, tạo nên một bức tranh hoàn hảo nhất cho thương hiệu. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nhu cầu và nhiều loại khách hàng. Đồng thời, 3 mẫu tính cách cũng giúp doanh nghiệp linh hoạt tạo ra các chiến dịch thú thú vị hơn trong thị trường.

hình ảnh tính cách thương hiệu
Hình ảnh là một trong những ngôn ngữ thể hiện tính cách thương hiệu rõ nét nhất

Cuối cùng, hãy dùng những hình ảnh minh họa trực quan để diễn đạt hết tính cách thương hiệu. Nó có thể là quảng cáo, marketing hình ảnh, tranh vẽ, hay một bài nhạc,… Tất cả các phương tiện thu hút sự chú ý và sự tập trung của khách hàng đều có thể được cân nhắc sử dụng.

8. Kết luận

Tính cách thương hiệu là một phần không thể thiếu của các công ty để phát triển bền vững, lâu dài hơn. Một tính cách thương hiệu ấn tượng chính là bước đệm cho toàn bộ quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, mong rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm được các kiến thức hữu ích để xây dựng tính cách thương hiệu thành công.

MISA AMIS – giải pháp quản lý công việc toàn diện cho nhà lãnh đạo

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý. Nó hỗ trợ phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả