Chuyển đổi số được coi là hoạt động chiến lược quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động và quản lý hiệu quả hơn. Vì vậy, vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số cũng ngày càng trở nên quan trọng.
I. Năng lực cần có của người lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số
1. Lãnh đạo cần có nhận thức chính xác về chuyển đổi số
Việc cố gắng chạy theo phong trào những kiến thức mơ hồ về nền tảng số đa phần sẽ dẫn lãnh đạo và doanh nghiệp đến thất bại. Thất bại này mang đến nhiều hậu quả như tiêu tốn tài nguyên nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, đánh mất những cơ hội tốt, hao phí thời gian và công sức. Đặc biệt, nó là làm giảm niềm tin của nhân viên hay khách hàng với công ty.
Do đó, để nhận thức chính xác và đầy đủ về quá trình chuyển đổi số đòi hỏi người lãnh đạo phải có sự nhạy bén. Điều này không có nghĩa lãnh đạo phải là các chuyên gia công nghệ hay lập trình viên tài ba.
Bạn chỉ cần nhận thức đúng đắn và có sự xuất phát từ cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Từ đó, bạn ứng dụng công nghệ kịp thời và hợp lý để mang đến những trải nghiệm tốt hơn.
Ứng dụng khoa học công nghệ cải thiện quy trình làm việc, tối ưu hóa thời gian sản xuất, phục vụ lượng khách hàng lớn hơn. Không những thế, chuyển đổi số cũng góp phần cải thiện hiệu quả công việc, tăng năng suất làm việc từ đó nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của con người.
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp với những đặc điểm riêng sẽ gặp các vấn đề khác nhau. Khi đó, yêu cầu nhận thức về chuyển đổi số cũng được mở rộng với nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Nhìn chung, các nhà lãnh đạo vẫn cần bám sát thực tế và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để phát huy vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp.
Sự phát triển của chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu khi công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến nhiều cơ hội đổi mới. Giờ đây, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tối ưu thời gian và quy trình làm việc truyền thống để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá cùng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ |
2. Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống chính là sự thấu hiểu của nhà lãnh đạo với quá trình làm việc và kỹ năng sắp xếp các công việc. Nó tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân nhân viên và các phòng ban trong quá trình vận hành doanh nghiệp
Ví dụ, ở mỗi phòng ban các cá nhân sẽ được giao các nhiệm vụ riêng không giống nhau. Chính vì thế có thể dẫn đến tình trạng đặt lợi ích bản thân lên đầu và không quan tâm đến công việc của những người xung quanh.
Điều này khiến mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân cùng làm việc không được bền chặt, dễ gây ra tình trạng công việc bị chậm trê do không nắm rõ thông tin ở các khâu khác nhau. Tư duy hệ thống giúp người lãnh đạo thấy được tầm quan trọng của sự kết nối trong đội ngũ để tạo ra một quy trình chuyển đổi số vận hành hiệu quả.
Ngoài ra, việc có được tư duy hệ thống giúp người đứng đầu tinh giảm quá trình làm việc. Nhờ vậy khoa học công nghệ cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các xung đột bất ngờ, tối ưu nguồn lực tài chính, thời gian tiền bạc cũng như nhân lực.
3. Tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn
Chuyển đổi số không diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số đặt trách nhiệm đặc biệt trên vai người lãnh đạo trong quá trình quản trị đơn vị.
Điều này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, năng lực thấu hiểu và khả năng nắm rõ nhu cầu thị trường. Khi xác định được chuyển đổi số là chiến lược dài hạn, công ty sẽ có động lực đầu tư và thực hiện hoạt động kinh doanh mạnh mẽ hơn.
Thực tế cho thấy, khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ số trong thời gian gần đây ngày càng tăng cao. Do đó, chất lượng và số lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp thu hút số lượng khách hàng trung thành.
Ở phía nội bộ doanh nghiệp, các cổ đông và nhân viên đều mong đợi về cách quản trị có tính đột phá, sáng tạo mang lại hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường hoạt động. Việc ứng dụng khoa học công nghệ kinh doanh trong sản xuất và quản lý là phương án khả thi có thể thỏa mãn các nhu cầu này.
Để làm được những điều trên, một người đứng đầu có tầm nhìn chiến lược sẽ dẫn dắt và có định hướng cụ thể cho đội ngũ của mình. Nếu thiếu đi yếu tố này, chuyển đổi số sẽ chỉ ở bước số hóa ở một vài quy trình hoặc chỉ giải quyết bài toán trước mắt.
QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH Xác, tức thời với PHẦN MỀM AMIS Công việc
II. Vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Trước khi tiến hành chuyển đổi số, nhiều lãnh đạo cho rằng việc chuyển đổi này đơn giản chỉ là đầu tư đưa công nghệ vào quá trình sản xuất để tối ưu hóa vận hành. Thực tế không phải như vậy.
Chuyển đổi số thực chất xuất phát từ tầm nhìn chiến lược và định hướng lâu dài của nhà lãnh đạo trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp. Vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ giúp cải tiến chất lượng mà còn đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Vậy người lãnh đạo có vai trò cụ thể ra sao? Bạn cần làm những gì để có thể thực hiện chuyển đổi số hiệu quả? Hãy tìm kiếm câu trả lời dưới đây:
1. Đặt ra các yêu cầu phù hợp
Thông thường, các doanh nghiệp đã có bộ máy tổ chức hoạt động hoàn thiện trong thời gian dài. Vai trò của nhà lãnh đạo thường tập trung chủ yếu ở việc giải quyết các vấn đề thắc mắc của đội ngũ quản lý và nhân viên.
Tuy nhiên, vai trò của họ trong quá trình chuyển đổi số lại khác. Ngoài việc trả lời những thắc mắc của nhân viên, người lãnh đạo cũng cần đặt ra các yêu cầu phù hợp.
Lý do là vì các doanh nghiệp cần nhanh nhạy và sáng tạo để có thể bắt kịp những thay đổi và yêu cầu của thị trường. Thậm chí, nhiều trường hợp bạn còn phải tạo ra nhu cầu mới cho thị trường.
Ví dụ, khi mở bán máy nghe nhạc Ipod của Apple, Steve Job đã đặt ra yêu cầu: “Tôi muốn khách hàng có thể lưu 1000 bài hát vào chiếc Ipod của họ”. Yêu cầu này đã trở thành mục tiêu của sản phẩm. Đồng thời, nó cũng là vấn đề được khách hàng quan tâm trong thời gian đó do các sản phẩm đời cũ chỉ cho phép người dùng lưu một số bài hát nhất định.
>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
2. Quản trị sự thay đổi
Trước khi công nghệ số bùng nổ, việc nhà lãnh đạo thường xuyên tham gia các sự kiện trong doanh nghiệp là điều tất yếu. Thế nhưng, khi có năng lực quản trị, sự thay đổi của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là yếu tố đặt lên hàng đầu.
Dưới tác động của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nó đòi hỏi mỗi tổ chức phải thích ứng kịp thời để phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
Có thể kể đến sự thay đổi trong thói quen khách hàng là điển hình. Xu hướng tiếp nhận thông tin mới khiến bộ phận marketing phải luôn bám sát và lắng nghe yêu cầu của khách hàng trên các nền tảng số Facebook, Instagram hay thiết bị thông minh: smartphone, desktop…
Ngoài ra, các nền tảng số cũng thường xuyên thay đổi thuật toán. Thế nên, nếu chiến lược truyền thông không theo kịp sự đổi mới sẽ dẫn đến những tổn thất về ngân sách quảng cáo và hiệu quả truyền thông không như kỳ vọng. Vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp đòi hỏi nhà lãnh đạo phải quản trị hiệu quả những thay đổi xảy ra trước, trong và sau quá trình áp dụng khoa học công nghệ.
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
3. Hỗ trợ nhân viên trong quá trình chuyển đổi số
Theo thống kê của McKinsey, tốc độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sẽ tăng khoảng 1.4 lần nếu các nhân viên thấy được mình được trao quyền vào quá trình đó. Yếu tố quan trọng trong việc này là cung cấp nguồn lực cũng như công cụ cần thiết để tạo ra các kỹ năng bài bản cho nhân viên thực hiện chuyển đổi số.
Để hỗ trợ nhân viên thích nghi với các bước chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo cần:
- Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo mang tính nội bộ để đào tạo nhân viên về phương án kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp
- Xây dựng các module tự học online để đào tạo nhân viên các vấn đề như hệ thống, quy trình hoạt động mới
- Các chương trình đào tạo kỹ năng trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ cho nhân viên và hỗ trợ quá trình xây dựng vận hành chuẩn hóa
- Cần có các kế hoạch dự phòng phù hợp trong trường hợp nhân viên luân chuyển, nghỉ việc cũng như không tham gia quá trình chuyển đổi số
III. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp. Có thể thấy người lãnh đạo là yếu tố then chốt quyết định việc chuyển đổi số thành công. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn để phát huy tối đa vai trò của mình, giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trong thị trường.
MISA AMIS – giải pháp thực hiện các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiện đại
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC