Trong môi trường công sở, bất kỳ ai cũng có thể phải đối mặt với các áp lực công việc nặng nề. Thế nhưng, vượt qua áp lực mới giúp bạn trưởng thành, bản lĩnh hơn. Vậy áp lực công việc gì? Có những cách vượt qua áp lực tại nơi làm việc như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay!
I. Áp lực công việc là gì?
Có thể hiểu áp lực công việc là gì dưới định nghĩa trạng thái tinh thần ở mức thấp khi bạn đang đối diện với những khối lượng công việc rất lớn, vượt qua khả năng xử lý. Áp lực hình thành trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhưng bạn không thể giải quyết dứt điểm.
Áp lực công việc khiến tạo nên cảm giác chán nản, mệt mỏi, ngột ngạt, căng thẳng. Trong công việc cụ thể, nó khiến nhân viên muốn từ bỏ và trốn tránh khi phải đối diện với việc báo cáo kết quả.
Áp lực này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên mà còn tác động vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát nhân sự ở Mỹ, báo cáo cho thấy có đến 80% nhân viên cảm thấy mệt mỏi khi đi đến nơi làm việc.
Họ không còn tìm thấy đam mê ban đầu trong lúc làm việc, thay vào đó là áp lực công việc triền miên. Khi đó, năng suất và chất lượng công việc của đội ngũ giảm sút đáng kể. Nó khiến doanh nghiệp phải đối mặt với việc hoạt động kém hiệu quả.
Áp lực công việc là yếu tố không thể tránh khỏi nếu người lãnh đạo và đội ngũ không có phương pháp sắp xếp nhiệm vụ khoa học, không quản lý được thời gian phù hợp. Do đó, người quản lý cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến áp lực để tìm ra cách thức quản lý tối ưu nhất, thúc đẩy và tăng năng suất của nhân viên dưới quyền.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN |
II. Nguyên nhân dẫn tới áp lực công việc
Sau khi đã tìm hiểu áp lực công việc là gì, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua những nguyên nhân chính dẫn tới áp lực công việc. Hàng ngày, có lẽ bạn đang phải đối mặt với những vấn đề sau:
1. Áp lực về deadline
Áp lực về deadline xảy ra khi bạn bị giao nhiều công việc cùng một lúc hoặc thời hạn của chúng quá ngắn. Việc này dẫn đến tình trạng stress vì bạn luôn phải ép bản thân chăm chỉ hơn để đảm bảo tiến độ và hoàn thành mục tiêu. Nếu áp lực deadline kéo dài, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt và kiệt quệ tinh thần làm việc.
2. Áp lực về cấp trên khắt khe
Sự giám sát chặt chẽ, khắt khe của cấp trên cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên áp lực vô hình tại nơi làm việc. Nó có thể là việc cấp trên thường xuyên bắt nhân sự sửa lại báo cáo, thay đổi định hướng làm việc hoặc liên tục đưa ra những phê bình gay gắt.
Ngoài ra, những người đồng nghiệp không hợp tác, thường xuyên trốn tránh trách nhiệm cũng có thể tác động tiêu cực tới bạn. Nếu không được giúp đỡ, áp lực này sẽ ngày càng tồi tệ hơn và dẫn tới trầm cảm, sợ hãi đi làm.
3. Áp lực đến từ cuộc sống cá nhân
Không thể cân bằng cuộc sống hàng ngày và công việc là thực trạng phổ biến. Bạn mang áp lực công việc về nhà và ngược lại, những nỗi buồn, lo lắng từ cuộc sống cũng ảnh hưởng tới trạng thái làm việc tại văn phòng. Chính vì vậy, cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn là vấn đề mà bất kỳ ai cũng cần quan tâm cải thiện.
III. Một số biểu hiện của áp lực công việc
Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về khái niệm áp lực công việc là gì và băn khoăn không biết liệu mình có phải đang bị áp lực công việc? Hãy tham khảo 4 biểu hiện được xem là tiêu biểu cho áp lực trong công việc cụ thể như sau:
1. Cảm giác luôn lo lắng và bồn chồn
Đây là biểu hiện đầu tiên biểu hiện cho biết rằng bạn đang bị về áp lực công việc. Mỗi khi căng thẳng vì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, mọi người sẽ có trạng thái lo lắng và bồn chồn.
Đặc biệt, nếu không theo kịp tiến độ, bạn sẽ càng lo sợ có thêm những công việc mới ngoài tầm kiểm soát. Từ đó, bạn rơi vào tình trạng bồn chồn, dễ hoảng hốt, giật mình khi bị nhắc tên.
Có những lúc do áp lực quá lớn, bạn trở nên mất tập trung khi đang làm các việc khác. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu dòng cảm xúc tiêu cực này xuất hiện lúc bạn làm việc với đối tác hay khách hàng.
2. Áp lực trong công việc khiến cho bạn bị mất ngủ
Khi phải cố gắng thức khuya để hoàn thành công việc, sự mệt mỏi do thiếu ngủ là khó tránh khỏi. Thêm vào đó, một số nhân viên còn gặp phải triệu chứng mất ngủ vì quá căng thẳng, không thể thư giãn trọn vẹn.
Điều này khiến cho thể chất và tinh thần của bạn đều không đạt năng lượng tốt nhất. Nó dẫn tới khả năng xử lý công việc giảm sút, thường xuyên uể oải hoặc dễ cáu gắt trong giờ làm việc.
3. Suy nghĩ quá nhiều về cách nhìn của người khác tới bản thân
Đối với những người mới đi làm, hay đã đi làm lâu năm đều có thể xuất hiện suy nghĩ “Liệu người ta có hài lòng với mình không?”. Họ đã quá chú tâm vào cảm nhận của mọi người. Thậm chí, họ luôn mong muốn lấy lòng người khác thay vì chú tâm hoàn thành công việc được giao.
Theo thời gian, tình trạng đó kéo dài và khiến họ bị áp lực nặng nề. Vì vậy, bạn cần phải nhớ rằng làm việc vì bản thân chứ không phải vì những người khác. Hoàn thành tốt mục tiêu và công việc mà mình đã được giao là yếu tố quan trọng nhất với mỗi một nhân viên.
4. Luôn gắt gỏng với mọi người
Có bao giờ cảm xúc của bạn luôn trong trạng thái khó chịu, cộc cằn và khó chịu mỗi khi công việc không theo đúng hướng? Hoặc chỉ đơn giản là việc đồng nghiệp hỏi han, góp ý cho công việc cũng khiến bạn nổi giận?
Cảm giác hậm hực và bức bối bị tích tụ đó có thể chính là do các áp lực chồng chất hàng ngày. Nó khiến bạn trở nên nhạy cảm, khiến dễ nổi cáu với mọi người, mọi việc xung quanh.
>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: 7 tác động cần thay đổi
IV. Cách vượt qua áp lực công việc cho nhân viên
Cách vượt qua áp lực công việc là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc hiện nay.
Để giải đáp cho mọi người, AMIS sẽ giới thiệu những cách vượt qua áp lực công việc cho nhân viên vô cùng đơn giản, hiệu quả. Bạn có thể áp dụng thử sau khi đọc bài viết này nhé.
1. Bắt đầu một ngày làm việc bằng tinh thần lạc quan
Hãy luôn duy trì trạng thái tích cực lúc làm việc. Bạn có thể làm được điều này bằng những suy nghĩ tích cực hơn.
Bạn cần tin rằng mình sẽ luôn tìm ra cách giải quyết và vượt qua mọi thử thách. Lạc quan chính là chìa khóa tốt nhất để bạn có thể chế ngự áp lực công việc. Không chỉ vậy, thái độ tiếp cận này sẽ giúp bạn chống lại căng thẳng do lượng công việc quá tải.
2. Lập kế hoạch mục tiêu rõ ràng
Cách để vượt qua áp lực công việc tốt nhất chính là làm việc theo một kế hoạch chỉnh chu. Thông thường, những áp lực bắt nguồn từ công việc xảy ra khi bạn không thể cân bằng được các mặt của cuộc sống.
Do đó, hãy làm việc có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Bạn phải loại bỏ đi các yếu tố gây chồng chéo trong công việc của mình bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó, bạn tự mình đánh giá để đưa ra những thứ tự ưu tiên cần được giải quyết.
Dựa vào mục tiêu và tính chất quan trọng hàng đầu của công việc, danh sách này sẽ vô cùng cụ thể, rõ ràng. Như vậy, bạn nhìn thấy tổng quan tất cả nhiệm vụ, tốc độ giải quyết nhiệm vụ cũng được nâng cao.
>> Đọc ngay: 12 Cách giảm Stress trong công việc hiệu quả
3. Học cách từ chối người khác
Kỹ năng từ chối người khác rất là quan trọng đối với nhân viên trong môi trường làm việc. Nó sẽ giúp bạn vượt qua áp lực công việc khi phải phụ trách quá nhiều việc cùng lúc.
Nếu thấy không thể nhận thêm bất cứ công việc nào, bạn chỉ cần từ chối một cách lịch sử nhưng kiên định. Học cách từ chối không hề dễ dàng.
Thế nhưng, đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cần có trong môi trường công sở. Nếu bạn nhận quá nhiều đầu việc nhưng không thể hoàn thành tốt, bạn sẽ mất điểm với tất cả mọi người.
4. Trau dồi năng lực xử lý
Khả năng xử lý công việc kém cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực công việc. Để giải quyết khó khăn này, không có biện pháp nào tốt hơn việc bạn học hỏi, nâng cao năng lực bản thân.
Bạn luôn cần có thêm kiến thức, kỹ năng để hoàn thành công việc trôi chảy. Khi đó, bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin, dễ dàng vượt qua áp lực công việc hơn.
QUẢN LÝ TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
5. Nâng cao sức khỏe bản thân
Rèn luyện sức khỏe là lời khuyên hàng đầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi đến từ công việc. Dành thời gian tập luyện không chỉ giúp giải tỏa stress mà còn nâng cao nền tảng thể chất.
Một sức khỏe tốt sẽ đem đến cho bạn nguồn năng lượng dồi dào để giải quyết mọi công việc. Nó cũng cho phép bạn chịu được cường độ làm việc cao hơn.
Ngược lại, nếu bạn không có sức khỏe thì tinh thần cũng trở nên kiệt quệ. Trạng thái con người không tốt khiến bạn dễ bị đánh gục bởi những áp lực công việc.
Do vậy, dù công việc có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian để tập luyện nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Vào lúc gặp phải các công việc khó khăn và chịu áp lực liên tiếp, bạn hãy ăn những món bổ sung đầy đủ vitamin. Nó vừa giúp thư giãn nhẹ nhàng, vừa cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết. Việc này sẽ giúp cho não bộ tăng năng lực tự xử lý công việc.
6. Chia sẻ áp lực công việc
Hãy chia sẻ áp lực công việc cho người thân trong gia đình, đồng nghiệp hoặc là bạn bè thân thiết. Bạn đừng ngại khi chia sẻ những khó khăn mình đang gặp phải.
Việc giãi bày những cảm xúc bối rối của bản thân sẽ giúp bạn nhận lại những lời khuyên hữu ích. Cho dù đôi khi chỉ là những gợi ý nhỏ bé nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận được nguồn động viên to lớn. Từ đó, bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết các vấn đề nan giải mà bản thân đang đối mặt.
7. Dành thời gian thư giãn để lấy lại cảm hứng
Nếu cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi, bạn hãy tạm thời dời công việc sang một bên. Đây chính là lúc bạn cần quan tâm đến sở thích của bản thân nhiều hơn.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao, trò chuyện cùng bạn bè. Các thú vui khác như xem phim, nghe nhạc, nấu ăn… cũng nên được khuyến khích. Hãy để tinh thân luôn được thoải mái nhất và tìm lại nguồn cảm hứng làm việc.
MISA AMIS – giải pháp quản lý toàn diện, giảm áp lực công việc và tăng ngay năng suất
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc quản lý khi phân công cụ thể, theo dõi tiến độ liên tục và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Với AMIS, nhà quản lý không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC
V. Kết luận
Bài viết đã giới thiệu cho bạn các thông tin liên quan đến vấn đề áp lực công việc là gì và cách vượt qua áp lực công việc. Với cường độ và khối lượng công việc lớn, chắc hẳn bất kỳ ai cũng từng gặp phải áp lực công việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không để nó làm mất tinh thần phấn đấu hay hao mòn khả năng làm việc của bản thân.
Hy vọng những kiến thức trên có thể góp phần giúp bạn tìm ra cách giải quyết mọi áp lực và xử lý công việc hoàn thiện hơn. Hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS đề đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác!