Nghiệp vụ là gì? Phân biệt giữa nghiệp vụ và chuyên môn

30/03/2022
2391

Trong môi trường doanh nghiệp, nghiệp vụ, chuyên môn là một trong những yêu cầu cơ bản bắt buộc nhân viên phải có để đảm nhận tốt vị trí công việc của mình. Vậy nghiệp vụ là gì? Chuyên môn là gì? Giữa nghiệp vụ và chuyên môn có sự khác biệt như thế nào? Hãy cùng AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nâng cao nghiệp vụ cho bản thân.

nghiệp vụ là gì khái niệm
Tìm hiểu về nghiệp vụ từng ngành nghề rõ ràng sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực của mình

I. Nghiệp vụ là gì?

Những kỹ năng, trình độ hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề mà nhân sự cần có để hoàn thành tốt công việc được giao là định nghĩa cho câu hỏi nghiệp vụ là gì. Năng suất và chất lượng hiệu quả công việc biểu hiện ra chính là sự khác nhau giữa người có nghiệp vụ cao và người yếu kém hơn. 

Người có nghiệp vụ thấp thường hoàn thành công việc chậm hơn so với người có nghiệp vụ cao. Vì thế, ở các ngành nghề, nghiệp vụ là công cụ để đánh giá năng lực của nhân viên khi đảm nhận công việc. Doanh nghiệp cũng sẽ lấy đó làm tiền đề cho sự khen thưởng, thăng chức. 

Có một cách hiểu khác về nghiệp vụ là sự tổng hợp những kỹ năng, kiến thức chuyên ngành mà bạn nhất định phải có trong công việc. Nghiệp vụ thể hiện rõ hơn ở chuyên môn, trình độ của một người, là cách họ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XUẤT SẮC

II. Tìm hiểu về nghiệp vụ văn phòng

Để hiểu rõ hơn nghiệp vụ là gì, bạn cần nắm được cả những đặc điểm của nghiệp vụ văn phòng. Đây là yếu tố quan trọng mà bất kể nhân viên nào trong công ty cũng cần có.

Hành chính văn phòng được xem là một bộ phận cần thiết trong việc vận hành bộ máy doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều có các nghiệp vụ văn phòng chuyên biệt.

Nghiệp vụ văn phòng tuy đơn giản nhưng khối lượng công việc rất lớn, nhân viên cần có một nền tảng kiến thức vững chắc cùng với các kỹ năng nhất định. Vì vậy, nghiệp vụ hành chính văn phòng thường được đề cao trong mỗi công ty. 

Nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ văn phòng nói riêng được phân thành 2 nhóm sau: 

  • Nghiệp vụ phụ thuộc vào trình độ: Đây là những nghiệp vụ có sẵn trong quá trình trưởng thành và rèn luyện. Nó được tích lũy trong hành trình học tập, làm việc. Sau đó nhân viên sẽ ứng dụng vào công việc thực tế để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, hiệu quả. 
  • Nghiệp vụ phụ thuộc vào tính chất công việc: Ở hình thức nghiệp vụ này cần yêu cầu những kỹ năng nhất định để hoàn thành một việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ nhân sự, nghiệp vụ văn phòng, nghiệp vụ bác sĩ… Mỗi lĩnh vực cần một nghiệp vụ khác nhau. 

 PHẦN MỀM AMIS Công việc – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC CHÍNH XÁC, ĐA CHIỀU, TỨC THỜI

III. Chuyên môn là gì?

Chuyên môn được xem là các khả năng, hiểu biết đã được đào tạo kỹ càng và áp dụng thành thạo những gì được học một cách bài bản vào thực tế, lĩnh vực cụ thể. Chuyên môn là yếu tố cần thiết được nhiều nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tìm kiếm nhân viên cho công ty.

chuyên môn là gì
Người có chuyên môn giỏi sẽ biết cách sắp xếp công việc để tiến đến thành công

Việc bạn có một chuyên môn vững chắc sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình hoàn thành công việc. Bởi lẽ, mỗi lĩnh vực khác nhau đều cần một chuyên môn nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chuyên môn sẽ quyết định giá trị, năng lực của từng nhân sự trong các doanh nghiệp. 

>> Tìm hiểu thêm: Năng lực là gì? Cách nâng cao các mức độ của năng lực bản thân

IV. So sánh sự khác biệt giữa nghiệp vụ và chuyên môn

Về cơ bản, chuyên môn và nghiệp vụ là tổng hợp các kỹ năng và kiến thức cần có ở mỗi lĩnh vực khác nhau để đảm nhiệm vai trò được giao.

Theo khái niệm, nghiệp vụ được hiểu là những kỹ năng cần có trong công việc và được hình thành khi tiếp xúc với một ngành nghề cụ thể. Còn chuyên môn là kỹ năng đã được trau dồi trong quá trình học tập và trưởng thành, vận dụng vào trong đời sống để nâng cao trình độ hơn. 

Trên hết, đặc điểm của chuyên môn sẽ mang tính khái quát toàn bộ lĩnh vực đó. Có thể kế đến các chuyên môn kinh tế, chuyên môn Marketing, chuyên môn giảng dạy… Chuyên môn có thể được đánh giá qua bằng cấp, học vị.

Trong đó, một chuyên môn sẽ chứa nhiều nghiệp vụ khác nhau. Cụ thể, ngành du lịch sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ như nghiệp vụ sale tour, nghiệp vụ điều hành, nghiệp vụ hướng dẫn…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC NGAY HÔM NAY

CTA MGM 02

V. Chuyên môn nghiệp vụ là gì?

1. Tìm hiểu về chuyên môn nghiệp vụ

Để tìm hiểu rõ ràng về chuyên môn nghiệp vụ, cần phải hiểu nghiệp vụ là gì và chuyên môn là gì. Sau đó, bạn tổng hợp thành một khái niệm bao hàm về quy trình, phương tiện, công cụ, kỹ thuật ở một vị trí nhất định. 

Chuyên môn nghiệp vụ là gì
Chuyên môn nghiệp vụ giúp bạn thành công hơn trong công việc

Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ sẽ thể hiện rõ hơn qua thời gian làm việc trong nghề. Nó được đánh giá theo 5 mức độ riêng biệt.

  • Mức 1: Tìm hiểu và ghi nhớ lý thuyết
  • Mức 2: Tổng hợp, tư duy lại kiến thức và cập nhật những thông tin mới
  • Mức 3: Vận dụng theo tổ chức các lý thuyết đã học, ghi nhớ, tóm tắt, sắp xếp lại và cập nhật công việc.
  • Mức 4: Đánh giá mức độ hiệu quả của những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó phân tích và dự trù các tình huống bất ngờ.
  • Mức 5: Hỗ trợ chỉ dẫn, đào tạo người mới. Tìm tòi các phương pháp mới để tăng mức độ hiệu quả trong công việc và xử lý tốt các tình huống phát sinh  

2. Vì sao cần có nghiệp vụ chuyên môn

Trong môi trường doanh nghiệp, công ty, người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thường nhận được nhiều lợi thế. Những cá nhân có nghiệp vụ và chuyên môn kém thường gặp nhiều khó khăn khi làm việc.

Vì thế, việc rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố tất yếu. Các đơn vị tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá cao các ứng viên đáp ứng được yêu cầu công việc như vậy. Việc sở hữu nghiệp vụ chuyên môn có những lợi ích sau:

  • Nhân viên có nghiệp vụ tốt sẽ hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Nghiệp vụ giỏi giúp nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn ở mỗi nhân viên.
  • Nghiệp vụ giỏi cho phép bạn thực hiện những công việc khó, có cơ hội thành công và thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp.

3. Những cách nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, có 5 phương pháp thường được ứng dụng bao gồm:

3.1. Học hỏi từ những người giỏi hơn

Những người có khả năng hoàn thành tốt công việc trong công ty sẽ luôn có những góc nhìn và kiến thức sâu rộng để bạn có thể học tập theo. Đừng ngần ngại khi nhờ họ chỉ bảo thêm trong công việc và tìm hiểu thêm những gì bản thân còn thiếu sót.

cách nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên sẽ giúp bạn nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ của bản thân

3.2. Học hỏi từ các đối tác

Đây là một phương pháp gây bất ngờ nhưng không thể phủ nhận độ hiệu quả từ nó. Các đối tác của công ty sẽ luôn có phương thức riêng để hoàn thành tốt công việc. Việc nghiên cứu và tìm hiểu những case study này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức chung cũng như biết thêm về chuyên môn, nghiệp vụ hỗ trợ trong công việc.  

3.3. Học hỏi qua Internet

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thì việc tiếp cận thông tin đã không còn gì xa lạ. Có rất nhiều kênh internet hữu ích từ nhiều nơi trên thế giới giúp bạn học hỏi thêm về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết cho công việc của mình. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

3.4. Học hỏi qua các buổi hội thảo, chuyên ngành

Trong những buổi hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ sẽ luôn có sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu trong ngành nghề bạn đang công tác. Việc lắng nghe chia sẻ, cập nhật thông tin từ các chuyên gia sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và định hướng trong lĩnh vực của mình. 

3.5. Học hỏi qua những khóa học chuyên môn

Việc tham gia các khóa học chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới. Dựa trên nền tăng tổng hợp với các kiến thức, kỹ năng cũ, bạn sẽ có cho mình những phương pháp riêng để đạt kết quả nhiệm vụ cao hơn.

4. Tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn

Sau khi tìm hiểu tất cả các khái niệm liên quan đến nghiệp vụ là gì, hãy tham khảo các tiêu chuẩn về nghiệp vụ trong từng ngành nghề cụ thể. Mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc thù hoạt động riêng. Do vậy, yêu cầu nghiệp vụ của họ cũng sẽ có những sự khác biệt lớn.

4.1. Nhóm ngành nhà hàng – khách sạn

Để đánh giá nghiệp vụ ở nhóm ngành nhà hàng khách sạn, nhà quản lý thường có các tiêu chuẩn sau: 

  • Nghiệp vụ đón tiếp: Thái độ, tác phong cần chuẩn mực, nhanh nhẹn. Luôn vui vẻ, nhiệt tình lắng nghe và trao đổi với khách hàng.
  • Kiểm tra kỹ càng và phục vụ chu đáo các dịch vụ khách hàng lựa chọn.
  • Giải đáp thắc mắc với thái độ chuyên nghiệp.
  • Dọn dẹp khu vực làm việc sạch sẽ, bảo quản dụng cụ theo quy định.
  • Đáp ứng yêu cầu của khách theo quy chuẩn của nơi làm việc.
  • Linh hoạt, nhanh nhẹn và ứng biến được với các tình thế bất ngờ.
  • Nếu có chuyên môn ngoại ngữ là lợi thế lớn.

>> Xem thêm: Khung năng lực là gì? Cách triển khai khung năng lực trong doanh nghiệp

4.2. Nhóm ngành sư phạm

Ở ngành sư phạm có những tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức khắt khe hơn do môi trường giáo dục cần sự trang trọng, quy chuẩn. Bất kỳ ai mong muốn trở thành giáo viên cũng cần phải trau dồi những nghiệp vụ này trong quá trình đào tạo và làm việc. 

  • Nghiệp vụ cần có: Phẩm chất đạo đức chính trực, cư xử chuẩn mực, tác phong nghiêm túc.
  • Năng lực chuyên môn vững chắc ở lĩnh vực giảng dạy, thường xuyên bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn. Không ngừng nâng cao trình độ bản thân, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công cuộc giảng dạy.
  • Nghiệp vụ quan hệ xã hội: Vui vẻ hòa đồng trong các mối quan hệ xã hội xung quanh, trong cơ sở giáo dục cũng như với mọi người
  • Nghiệp vụ công bằng: Cần có đánh giá khách quan trong môi trường giáo dục để học sinh, sinh viên có được phát triển tự do

4.3. Nhóm kinh doanh, buôn bán

Nếu bạn đang phấn đấu trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi hoặc làm việc cho doanh nghiệp, bạn cần có chuyên môn nghiệp vụ như sau:

  • Chuyên môn về cách bán hàng, kỹ năng tìm kiếm và hiểu được mong muốn khách hàng.
  • Thái độ chuyên nghiệp, tạo sự hài lòng đến khách hàng. 
  • Có kỹ năng xây dựng các kế hoạch kinh doanh, quảng cáo.
  • Có kiến thức về sản phẩm và hàng hóa liên quan.
  • Kỹ năng nghiên cứu và phát triển, quan sát thị trường.
  • Nghiệp vụ đánh giá và phân tích tình hình kinh doanh doanh nghiệp.

Trên đây là các thông tin, khái niệm giúp bạn hiểu về nghiệp vụ là gì, chuyên môn là gì. Đối với nhân viên, việc nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn sẽ khẳng định năng lực bản thân, rút ngắn quá trình thăng tiến. Đối với các nhà quản lý, đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một đội ngũ giỏi, giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc và bền vững. 

MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả