JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

15/03/2022
1813

JSC là gì chắc hẳn đang là câu hỏi của nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu khái niệm này. JSC được xem là loại hình có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hiệu quả được nhiều nhà đầu tư chọn lựa. Nhưng cụ thể JSC có đặc điểm và mang lại lợi ích gì, hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về JSC là gì
Khái niệm về JSC là gì?

I. JSC là gì?

JSC là gì được viết tắt từ cụm Joint Stock Company, có nghĩa là Công ty cổ phần. JSC thường đứng đằng sau tên của công ty hoặc tổ chức.

Khi nhìn vào phần hậu tố JSC, bạn sẽ hiểu rõ tính chất và loại hình hoạt động của doanh nghiệp này. Bởi lẽ, công ty cổ phần do các nhà đầu tư làm chủ sở hữu, các cổ đông mua bán cổ phiếu và sở hữu dựa trên số lượng cổ phiếu mà từng cá nhân có.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ

Những điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp JSC

II. Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

  • Vốn của công ty được chia đều bằng nhau được gọi là cổ phần. Các cổ phần này được thể hiện dưới hình thức chứng khoán – cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi vừa là cổ đông vừa là thành viên công ty.
  • Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, không quy định số lượng thành viên tối đa và tối thiểu là 3 người.
  • Các cổ đông hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì không được nhượng quyền.
  • JSC sẽ được chứng nhận tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • JSC được quyền phát hành chứng khoán ra xã hội theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

tăng năng suất và bảo đảm tiến độ VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc

III. Ưu điểm và nhược điểm của JSC

1. Ưu điểm

Các khoản về nợ và các tài sản của công ty nếu nằm trong phạm vi số vốn đã góp từ trước thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Thông qua cách phát hành cổ phiếu ra thị trường, JSC cũng giúp tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Mặt khác, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cũng tương đối dễ dàng. Vì vậy, JSC thường có những đối tượng tham gia cổ phần khá đa dạng. Bất kỳ ai có tiềm lực và mong muốn cũng có thể sở hữu một số cổ phần này.

Thêm vào đó, lĩnh vực hoạt động của JSC rất rộng. Họ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trên thị trường. Điều này tạo điều kiện cho những cá nhân có mức vốn nhỏ vẫn có cơ hội tham gia góp vốn.

ưu điểm của JSC
JSC phù hợp cho những cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhỏ

2. Nhược điểm

Như giới thiệu ở trên, JSC dễ dàng huy động cổ đông tham gia góp vốn nên công ty cổ phần sẽ có đông thành viên. Cơ cấu này dẫn tới một vài thách thức trong việc quản lý. Do có nhiều cổ đông khác nhau nên công ty có thể bị phân tách thành các nhóm riêng lẻ, dễ xảy ra mâu thuẫn cạnh tranh vì lợi ích cá nhân.

Ngoài ra, mức thuế đề ra cho doanh nghiệp JSC tương đối cao khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Cổ đông cũng phải chịu mức thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ phiếu và lãi của cổ phần theo các quy định của luật pháp.

Quản lý mọi lúc mọi nơi, nhân viên phối hợp thuận lợi, phát hiện vấn đề tức thời

GIẢI QUYẾT MỌI KHÓ KHĂN TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

IV. Cơ cấu tổ chức của Joint Stock Company

1. Mô hình quản lý, hoạt động JSC

JSC hoàn toàn có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động theo một trong 2 mô hình bên dưới đây. Trong trường hợp công ty hoạt động về chứng khoán thì sẽ có quy định khác.

  • Mô hình thứ nhất: JSC bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc/ Tổng giám đốc. Nếu trong công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông đều là các tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% tổng số cổ phiếu chung thì sẽ không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
  • Mô hình thứ hai: JSC sở hữu các ban chuyên trách giống mô hình thứ nhất nhưng không có Ban Kiểm Soát. Áp dụng trong trường hợp này công ty sẽ có ít nhất 20% số thành viên trong Hội đồng quản trị là các thành viên độc lập. Ban kiểm toán nằm trong ban Hội đồng quản trị. Các thành viên sẽ phải thực hiện chức năng giám sát và cũng như tổ chức thực hiện kiểm soát một cách độc lập khi quản lý và điều hành công ty.
mô hình của công ty JSC
Mô hình quản lý, hoạt động của JSC

Nếu như chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/ Tổng giám đốc sẽ là người đại diện chính. Còn trong trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/ Tổng giám đốc chắc chắn sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật đã định.

2. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của JSC bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là một trong những cơ quan quyết định cao nhất trong hình thức công ty cổ phần.

Khi cổ đông là tổ chức thì sẽ được quyền đề cử một hoặc một trong những người đại diện theo sự ủy quyền để thực hiện quyền cổ đông của mình theo như pháp luật đã định. Nếu có nhiều hơn một người đại diện theo sự ủy quyền thì phải xác định cụ thể được số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện đó.

>> Tìm hiểu thêm: Quản lý cấp cao là gì? Trách nhiệm của quản lý cấp cao

3. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị trong cơ cấu tổ chức hoạt động của JSC là cơ quan quản lý của công ty. Họ có toàn quyền quyết định mọi thứ, đưa ra ý kiến hợp lý và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty mà không cần đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

hội đồng quản trị JSC
Hội đồng quản trị JSC sẽ quyết định mọi hoạt động của công ty

Hội đồng quản trị thường sẽ có số thành viên từ 3 đến 11 thành viên. Nếu như công ty có điều lệ quy định cụ thể về số lượng thành viên của Hội đồng quản trị thì thành viên của Hội đồng quản trị sẽ không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Họ có thể là những người khác đang hoạt động quản lý trong công ty.

4. Giám đốc, tổng giám đốc công ty JSC

Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một trong số họ để lên làm Giám đốc/Tổng giám đốc. Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là người đứng lên điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của JSC. Họ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã và đang được giao.

Trong trường hợp công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của JSC. Nhiệm kỳ của Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ không vượt quá 5 năm. Đặc biệt, vị trí này hoàn toàn có thể được bổ nhiệm lại với nhiệm kỳ không giới hạn.

5. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thường bao gồm từ 03 đến 05 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cũng không vượt quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không giới hạn. Trưởng Ban kiểm soát sẽ phải là kế toán viên hoặc là kiểm toán viên chuyên nghiệp đang phụ trách công việc trực tiếp tại công ty.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Kết luận

Trên đây là các thông tin về JSC là gì, cơ cấu tổ chức của công ty JSC. Đây là một trong những mô hình công ty phổ biến với nhiều ưu điểm. Mỗi vị trí tổ chức của JSC đều có chức vụ, quyền hạn khác nhau để giúp công ty hoạt động và phát triển.

Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích và tổng quan nhất về JSC, từ đó ứng dụng thành công vào quá trình quản lý doanh nghiệp mình. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của MISA để học hỏi thêm các kiến thức quản lý, điều hành chuyên sâu khác.

MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp JSC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên nền tảng hợp nhất. Với AMIS, doanh nghiệp JSC không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả