Chuỗi giá trị là kiến thức được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm kinh tế. Đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp học hỏi và áp dụng. Vậy chuỗi giá trị là gì? Ứng dụng mô hình chuỗi giá trị như thế nào để đạt hiệu quả cao?
1. Mô hình chuỗi giá trị là gì?
Khái niệm về chuỗi giá trị là gì được M.Porter đề xuất lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” của ông. Chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động được liên kết theo chiều dọc nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng.
Một doanh nghiệp được tập hợp bởi rất nhiều các hoạt động khác nhau. Từ khâu thiết kế, sản xuất, bán hàng đến hỗ trợ dịch vụ khách hàng, tất cả đều được liên kết trong một chuỗi. Sản phẩm của bạn sẽ trải qua tất cả các hoạt động trong chuỗi đó theo thứ tự. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh có lãi nếu giá trị nó cung cấp cho thị trường lớn hơn chi phí tạo ra sản phẩm.
Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp bao gồm hàng loạt hoạt động theo quy trình, dự án liên kết chặt chẽ với nhau. Khối lượng nhiệm vụ và trách nhiệm đảm bảo chuỗi giá trị đạt hiệu quả khiến nhà quản lý chịu áp lực nặng nề. Do vậy, doanh nghiệp cần có sự ủy quyền giao việc khoa học, thúc đẩy đội nhóm hoạt động trách nhiệm, năng suất hơn để đảm bảo chuỗi giá trị diễn tra trơn tru, ổn định và đem lại giá trị cao nhất.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ Xây dựng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc |
2. Cách hoạt động của chuỗi giá trị
Theo quan điểm của Porter, có hai bước chính để phân tích chuỗi giá trị như sau:
- Xác định từng loại hoạt động riêng lẻ trong tổ chức.
- Phân tích giá trị gia tăng của từng hoạt động và liên kết nó với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguyên liệu thô đến thành phẩm để giao hàng. Đối với các công ty sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị bắt đầu từ nguyên liệu thô tạo nên sản phẩm và các yếu tố khác được thêm vào sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quản lý chuỗi giá trị là quá trình tổ chức các hoạt động trên và phân tích chúng một cách hợp lý. Người quản lý dự án cần hiểu rõ quy trình là gì trong chuỗi giá trị và thiết lập một thông điệp mạch lạc. Như vậy, họ có thể đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách liền mạch nhất.
2.1 Hoạt động cơ bản
Có 5 loại hoạt động chung liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành. Mỗi loại được chia nhỏ thành các hoạt động riêng lẻ, tùy thuộc vào từng chiến lược riêng cho ngành nghề và doanh nghiệp.
- Logistics đầu vào: Logistics đầu vào liên quan đến việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối các yếu tố đầu vào của sản phẩm. Chúng bao gồm việc quản lý nguyên vật liệu, quản lý kho và hàng tồn kho. Logistics đầu vào cũng có thể là nhiệm vụ bồi hoàn cho nhà cung cấp.
- Hoạt động/vận hành: Công đoạn này tập trung vào các hoạt động chuyển đầu vào thành dạng sản phẩm cuối cùng. Nó bao gồm khâu chế biến, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, thử nghiệm, in ấn.
- Logistics đầu ra: Logistics đầu ra liên quan đến việc thu thập, lưu trữ và phân phối thực tế sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ kiểm kê hàng hóa thành phẩm, quản lý nguyên vật liệu, hoạt động của cơ sở phân phối, quy trình đặt hàng và lập kế hoạch công việc.
- Tiếp thị và Bán hàng: Các hoạt động này cung cấp cho khách hàng phương tiện để mua một sản phẩm hoặc khiến họ mua một sản phẩm. Nó bao gồm việc quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, chào hàng, lựa chọn kênh phân phối, định giá.
- Dịch vụ: Dịch vụ trong doanh nghiệp là các hoạt động cung cấp dịch vụ nâng cao hoặc duy trì giá trị sản phẩm. Người mua có thể được lắp đặt, bảo trì, đào tạo, cung cấp phụ tùng, điều chỉnh sản phẩm…
Dựa trên đặc điểm từng ngành, các hoạt động trên sẽ mang lại giá trị gia tăng và xác định lợi thế cạnh tranh. Đối với các công ty phân phối bán lẻ, hậu cần đầu vào phải là khâu quan trọng nhất.
Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ như ăn uống, hoạt động vận tải mang lại nhiều giá trị hơn hết. Đối với các ngân hàng thương mại, tiếp thị và bán hàng là khâu cơ bản để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM CÁC TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC
2.2 Hoạt động bổ sung
Cũng giống như các hoạt động cơ bản, hoạt động bổ trợ sẽ tạo giá trị gia tăng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Ví dụ, phát triển công nghệ có thể bao gồm nhiều khâu thiết kế cấu trúc, thiết kế tính năng, thử nghiệm hiện trường, quy trình khoa học và lựa chọn công nghệ.
Các hoạt động bổ sung mang lại giá trị gia tăng bằng cách hỗ trợ các hoạt động cơ bản. Chúng bao gồm bốn nhóm chính:
Thu mua
Công đoạn thu mua sẽ mua sắm các yếu tố đầu của chuỗi giá trị. Đó là các nguyên liệu thô, vật tư và các vật tư tiêu hao khác. Nó cũng có thể là tài sản như máy móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng và nhà máy.
Mặc dù các hoạt động mua sắm này thường gắn liền với các hoạt động chính, nhưng chúng cũng xuất hiện trong các hoạt động bổ sung. Điển hình như việc cung cấp các dịch vụ thử nghiệm và kiểm tra là một đầu vào để phát triển công nghệ, và kế toán là một đầu vào cho việc mua cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ
Công nghệ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong vận chuyển hàng hóa đến sản xuất sản phẩm.
Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể được phân loại là nỗ lực cải tiến sản phẩm và quy trình. Sự phát triển công nghệ hiện nay có thể tham gia vào các hoạt động giá trị. Công nghệ viễn thông ứng dụng cho hệ thống đặt hàng, công nghệ tự động hóa dùng cho bộ phận kế toán.
Phát triển công nghệ không chỉ hiệu quả trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc nghiên cứu cơ bản và thiết kế sản phẩm, nghiên cứu truyền thông, thiết kế quy trình và thiết kế sản phẩm đều cần đến công nghệ.
>> Tìm hiểu thêm: Quy trình chuyển đổi số là gì? Lợi ích của quy trình chuyển đổi số
Quản lý nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tài sản chiến lược và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Quản lý nguồn nhân lực bao gồm nhiều hoạt động. Chúng liên quan đến các vấn đề tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo, phát triển và doanh thu của nhiều loại người khác nhau.
Quản lý nguồn nhân lực hỗ trợ các hoạt động cơ bản và bổ sung. Nó xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị.
Quản lý nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp. Bởi lẽ, vai trò của nó là xác định kỹ năng, động lực của nhân viên cũng như chi phí tuyển dụng và đào tạo.
Cơ sở hạ tầng tổ chức
Cơ sở hạ tầng chính là các nghiệp vụ hành chính tổng hợp, kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, quan hệ công chúng và quản lý chất lượng. Không giống như các hoạt động bổ trợ khác, cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, TĂNG NGAY NĂNG SUẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
3. Cách phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp như thế nào?
3.1 Phân tích chuỗi giá trị
- Lợi thế về chi phí: Đây là chi phí do doanh nghiệp xác định sau khi cụ thể hóa các hoạt động chính và hoạt động phụ trợ. Nếu một hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nguồn nhân lực lớn, nó có thể tiêu hao nhiều chi phí hơn. Chúng gồm có chi phí tiền lương, chi phí công việc khác… Doanh nghiệp cũng nên xác định mối quan hệ giữa các hoạt động để giảm các chi phí không cần thiết.
- Khác biệt hóa: Doanh nghiệp cần xác định hoạt động nào mang lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng. Sau đó, nhà quản lý sẽ đánh giá các chiến lược để gia tăng giá trị. Bạn có thể lựa chọn tập trung vào dịch vụ khách hàng hoặc nâng cấp chức năng sản phẩm. Các doanh nghiệp nên xác định sự khác biệt để duy trì và gia tăng thêm giá trị.
3.2 Các bước xây dựng mô hình chuỗi giá trị
Sau khi phân tích chuỗi giá trị là gì, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để tạo ra mô hình chuỗi giá trị qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định các hoạt động của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị
Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị là hiểu tất cả các hoạt động chính và phụ tạo nên sản phẩm hoặc dịch vụ. Đặc biệt, nếu công ty của bạn bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ thì quy trình này phải được thực hiện cho từng sản phẩm riêng biệt.
- Bước 2: Xác định những chi phí của chuỗi giá trị và các hoạt động khác
Khi các hoạt động chính và phụ đã được xác định, bước tiếp theo là xác định giá trị mà mỗi hoạt động thêm vào quy trình. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tính toán các chi phí liên quan.
- Bước 3: Xác định các cơ hội để các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh trong mô hình chuỗi giá trị
Khi bạn đã tập hợp đầy đủ các bước trên, bạn có thể phân tích chuỗi giá trị qua lăng kính của bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào mà bạn đang cố gắng đạt được.
TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA AMIS CÔNG VIỆC NGAY HÔM NAY
4. Tại sao cần áp dụng mô hình chuỗi giá trị?
Lợi thế cạnh tranh cũng là sức mạnh của một công ty đến từ nhiều hoạt động khác nhau. Nguồn năng lượng này có mặt trong thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối…
Mỗi hoạt động trên đều giúp giảm chi phí tương đối của doanh nghiệp hoặc đặt nền tảng cho sự khác biệt hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển thuận lợi hơn cho công việc kinh doanh.
>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
5. Kết luận
Chuỗi giá trị là một công cụ cơ bản phổ quát cho phép điều tra một cách có hệ thống tất cả các hoạt động kinh doanh và các mối tương tác của chúng để xác định các điểm mạnh và nguồn lợi thế cạnh tranh.
Chuỗi giá trị phân chia một doanh nghiệp thành các hoạt động phù hợp với chiến lược chi phí và phân bổ nguồn lực. Nhìn chung, doanh nghiệp chỉ đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách thực hiện các hoạt động chiến lược với chi phí thấp hơn hoặc hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Bài viết trên đây đã làm rõ câu hỏi chuỗi giá trị là gì. Ngoài ra, bạn cũng có thêm nhiều kiến thức về cách hoạt động, cách xây dựng chuỗi giá trị phù hợp với tiềm năng của từng doanh nghiệp. Hy vọng rằng bạn đã có đủ thông tin cần thiết về mô hình này để có thể vận hành công việc một cách tốt nhất.
MISA AMIS – giải pháp quản lý chuỗi giá trị cho doanh nghiệp
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc quản lý, duy trì chuỗi giá trị. Doanh nghiệp có thể phân công cụ thể, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC