Thông thường, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu nộp chậm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Vậy trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế thì có bị phạt hay không? Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế là bao nhiêu? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
“1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau: a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần; b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần. Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế; c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;” |
Như vậy, doanh nghiệp vi phạm quy định về thuế và hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc lập và nộp tờ khai thuế đúng hạn là nhiệm vụ quan trọng mà kế toán doanh nghiệp cần thực hiện hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Hiện nay, các phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới, như phần mềm kế toán online MISA AMIS , giúp kế toán viên chủ động hơn nhờ tính năng nhắc nhở lịch nộp tờ khai, tránh bỏ sót và cho phép lập, nộp tờ khai tự động theo các biểu mẫu mới nhất theo thông tư 80/2021/TT-BTC.
2. Hình thức xử phạt chính
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hình thức xử phạt chính với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:
“a) Cảnh cáo Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này. b) Phạt tiền
|
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn sẽ bị xử phạt theo hai hình thức: Cảnh cáo hoặc Phạt tiền. Mức xử phạt cụ thể sẽ được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm và đối tượng vi phạm, đảm bảo tính phù hợp và công bằng theo quy định pháp luật.
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
“a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này. d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
|
Như vậy, Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt sẽ được điều chỉnh theo nguyên tắc lấy một tình tiết giảm nhẹ bù trừ một tình tiết tăng nặng. Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng chỉ được dùng để xác định khung phạt, không áp dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể.
- Mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn sẽ được xác định dựa trên mức trung bình của khung phạt.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mỗi tình tiết sẽ giúp giảm 10% mức phạt trung bình, nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung phạt.
- Nếu có tình tiết tăng nặng, mỗi tình tiết sẽ làm tăng 10% mức phạt trung bình, nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt.
4. Các mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế GTGT, thuế TNDN
Bước 1: Xác định doanh nghiệp đã chậm tờ khai thuế bao nhiêu ngày
Để xác định được mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế thì các doanh nghiệp cần xác định xem tính từ thời điểm hạn cuối cùng nộp hồ sơ đến thời điểm doanh nghiệp xác định chậm nộp hồ sơ là bao nhiêu ngày.
Bước 2: Đối chiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Mức phạt |
Số ngày chậm nộp – hành vi |
Phạt cảnh cáo | Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại Phạt cảnh cáo |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày |
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Các hành vi:
|
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng |
Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 – Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
>>> Đọc ngay: Cách lập tờ khai thuế môn bài mới nhất 2022 theo thông tư 80/2021
5. Một số trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những trường hợp sau:
|
Như vậy, các trường hợp sau đây không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn:
- Lỗi kỹ thuật hệ thống: Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin và đã được cơ quan thuế thông báo trên Cổng thông tin điện tử.
- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế: Nếu người nộp thuế tuân thủ văn bản hướng dẫn hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền, nhưng sau đó bị xác định sai sót về số tiền thuế phải nộp, số thuế miễn/giảm/hoàn… thì không bị xử phạt và không tính tiền chậm nộp.
- Tự phát hiện sai sót và khắc phục trước khi bị kiểm tra, thanh tra thuế: Nếu người nộp thuế tự khai bổ sung và nộp đủ số thuế phải nộp trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế thì không bị xử phạt.
- Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân nhưng không có số thuế phải nộp hoặc được hoàn thuế thì không bị xử phạt.
- Trong thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế: Nếu hồ sơ khai thuế đang trong thời gian được gia hạn nộp thì không bị xử phạt do nộp chậm.
>> Đọc thêm: Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, lệ phí môn bài 2022
Kết luận
Các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp tờ khai, nộp thuế đúng thời hạn quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt nếu có hành vi vi phạm. Đôi khi, kế toán doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tổng hợp lên tờ khai để đảm bảo nộp tờ khai, nộp thuế đúng hạn bởi tổng hợp thủ công rất dễ xảy ra sai sót, nhất là tại các doanh nghiệp có nhiều giao dịch mua bán. Giờ đây, các doanh nghiệp không cần quá lo lắng cho vấn đề này bởi lẽ đã có những phần mềm nhiều tính năng tiện ích như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME giúp ích cho kế toán doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện công tác kế toán nói chung hay công tác thuế nói riêng:
- Kết nối trực tiếp với phần mềm bán hàng, hoá đơn điện tử: giúp lấy về tất cả hóa đơn, chứng từ để hạch toán kế toán mà không mất công nhập liệu lại. Đồng thời, lập nhanh chứng từ bán hàn có nội dung tương tự từ báo giá/đơn đặt hàng/hợp đồng bán/phiếu xuất kho bán hàng/chứng từ mua hàng…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhận và hạch toán chứng từ mua – bán hàng, thu tiền gửi,.. giúp nhập liệu nhanh chóng, chuẩn xác. Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đầu vào phòng tránh rủi ro;
- Tự động lập báo cáo, tờ khai thuế… nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác.
Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:
