Management là một hoạt động quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực. Vậy Management là gì? Management đóng vai trò như thế nào trong tổ chức, doanh nghiệp? Cùng Misa Amis tìm hiểu ngay!
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN VIÊN |
I. Management là gì?
Management là gì? trong tiếng Việt được hiểu là quản lý. Tất cả các tổ chức từ doanh nghiệp, tổ chức chính trị, văn hóa hay xã hội đều cần có sự quản lý. Quản lý sẽ giúp xác định và hướng các hoạt động theo một mục tiêu cụ thể.
Theo F.W. Taylor, “quản lý là một nghệ thuật khi bạn biết phải làm gì, thực hiện khi nào. Bạn định hướng hoạt động đó thực hiện theo cách tốt nhất và tiết kiệm nhất”.
Quản lý là một hành động có mục đích. Nó là sự phối hợp và điều hành các công việc một cách có tổ chức, nhằm định hướng các mục tiêu đã được đề ra trước đó.
Điều này được thể hiện qua quá trình làm việc hoặc cộng tác giữa những nhóm khác nhau để đạt được mục tiêu của tổ chức. Quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế trong một thế giới kinh doanh đầy thách thức.
Quản lý còn liên quan đến việc tạo ra môi trường nội bộ. Đó là việc áp dụng việc quản lý vào các môi trường sản xuất khác nhau. Do đó, trách nhiệm của cấp quản lý là phải tạo điều kiện tối đa cho những thành viên trong tổ chức. Bằng nhiều cách khác nhau giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Những điều này bao gồm xác định những nguồn lực sẵn có, tiền lương, mức thu nhập, thiết lập các quy tắc và quy định… Tóm lại, để thực hiện hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyền uy.
Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Nó bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức.
>> Xem thêm: Quản lý là gì? Chức năng và vai trò của quản lý trong doanh nghiệp
II. Mục đích của Management
Management thường được hiểu lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, quản lý sẽ có mặt ở nhiều cấp độ khác nhau. Nó diễn ra thông qua một số phương pháp miễn sao đạt được sự hài lòng của khách hàng hay đào tạo nhân viên chuyên nghiệp.
Quản lý, thường được trao quyền cho một người quản lý cấp cao và các trợ lý cấp dưới của họ. Đây là chìa khóa để điều hành một tổ chức trên cấp độ vi mô. Mục đích chính của việc quản lý gồm những điều dưới đây:
1. Đạt được các mục tiêu
Mục đích chính của Management là gì? Đó là cần đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chức năng của việc quản lý là tạo ra được sự nỗ lực để đạt được mục tiêu mong muốn. Và người quản lý sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến khi đạt được mục tiêu đó.
2. Tạo ra được sự hợp tác và phối hợp
Management được xem như sự thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp giữa nhân viên và các bộ phận. Nó phải được bắt nguồn từ sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Có thể trong từng cá nhân, theo nhóm hoặc giữa một số nhóm làm việc trong doanh nghiệp.
3. Loại bỏ sự lãng phí tài nguyên
Một mục đích quan trọng khác của quản lý là loại bỏ sự lãng phí tài nguyên. Quản lý được thực hiện thông qua việc áp dụng hiệu quả các nguyên tắc và quy định nhằm loại bỏ sự lãng phí nguồn lực. Nó hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ với chi phí hợp lý nhất.
4. Tạo ra mối quan hệ thân thiện
Một đích đến khác của Management là gì? thường do người lãnh đạo, người phụ trách đội nhóm đảm nhiệm. Họ sẽ tạo mối quan hệ thân thiện giữa những người tham gia hoặc cùng nhận một nhiệm vụ.
Sự xây dựng quan hệ trên nhằm gắn kết tập thể, về lâu dài đạt được một mục tiêu cao hơn. Nó làm cho cá nhân người lao động tận tâm, trách nhiệm và gắn liền với nhiệm vụ được giao. Sự tận tâm như vậy đảm bảo kết quả doanh nghiệp mong muốn.
5. Điều hòa và phối hợp các hoạt động
Management đi sâu vào khía cạnh chức năng của một tổ chức. Nó sẽ điều chỉnh và phối hợp các hoạt động của cá nhân để tạo thành nhóm làm việc.
Nó thiết lập các quy định kỷ luật chức năng và quản lý. Thế nhưng sự kỷ luật đó không hề khô cứng hay giáo điều. Nó sẽ được thực thi trong một môi trường hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
6. Hiện thực hóa mục đích
Các nhà quản lý tập trung sự chú ý của họ vào việc thực hiện thành công các mục tiêu. Họ biết phải bắt đầu từ đâu, các bước tiếp theo nên đi như thế nào để mọi thứ tiếp tục tiến triển. Chính việc quản lý sẽ làm cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
7. Sử dụng hợp lý các nguồn lực
Một mục đích nữa của quản lý là sắp xếp các nguồn lực vào vị trí tối ưu. Phương pháp quản lý thường dùng là phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn. Chúng có thể là con người, thiết bị hỗ trợ hay các phần mềm quản lý công việc.
III. 4 chức năng của Management trong doanh nghiệp
Các chức năng cơ bản của quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, phân loại, chỉ đạo/kiểm soát và thúc đẩy sự cố gắng của nhân viên. Các chức năng được thực hiện đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
1. Lập kế hoạch
Chức năng Management đầu tiên của lập kế hoạch. Lập kế hoạch là công việc quyết định thứ tự ưu tiên công việc, nên làm gì trước, làm như thế nào, làm khi nào và ai là người thực hiện.
Điều này liên quan đến việc xác định các chính sách và thủ tục và chương trình mục tiêu hoặc đạt được chúng. Các bước đầu tiên trong lập kế hoạch là lựa chọn các mục tiêu. Sau đó, xác định các chính sách, thủ tục và chương trình để đạt được các mục tiêu mong muốn.
Việc lập kế hoạch đòi hỏi người quản lý phải đưa ra nhiều quyết định . Để thực hiện được điều này bắt buộc các nhà quản lý cần phải có kỹ năng tốt.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp kiểm soát được công việc trong tình huống cụ thể. Đồng thời, Management đảm bảo tránh được nhầm lẫn, rủi ro, lãng phí, v.v.
Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! |
2. Tổ chức
Chức năng thứ hai của Management là tổ chức. Điều này có nghĩa là quản lý có vai trò điều phối nhân lực, máy móc, chi phí và nguyên vật liệu để đạt được các mục tiêu.
Nó bao gồm xác định các hoạt động, tổ hợp các hoạt động này thành phân công công việc của cho các cán bộ. Phân công công việc vừa để thực hiện tốt hơn vừa điều phối thông tin trong cơ cấu của tổ chức một cách linh hoạt.
- Xác định các hoạt động
- Phân loại nhóm các hoạt động
- Phân công nhiệm vụ
- Ủy quyền
Tổ chức cán bộ là việc lựa chọn đúng người phù hợp với từng công việc để đạt được mục tiêu, hiệu quả tối đa. Do đó, nó liên quan đến việc lựa chọn các ứng cử viên cho các vị trí khác nhau.
Management cần đánh giá đào tạo thúc đẩy và bồi thường. Phân tích công việc, tuyển dụng và tuyển dụng những vị trí thích hợp là chức năng quan trọng của quản lý.
- Tuyển dụng, lựa chọn và sắp xếp nhân lực
- Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên
- Thù lao của nhân viên
- Đánh giá hiệu suất của nhân viên
- Thăng chức và thuyên chuyển nhân viên
3. Kiểm soát
Chức năng thứ ba của việc quản lý là kiểm soát hoặc chỉ đạo. Kiểm soát có nghĩa là kiểm tra để thống nhất những nỗ lực của cấp dưới. Hoặc cũng có thể là kiểm tra tiến độ so với kế hoạch để đạt được các mục tiêu dưới sự hợp tác.
Nếu các tổ chức hoạt động hiệu quả, quản lý ở tất cả các cấp phải hướng tới sự phối hợp hiệu quả. Sự phối hợp giữa các đơn vị khác nhau của tổ chức có thể đạt được bằng động lực thích hợp, sự lãnh đạo hợp lý và hiệu quả.
Bẹn cần thực hiện các biện pháp khắc phục để đưa hoạt động kinh doanh theo đúng kế hoạch. Nếu thấy kế hoạch không thực tế thì xác lập tiêu chuẩn thực hiện ở cấp thấp hơn. Nhờ đó Management kiểm soát những gì mọi người làm.
- Thiết lập hiệu suất tiêu chuẩn
- Đo lường hiệu suất thực tế
- So sánh hiệu suất hoạt động thực tế với hiệu suất tiêu chuẩn và tìm ra sự chênh lệch
>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc quản lý là gì? Một số nguyên tắc quản lý cơ bản
4. Dẫn dắt
Chức năng thứ tư của quản lý là dẫn dắt hay còn gọi là chỉ đạo. Dẫn dắt là đưa ra hướng dẫn kịp thời. Công tác này cho phép công việc trước khi tiến hành công việc của họ một cách hiệu quả và suôn sẻ mà không mất thời gian chờ đợi chỉ dẫn.
Chỉ đạo cũng giống như động viên và quan tâm cấp dưới. Bởi lẽ nếu không có động lực thì nhân viên không thể làm việc hiệu quả. Một tổ chức không tạo ra được động lực, thì nhân viên có thể không đóng góp được gì vào công việc (thường do quản lý cấp cao nhất đặt ra).
Vì vậy, Management thường ra chỉ thị, định hướng, hướng dẫn và giám sát công việc của nhóm. Lãnh đạo về phía người quản lý và khả năng truyền đạt và diễn giải các chính sách cho các cá nhân làm việc trong nhóm.
- Giám sát
- Động lực
- Khả năng lãnh đạo
- Liên lạc
Cuối cùng, hãy xác định những gì cần phải làm trong mọi tình huống. Từ đó, người quản lý dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình tập trung theo đuổi định hướng đó.
Trải nghiệp miễn phí trọn bộ tính năng của AMIS Công việc để nâng cao hiệu hiệu suất, tối ưu quy trình
IV. Kết luận
Như vậy với những thông tin trên, chắc chắn bạn đọc cũng đã có cho mình một định nghĩa riêng về Management là gì? Nắm được những lợi ích mà quản lý mang lại sẽ giúp bạn ứng dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.
Hãy theo dõi Misa Amis để có thể cập nhật những thông tin bổ ích hơn ở những bài viết sau nhé.