[Giải đáp] Hoá đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?

05/03/2022
4096

Đối với kế toán thì các giao dịch có giá trị lớn hơn 20 triệu sẽ phức tạp hơn giao dịch nhỏ hơn số tiền này bởi lẽ có những quy định liên quan đến vấn đề khấu trừ thuế GTGT riêng với giao dịch > 20 triệu. Hãy cùng tìm hiểu xem hoá đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không để hiểu rõ sự phức tạp của giao dịch đặc biệt này.

1. Quy định về thuế GTGT với hoá đơn trực tiếp trên 20 triệu

Theo quy định tại khoản 10 điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC, điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là: 

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Theo quy định trên, điều kiện đầu tiên để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là doanh nghiệp phải có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp. Như vậy, nếu hóa đơn đầu vào là dạng hóa đơn trực tiếp thì đều không được khấu trừ thuế GTGT dù thanh toán theo hình thức chuyển khoản hay tiền mặt.

>>> Đọc thêm: 15 nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng được khấu trừ kế toán cần biết

2. Quy định về thuế TNDN với hoá đơn trực tiếp trên 20 triệu

Theo quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hóa đơn. Do đó, với hóa đơn trực tiếp có trị trên 20 triệu đồng thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, tức là thanh toán chuyển khoản để được tính là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.

Riêng đối với trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Tổng kết lại, hóa đơn trực tiếp không được khấu trừ thuế GTGT. Với hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu đồng thì cần thanh toán chuyển khoản hoặc một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác để được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

3. Trường hợp thanh toán hoá đơn trên 20 triệu đồng cần chú ý

Theo quy định thì hoá đơn trên 20 triệu đồng cần được thanh toán bằng chuyển khoản nhưng trên thực tế có một trường hợp hoá đơn trên 20 triệu đồng không được thanh toán chuyển khoản mà kế toán doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đó là hoá đơn trên 20 triệu nhưng được thanh toán bằng hai cách: chuyển khoản và thanh toán tiền mặt. Vì thanh toán được tách thành 2 hình thức là chuyển khoản và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, số tiền bằng nhau bằng ½ tổng số tiền trên hoá đơn. Phần tiền thanh toán chuyển khoản của bên mua, thanh toán bằng tài khoản của doanh nghiệp sẽ tính vào chi phí được trừ, phần thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được khấu trừ và tính vào chi phí được trừ. 

>>> Đọc thêm: Hoá đơn chiết khấu thương mại – cách viết và kê khai mới nhất

4. Xử lý hoá đơn trực tiếp trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Để xử lý hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu đã thanh toán bằng tiền mặt, các doanh nghiệp cần chú ý đến trường hợp phù hợp:

  • Trường hợp 1: Hoá đơn đã lập, đã gửi cho bên mua nhưng 2 bên chưa kê khai thuế:
    • Hủy hóa đơn khi đã có sự xác nhận và đồng ý của cả 2 bên bán và bên mua.
    • Bên bán lập hóa đơn mới theo đúng quy định và ghi đúng hình thức thanh toán để gửi cho bên mua.
  • Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập, đã gửi cho người mua và được cả 2 người bán và người mua đều đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:
    • Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký của cả hai bên ghi rõ sai sót (cụ thể là sai sót về hình thức thanh toán)
    • Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

Ngoài ra, ở trường hợp 2, hai doanh nghiệp có thể đàm phán và thực hiện giải pháp khác:

  • Hai bên cùng ra ngân hàng, bên mua viết uỷ nhiệm chi chuyển khoản cho bên bán.
  • Bên bán sau khi nhận tiền sẽ rút tiền mặt trả lại cho bên mua hoặc trả lại bằng séc.

Xử lý hoá đơn là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi kế toán cần sự cẩn trọng để tránh các sai sót không đáng có. Giả sử tại các doanh nghiệp có hàng loạt giao dịch mỗi ngày, số lượng hoá đơn mà kế toán phải xử lý có khi lên đến hàng trăm, lúc này kế toán sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc xử lý hoá đơn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của hàng loạt công cụ, công nghệ hỗ trợ, nhất là những phần mềm kế toán có tính năng kết nối với phần mềm hoá đơn điện tử như phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán có thể dễ dàng xử lý khối lượng lớn hoá đơn mỗi ngày mà vẫn đảm bảo hạn chế sai sót. Phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới MISA AMIS có khả năng: 

  • Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử: Phần mềm kết nối trực tiếp dịch vụ Hóa đơn điện tử, giúp phát hành hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
  • Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
  • Quản lý nhiều quyết định đăng kí sử dụng hóa đơn cùng lúc: Quản lý các quyết định sử dụng hóa đơn theo từng trạng thái hiệu lực (đang có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực), tự tải mẫu theo quy định của cơ quan thuế về để in ra;
  • Kiểm tra tình trạng thông báo phát hành hóa đơn: Giúp kiểm soát được các tình trạng của Thông báo phát hành hóa đơn, từ đó tránh được việc bị phạt do phát hành HĐĐT khi chưa có hiệu lực;
  • Quản lý hóa đơn do viết sai, mất, cháy hỏng: Giúp doanh nghiệp quản lý danh sách các hóa đơn bị xóa do viết sai thông tin để thông báo cho cơ quan thuế biết; quản lý mất, cháy, hỏng hóa đơn và tình trạng còn hiệu lực hay không;
  • Đầy đủ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích khác giúp ích cho bộ phận kế toán doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công việc. Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả