[UPDATE] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) mới nhất

22/02/2022
3403

Chuẩn mực kế toán Việt Nam với hệ thống 26 chuẩn mực là kiến thức cơ sở mà bất kỳ kế toán nào cũng cần phải nắm rõ. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) mới nhất.

Mục lục Hiện

1. Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán là tập hợp các chuẩn mực, nguyên tắc, thủ tục chung xác định cơ sở của các chính sách và thông lệ trong lĩnh vực tài chính nhằm nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính ở tất cả các nước.

Chuẩn mực kế toán áp dụng đối với các phần liên quan đến tài chính của doanh nghiệp như tài sản, doanh thu, chi phí, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và thế giới

Từ năm 2000 đến năm 2005, Bộ Tài chính Việt Nam ban hành hệ thống 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standard – VAS). Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên việc tham khảo một cách có chọn lọc các IFRS  (International Financial Reporting Standards – chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) đã ban hành đến cuối năm 2003. Từ thời điểm đó đến nay, đã có một số IFRS được ban hành và sửa đổi, dẫn đến những sự khác biệt giữa IFRS và VAS.

>> Đọc thêm: So sánh tóm tắt chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kế toán việt nam (VAS)- Một số khác biệt cơ bản

Một số khác biệt cơ bản giữa IFRS và VAS như:

  • Yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính

Theo IFRS, báo cáo thu nhập toàn diện cần trình bày tách biệt hai phần: Báo cáo lãi/ lỗ từ hoạt động kinh doanh và Báo cáo thu nhập toàn diện khác (có thể trong cùng một báo cáo hoặc tách làm hai báo cáo riêng biệt). Còn đối với VAS thì không yêu cầu có sự tách biệt này.

chuẩn mực kế toán

  • IFRS dựa trên các nguyên tắc (principle-based), VAS dựa trên các quy tắc (rule-based)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa IFRS và VAS là: IFRS dựa trên các nguyên tắc (principle-based), trong khi VAS dựa trên các quy tắc (rule-based). Hệ thống dựa trên các nguyên tắc có phần linh hoạt hơn, trong khi hệ thống dựa trên các quy tắc có phần cứng nhắc hơn.

  • Điểm khác biệt tiếp theo là IFRS cho phép sử dụng giá trị hợp lý (Fair Value) để ghi nhận và đánh giá lại tài sản và nợ phải trả.

Trong khi đó, VAS chủ yếu áp dụng nguyên tắc giá gốc (Historical Cost). Chuẩn mực chung – VAS 01 quy định giá gốc là một trong bảy nguyên tắc kế toán cơ bản.

VAS chưa có các chuẩn mực kế toán tương đương với các IFRS được liệt kê trong bảng dưới đây:

chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS

Hiện nay, các phần mềm kế toán Việt Nam đều đã đáp ứng các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, tuy nhiên, mới chỉ có phần mềm kế toán online MISA AMIS có lộ trình xây dựng để đáp ứng chuẩn mực IFRS trong tương lai gần. 

profit margin là gì

3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) mới nhất

3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01 – Chuẩn mực chung

Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

  • Ghi nhận các nghiệp vụ kế toán dựa trên cơ sở dồn tích
  • Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần
  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc
  • Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau
  • Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
  • Xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn
  • Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin  hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01 – Chuẩn mực chung TẠI ĐÂY

3.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 – Hàng tồn kho

Quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản. Cụ thể:

  • Thuê tài chính và thuê hoạt động
  • Lập báo cáo tài chính của bên thuê và cho thuê tài sản.

Một số khái niệm về thuê tài sản được định nghĩa trong thông tư này bao gồm:

  • Phân loại thuê tài sản, bao gồm Thuê tài chính và Thuê hoạt động
  • Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang
  • Thời điểm khởi đầu thuê tài sản, Thời hạn thuê tài sản, Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu, Giá trị hợp lý, Giá trị còn lại của tài sản cho thuê, Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo, Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo
  • Thời gian sử dụng kinh tế, Thời gian sử dụng hữu ích
  • Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính
  • Doanh thu tài chính chưa thực hiện
  • Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính
  • Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính, Lãi suất biên đi vay
  • Tiền thuê có thể phát sinh thêm.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 – Hàng tồn kho TẠI ĐÂY

3.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 – Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho. Cụ thể:

  • Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí (bao gồm Chi phí mua, Chi phí chế biến, Chi phí liên quan trực tiếp khác, Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho, Chi phí cung cấp dịch vụ)
  • Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (bao gồm Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước, xuất trước; Phương pháp nhập sau, xuất trước.)
  • Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, nội dung Hàng tồn kho

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Hàng tồn kho (Hàng hóa mua về để bán; Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; Sản phẩm dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang.)
  • Giá trị thuần có thể thực hiện được và Giá hiện hành

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 – Tài sản cố định hữu hình TẠI ĐÂY

3.4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 04 – Tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 04 – Tài sản cố định vô hình quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình. Cụ thể:

  • Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình (bao gồm Tính có thể xác định được; Khả năng kiểm soát và Lợi ích kinh tế trong tương lai), thời điểm ghi nhận
  • Xác định giá trị ban đầu trong các trường hợp Mua TSCĐ vô hình riêng biệt; Sáp nhập doanh nghiệp; Quyền sử dụng đất có thời hạn; Được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu; Mua dưới hình thức trao đổi; Lợi thế thương mại (không được ghi nhận là tài sản) và TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp.
  • Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
  • Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu
  • Khấu hao (Phương pháp khấu hao đường thẳng, theo số dư giảm dần và theo số lượng sản phẩm) và thời gian tính khấu hao (dựa trên nhiều yếu tố). Định kỳ xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 04 – Tài sản cố định vô hình TẠI ĐÂY

3.5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 05 – Bất động sản đầu tư

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 05 – Bất động sản đầu tư quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bất động sản đầu tư. Cụ thể:

+ Điều kiện ghi nhận bất động sản đầu tư

+ Xác định giá trị ban đầu

+ Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

+ Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng

+ Thanh lý bất động sản đầu tư

+ Lập báo cáo tài chính

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 05 – Bất động sản đầu tư TẠI ĐÂY

3.6. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 06 – Thuê tài sản

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 06 – Thuê tài sản quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản. Cụ thể:

  • Thuê tài chính và thuê hoạt động
  • Lập báo cáo tài chính của bên thuê và cho thuê tài sản.

Một số khái niệm về thuê tài sản được định nghĩa trong thông tư này bao gồm:

  • Phân loại thuê tài sản, bao gồm Thuê tài chính và Thuê hoạt động
  • Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang
  • Thời điểm khởi đầu thuê tài sản, Thời hạn thuê tài sản, Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu, Giá trị hợp lý, Giá trị còn lại của tài sản cho thuê, Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo, Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo
  • Thời gian sử dụng kinh tế, Thời gian sử dụng hữu ích
  • Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính
  • Doanh thu tài chính chưa thực hiện
  • Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính, Lãi suất biên đi vay
  • Tiền thuê có thể phát sinh thêm.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 06 – Thuê tài sản TẠI ĐÂY

3.7. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 07 – Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 07 – Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán những khoản đầu tư của nhà đầu tư vào đơn vị liên kết trong báo cáo tài chính của riêng nhà đầu tư và trong báo cáo tài chính hợp nhất.

Một số khái niệm được định nghĩa trong thông tư này bao gồm:

+ Công ty liên kết

+ Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể

+ Kiểm soát

+ Công ty con

+ Phương pháp vốn chủ sở hữu và Phương pháp giá gốc

+ Tài sản thuần

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 07 – Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết TẠI ĐÂY

3.8. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh. Cụ thể: 

  • Các hình thức liên doanh (bao gồm hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh; tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh; thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh)
  • Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh.

Một số khái niệm được định nghĩa trong thông tư này bao gồm:

+ Liên doanh

+ Kiểm soát và Đồng kiểm soát

+ Ảnh hưởng đáng kể

+ Bên góp vốn liên doanh

+ Nhà đầu tư trong liên doanh

+ Phương pháp vốn chủ sở hữu và Phương pháp giá gốc

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh TẠI ĐÂY

3.9. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Cụ thể yêu cầu chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp khi phát sinh các nghiệp vụ:

  • Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán
  • Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Hoạt động ở nước ngoài, Cơ sở ở nước ngoài

+ Đơn vị tiền tệ kế toán, Ngoại tệ

+ Tỷ giá hối đoái, Chênh lệch tỷ giá hối đoái, Tỷ giá hối đoái cuối kỳ

+ Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài

+ Các khoản mục tiền tệ, Các khoản mục phi tiền tệ

+ Giá trị hợp lý.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái TẠI ĐÂY

3.10. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 11 – Hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 11 – Hợp nhất kinh doanh quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Cụ thể:

+ Áp dụng phương pháp mua

+ Xác định bên mua

+ Giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai

+ Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả hoặc nợ tiềm tàng

+ Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được của bên bị mua

+ Các khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua

+ Lợi thế thương mại

+ Hợp nhất kinh doanh được hoàn thành trong từng giai đoạn

+ Kế toán ban đầu được xác định tạm thời

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại sau khi hoàn tất việc kế toán ban đầu

+ Mua hoán đổi

+Giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số

+ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

+ Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 11 – Hợp nhất kinh doanh TẠI ĐÂY

3.11. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 – Doanh thu và thu nhập khác quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác. Cụ thể:

  • Các loại doanh thu (bao gồm Doanh thu bán hàng; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia; Thu nhập khác)
  • Thời điểm ghi nhận doanh thu
  • Phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác
  • Lập báo cáo tài chính

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Doanh thu

+ Chiết khấu thương mại

+ Giảm giá hàng bán

+ Giá trị hàng bán bị trả lại

+ Chiết khấu thanh toán

+ Thu nhập khác

+ Giá trị hợp lý

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 – Doanh thu và thu nhập khác TẠI ĐÂY

3.12. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 15 – Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 15 – Hợp đồng xây dựng quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Hợp đồng xây dựng

+ Hợp đồng xây dựng với giá cố định

+ Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm.

+ Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành với các ước tính doanh thu và chi phí trong hợp đồng xây dựng.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 15 – Hợp đồng xây dựng TẠI ĐÂY

3.13. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 16 – Chi phí đi vay

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 16 – Chi phí đi vay quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay. Cụ thể:

  • Ghi nhận chi phí đi vay
  • Vốn hoá chi phí đi vay: Xác định chi phí đi vay được vốn hoá; Thời điểm bắt đầu vốn hoá; Tạm ngừng vốn hoá; Chấm dứt việc vốn hoá
  • Trình bày báo cáo tài chính

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Chi phí đi vay (lãi tiền vay, các chi phí phát sinh có liên quan do phát hành trái phiếu, chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục vay)

+ Tài sản dở dang

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 16 – Chi phí đi vay TẠI ĐÂY

3.14. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (tài sản, nợ phải trả; khoản đi vay phải trả và một vài khoản mục có cơ sở tính thuế nhưng lại không được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán)
  • Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành
  • Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại 
  • Xác định giá trị thuế thu nhập hiện hành phải nộp
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Lợi nhuận kế toán

+ Thu nhập chịu thuế

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp)

+ Thuế thu nhập hiện hành

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

+ Chênh lệch tạm thời (Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc Chênh lệch tạm thời được khấu trừ)

+ Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp TẠI ĐÂY

3.15. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Cụ thể:

+ Áp dụng phương pháp mua

+ Xác định bên mua

+ Giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai

+ Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả hoặc nợ tiềm tàng

+ Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được của bên bị mua

+ Các khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua

+ Lợi thế thương mại

+ Hợp nhất kinh doanh được hoàn thành trong từng giai đoạn

+ Kế toán ban đầu được xác định tạm thời

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại sau khi hoàn tất việc kế toán ban đầu

+ Mua hoán đổi

+ Giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số

+ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

+ Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

+ Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Ngày mua và Ngày ký kết

+ Hoạt động kinh doanh

+ Hợp nhất kinh doanh và Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát chung

+ Nợ tiềm tàng

+ Kiểm soát

+ Ngày trao đổi

+ Giá trị hợp lý

+ Lợi thế thương mại

+ Tài sản cố định vô hình

+ Liên doanh

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số

+ Doanh nghiệp tương hỗ

+ Công ty mẹ; Đơn vị báo cáo và Công ty con

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng TẠI ĐÂY

3.16. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 19 – Hợp đồng bảo hiểm

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 19 – Hợp đồng bảo hiểm quy định các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể: 

+ Công cụ phái sinh

+ Công khai hoặc không công khai khoản tiền đặt cọc

+ Đánh giá và ghi nhận

+ Áp dụng chính sách kế toán

+ Kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ bảo hiểm

+ Sự giảm giá trị của các tài sản tái bảo hiểm

+ Những thay đổi trong chính sách kế toán

+ Các trường hợp không bắt buộc thay đổi chính sách kế toán (Lãi suất thị trường hiện hành; Tiếp tục thực hiện các chính sách kế toán hiện hành nếu không thoả mãn các quy định trước đó; Áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng; Tính toán lại tỷ suất đầu tư trong tương lai)

+ Các hợp đồng bảo hiểm thu được từ hợp nhất kinh doanh hay chuyển giao có tính mua lại hợp đồng bảo hiểm

+ Phần không đảm bảo trong hợp đồng bảo hiểm và trong các công cụ tài chính của hợp đồng bảo hiểm

+ Trình bày báo cáo tài chính

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 19 – Hợp đồng bảo hiểm TẠI ĐÂY

3.17. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính quy định những yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Cụ thể:

  • Mục đích, trách nhiệm và yêu cầu khi lập và trình bày BCTC
  • Nguyên tắc lập báo cáo tài chính (bao gồm Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu và tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh)
  • Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính TẠI ĐÂY

3.18. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự quy định việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của Ngân hàng. Cụ thể:

  • Cách trình bày và nội dung tối thiểu của Bảng cân đối kế toán.
  • Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán (bao gồm sự tập trung của tài sản, nợ phải trả và khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán; Tổn thất của khoản cho vay và ứng trước; Dự phòng rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng; Tài sản được sử dụng để đảm bảo; Hoạt động nhận uỷ thác; Giao dịch các bên liên quan)

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự TẠI ĐÂY

3.19. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm quy định các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm (bao gồm các sự kiện cần điều chỉnh và các sự kiện không cần điều chỉnh)
  • Ngày phát hành báo cáo tài chính

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm TẠI ĐÂY

3.20. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy định các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn
  • Tương đương tiền
  • Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
  • Các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ; Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận thu được; Thuế thu nhập doanh nghiệp; mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác
  • Các giao dịch không bằng tiền

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TẠI ĐÂY

3.21. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con quy định các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ trong một tập đoàn. Cụ thể:

  • Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
  • Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất
  • Trình tự hợp nhất
  • Trình bày khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ
  • Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Kiểm soát
  • Công ty con; Công ty mẹ; Tập đoàn
  • Báo cáo tài chính hợp nhất
  • Lợi ích của cổ đông thiểu số

>> Tải ngay chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con TẠI ĐÂY

3.22. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 26 – Thông tin về các bên liên quan

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 26 – Thông tin về các bên liên quan quy định các nguyên tắc và phương pháp trình bày thông tin trong báo cáo tài chính về các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Các bên liên quan
  • Giao dịch giữa các bên liên quan
  • Kiểm soát
  • Ảnh hưởng đáng kể

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 26 – Thông tin về các bên liên quan TẠI ĐÂY

3.23. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ quy định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, các nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ.

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Kỳ kế toán giữa niên độ
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ TẠI ĐÂY

3.24. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 28 – Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 28 – Báo cáo bộ phận quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Các lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý
  • Các bộ phận cần báo cáo
  • Trình bày báo cáo chính yếu và thứ yếu

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Hoạt động kinh doanh

+ Chính sách kế toán và Chính sách kế toán bộ phận

+ Doanh thu

+ Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và bộ phận theo khu vực địa lý

+ Một bộ phận cần báo cáo

+ Doanh thu, chi phí, kết quả, tài sản và nợ phải trả bộ phận

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 28 – Báo cáo bộ phận TẠI ĐÂY

3.25. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và trình bày sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót. Cụ thể:

  • Thay đổi chính sách kế toán và áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán (Áp dụng hồi tố và Giới hạn áp dụng hồi tố)
  • Thay đổi ước tính kế toán
  • Sai sót, giới hạn của điều chỉnh hồi tố (tính không hiện thực của việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố)
  • Trình bày về thay đổi chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót của các kỳ trước

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

  • Chính sách kế toán
  • Thay đổi ước tính kế toán
  • Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu
  • Sai sót của kỳ trước
  • Áp dụng hồi tố
  • Điều chỉnh hồi tố
  • Tính không hiện thực
  • Áp dụng phi hồi tố

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót TẠI ĐÂY

3.26. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 30 – Lãi trên cổ phiếu

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 30 – Lãi trên cổ phiếu quy định các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo. Cụ thể: 

  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu
  • Các yếu tố để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu (Lợi nhuận hoặc lỗ, Số lượng cổ phiếu)
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu
  • Các yếu tố để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu (Lợi nhuận hoặc lỗ, Số lượng cổ phiếu)
  • Cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm
  • Quyền chọn mua, chứng quyền và các công cụ tương đương
  • Công cụ tài chính có thể chuyển đổi
  • Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện
  • Hợp đồng có thể được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền
  • Các quyền chọn đã được mua
  • Quyền chọn bán đã phát hành
  • Điều chỉnh hồi tố
  • Trình bày báo cáo tài chính
  • Trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Một số thuật ngữ kế toán được định nghĩa trong chuẩn mực này bao gồm:

+ Suy giảm và suy giảm ngược

+ Thoả thuận cổ phiếu có điều kiện

+ Cổ phiếu phổ thông và Cổ phiếu phổ thông tiềm năng

+ Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện

+ Quyền chọn mua, chứng quyền và các công cụ tương đương

+ Quyền chọn bán

>> Tải ngay Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 30 – Lãi trên cổ phiếu TẠI ĐÂY

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trang bị thêm cho bộ phận kế toán hệ thống phần mềm hỗ trợ để giúp việc thực hiện các chuẩn mực kế toán được nhanh chóng và chính xác hơn. Một trong các phần mềm nổi bật trên thị trường đó là phần mềm kế toán online MISA AMIS. Đây là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới, có nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ hoạt động định khoản và các nghiệp vụ kế toán khác:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp mọi lĩnh vực
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 
  • Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tổng hợp: Kiều Lục

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả