Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất

14/03/2024
2119

Cũng như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Vậy phạt vi phạm hợp đồng được định nghĩa cụ thể như thế nào, xử lý theo quy định ra sao? Hãy theo dõi chi tiết các thông tin trong bài viết dưới đây của MISA nhé!

1. Tổng quan về phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì việc phạt vi phạm là một chế tài cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể tham gia khi thực hiện hợp đồng trong trường hợp việc vi phạm xảy ra. Phạt vi phạm hợp đồng được định nghĩa cụ thể như sau:

Phạt vi phạm hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại khác gì nhau?

Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng đều là 2 chế tài được áp dụng khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hơp đồng. Tuy nhiên nó vẫn có những điểm khác nhau. Cụ thể bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau:

Tiêu chí Phạt vi phạm hợp đồng Bồi thường thiệt hại
Mục đích Bảo vệ quyền lợi giữa các bên và nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, nhằm khắc phục, bù đắp thiệt hại vật chất bị mất cho bên bị vi phạm
Điều kiện áp dụng Có thỏa thuận trong hợp đồng và chứng minh có vi phạm Không cần có thỏa thuận, có hành vị gây thiệt hại và phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra
Mức áp dụng Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng Bồi thường tổn thất bao gồm giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận trực tiếp có thể tạo ra nếu không có vi phạm.

2. Quy định về phạt vi phạm hợp đồng

Không có quy định chung về mức phạt vi phạm hợp đồng mà tùy theo từng lĩnh vực, từng phạm vi điều chỉnh mà mỗi hợp đồng có thể quy định các mức phạt khác nhau.

Đối với hợp đồng dân sự

Căn cứ theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 có quy đinh:

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Đối với hợp đồng thương mại

phạt vi phạm hợp đồng thương mại

✅Mức phạt vi phạm hợp đồng ⭐Căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
✅Đối tượng áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thương mại ⭐Là thương nhân hoạt động thương mại; tổ chức; cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó.
✅Thời hạn trả tiền bồi thường thiệt hại ⭐Do hai bên tự thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
✅Phạt do chậm trả bồi thường ⭐Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền phạt, bên vi phạm phải thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng cho bên bị vi phạm; nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền phạt theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về phạt vi phạm hợp đồng:

Công ty A và Công ty B có thỏa thuận một hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo giao kết, Công ty B sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 25/12/2021. Nhưng đến ngày đó, nếu Công ty B không thanh toán thì coi như bị xem là vi phạm hợp đồng. Cụ thể hơn là vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Trong điều khoản nội dung Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên có quy định: Nếu Công ty B chậm thanh toán tiền mua hàng, thì sẽ bị phạt 1% giá trị lô hàng cho mỗi ngày chậm trả.

Đối với hợp đồng xây dựng

phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 2014 quy định:

– Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt vi phạm hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

– Đối với hợp đồng xây dựng của công trình không sử dụng vốn nhà nước, mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ được áp dụng theo quy định của Luật Thương mại 2005 bên trên.

>>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng là gì? 4 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

3. Mẫu điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một Bên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình bao gồm các hành vi như:

  • Thực hiện hợp đồng quá thời hạn quy định
  • Chất lượng hàng hóa, dịch vụ không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng
  • Có hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất, không đạt được mục đích của giao kết hợp đồng
  • Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng
  • Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng đầy đủ các quyền lợi từ hợp đồng.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia.

Bên vi phạm có trách nhiệm nộp phạt một khoản tiền vi phạm cho bên bị vi phạm. Giá trị khoản phạt vi phạm được tính bằng X% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

4. Giải đáp một số thắc mắc về phạt vi phạm hợp đồng

Câu 1: Phạt vi phạm hợp đồng có được tính chi phí được trừ?

Phạt vi phạm hợp đồng được tính chi phí được trừ bởi tiền phạt vi phạm hợp đồng không nằm trong các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Câu 2: Phạt vi phạm hợp đồng có xuất hóa đơn không?

Căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC và khoản 13 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì:

  • Đối với bên nhận tiền phạt: Không phải kê khai, xuất hóa đơn, tính nộp thuế GTGT mà chỉ cần lập chứng từ thu tiền và hạch toán vào thu nhập khác của thuế TNDN theo quy định.
  • Đối với bên trả tiền phạt: Lập chứng từ chi tiền căn cứ mục đích chi và hạch toán đối với khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng như sau:
    • Trường hợp khoản thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng: Sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác của thuế TNDN.
    • Trường hợp khoản thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng: Sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác

Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những rủi ro không bên nào mong muốn. Do đó, để phòng tránh tình huống này xảy ra, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải soạn thảo nội dung hợp đồng thật chi tiết, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và quy định thực hiện hợp đồng để cả hai đạt được thỏa thuận một cách minh bạch, tiến đến giao kết suôn sẻ.

Hợp đồng điện tử

 

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý bao gồm các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả