Kế toán cho người mới bắt đầu Nhập môn kế toán Nguyên tắc thận trọng là gì? Nội dung nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng là một trong các nguyên tắc cơ bản mà mỗi kế toán cần nắm vững. Vậy quy định và nội dung của nguyên tắc thận trọng là gì? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Nguyên tắc thận trọng là gì?

Nguyên tắc thận trọng (Conservatism Principle) là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01, nguyên tắc thận trọng được quy định như sau:

Nguyên tắc thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

  • Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
  • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Có thể thấy rằng nguyên tắc thận trọng xuất phát từ yêu cầu về tính tin cậy của thông tin kế toán. Một hệ thống kế toán có độ thận trọng cao, sẽ đáng tin tưởng hơn hệ thống kế toán không có sự thận trọng.

Như vậy, nội dung của nguyên tắc thận trọng xoay quanh việc trích lập các khoản dự phòng và ghi nhận giá trị của các khoản chi phí, doanh thu, tài sản, giá vốn, … 

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể thực hiện nguyên tắc thận trọng theo yêu cầu của pháp luật hoặc do các ước tính kế toán của doanh nghiệp.

>> Đọc thêm các nguyên tắc kế toán khác:

2. Đặc điểm của nguyên tắc thận trọng

2.1. Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

Thông tư số 48/2019/TT-BTC quy định về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng. Theo thông tư này, các khoản dự phòng có thể phân chia như sau:

đặc điểm nguyên tắc thận trọng

Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.

Bộ giải pháp phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ kế toán xử lý nghiệp vụ kho khá thông minh, tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả.

  • TÍNH GIÁ XUẤT KHO THEO NHIỀU PHƯƠNG PHÁP: Bình quân cuối kì, Bình quân tức thời… và tính giá xuất cho từng hàng hóa, từng kho, từng kỳ…
  • QUẢN LÝ HÀNG HÓA THEO NHIỀU ĐẶC TÍNH NHƯ: MÀU SẮC, SIZE, SỐ KHUNG, SỐ MÁY…
  • QUẢN LÝ HÀNG HÓA THEO NHIỀU ĐƠN VỊ TÍNH: Khi nhập kho, xuất kho VTHH chương trình sẽ tự động quy đổi từ đơn vị chuyển đổi về đơn vị chính để quản lý tồn kho theo từng đơn vị tính và thiết lập số tồn tối thiểu của từng mặt hàng để đơn vị có kế hoạch mua thêm hàng khi đã gần đến số tồn tối thiểu.
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
  • Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
  • Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc nếu doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Như vậy khi có dấu hiệu của các khoản rủi ro trong việc kinh doanh, kế toán sẽ thực hiện việc trích lập dự phòng để đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên, các khoản trích lập này phải được tính toán căn cứ theo những quy định chung trong Thông tư số 48/2019/TT-BTC.

nguyên tắc thận trọng

2.2. Ghi nhận các giá trị 

Theo đó nguyên tắc thận trọng nêu rõ

  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Theo Điều 78 Thông tư 200-BTC, doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Theo Điều 82 Thông tư 200-BTC, việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

3. Phân loại nguyên tắc thận trọng

Beaver và Ryan (2005), trong “Conditional and Unconditional Conservatism: Concepts and Modeling” (Nguyên tắc thận trọng có điều kiện và vô điều kiện: Khái niệm và mô hình hóa) phân loại việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán theo hai trường hợp là: 

  • Thận trọng có điều kiện 
  • Thận trọng không có điều kiện. 

3.1. Nguyên tắc thận trọng có điều kiện 

Nguyên tắc thận trọng có điều kiện xảy ra khi các thông tin kinh tế tiêu cực có ảnh hưởng tới lợi nhuận được ghi nhận nhanh hơn các thông tin kinh tế tích cực. Các thông tin kinh tế tiêu cực và tích cực có thời điểm và điều kiện ghi nhận vào báo cáo tài chính không giống nhau.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 cũng thể hiện điều này. Các ví dụ về nguyên tắc thận trọng có điều kiện bao gồm: Kế toán được phép trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản (giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi) theo các quy định; Đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định…

3.2. Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện 

Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận một cách nhất quán giá trị tài sản thấp hơn giá trị kế toán ròng.

Khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nguyên tắc thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc vào các sự kiện tin tức kinh tế. Khi đó doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế để ghi nhận vào chi phí các trường hợp cụ thể.

Các ví dụ về nguyên tắc thận trọng vô điều kiện bao gồm phương pháp khấu hao nhanh, chi phí nghiên cứu và phát triển, các khoản trích trước (trích trước chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành, …)

4. Ví dụ về nguyên tắc thận trọng

Ví dụ 1

Khi chúng ta ghi nhận vốn góp kinh doanh: Căn cứ vào số vốn điều lệ đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh chúng ta xác định được số vốn mà các thành viên góp phải đủ trong một thời hạn nhất định.

Theo nguyên tắc thận trọng này và theo hướng dẫn tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vốn góp kinh doanh phải được ghi nhận theo số vốn góp thực tế bằng tiền, tài sản, kế toán không được ghi nhận số vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh với số vốn chưa góp.

Ví dụ 2

Công ty X là doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, Công ty có bán cho Công ty Y 100 tấn Thép trị giá 100.000 đồng chưa bao gồm VAT 10%, Công ty Y đã chấp nhận thanh toán trong vòng 15 ngày. Khi đó khoản doanh thu của Công ty chắc chắn thu được. Như vậy theo nguyên tắc thận trọng thì kế toán đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

5. Áp dụng nguyên tắc thận trọng vào hạch toán

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc thận trọng được áp dụng trong việc hạch toán

Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả

Theo Điều 50, Thông tư 200 Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu

Theo Điều 78, nguyên tắc phù hợp cũng được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu. Kế toán cần phải ghi nhận đồng thời doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó. 

Trong một số trường hợp, nguyên tắc thận trọng có thể xung đột với nguyên tắc phù hợp. Khi đó kế toán nên căn cứ vào bản chất các chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm để lựa chọn phương án phù hợp:

  • Kế toán cần nhận biết, phân loại các giao dịch trên hợp đồng kinh tế để ghi nhận doanh thu theo đúng chuẩn mực
  • Doanh thu phải được ghi nhận dựa trên bản chất của giao dịch, thay vì tên gọi và cần được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ

Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí

Tương tự với doanh thu, nguyên tắc thận trọng cũng được áp dụng khi ghi nhận các khoản chi phí. Theo Điều 82, khi khoản chi phí chắc chắn sẽ phát sinh, kế toán có thể ghi nhận ngay cả khi chưa đến hạn thanh toán. Như vậy sẽ tuân thủ được nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn.

Chi phí cũng cần được ghi nhận đồng thời với doanh thu do nó tạo ra để đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Trong một số trường hợp cần cân nhắc giữa nguyên tắc thận trọng và phù hợp, kế toán cần dựa trên các chuẩn mực và xét đoán để phản ánh trung thực, hợp lý.

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Theo Điều 102, khi trình bày các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí, kế toán cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Nếu xảy ra sai sót trong các khoản mục này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền, kế toán cần được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Để lên báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác, hạn chế các sai sót và đảm bảo các nguyên tắc kế toán, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán. Hệ thống phần mềm kế toán thế hệ mới hiện nay như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME có nhiều tính năng thông minh hỗ trợ hoạt động kế toán 

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Anh/chị có thể đăng ký tại đây để dùng thử miễn phí phần mềm kế toán MISA AMIS:


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]