Khấu hao là gì? Các phương pháp tính khấu hao

14/05/2025
2470

Khấu hao vốn là khái niệm quen thuộc với người làm kế toán. Tuy nhiên mỗi kế toán doanh nghiệp đều cần hiểu rõ về bản chất cũng như các phương pháp tính khấu hao để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết khấu hao là gì cũng như các phương pháp tính khấu hao trong bài viết sau đây.

1. Khấu hao là gì?

Khấu hao là quá trình phân bổ có hệ thống và hợp lý giá trị của tài sản cố định vào các kỳ kế toán trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Quá trình này nhằm phản ánh sự hao mòn, hư hỏng, lạc hậu về công nghệ hoặc giảm giá trị do các yếu tố khác khi tài sản được đưa vào sử dụng.

Khấu hao không phải là vấn đề về định giá mà là phương thức phân bổ chi phí. Khấu hao là quá trình kế toán phân bổ chi phí của tài sản hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và phù hợp cho những giai đoạn dự kiến sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng tài sản.

Ví dụ minh họa:

Một doanh nghiệp mua máy móc với giá 120 triệu đồng, dự kiến sử dụng trong 5 năm và không còn giá trị thanh lý sau 5 năm. Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, doanh nghiệp sẽ trích khấu hao 24 triệu đồng mỗi năm (120 triệu đồng chia đều cho 5 năm), ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.

>>> Đọc thêm: Cập nhật quy định và nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định

2. Mục đích và ý nghĩa của khấu hao

Việc trích khấu hao tài sản cố định không chỉ là một thủ tục kế toán bắt buộc mà còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và vận hành doanh nghiệp. Cụ thể, khấu hao giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu sau:

Khấu hao là gì
Ý nghĩa của khấu hao
  • Phân bổ chi phí đầu tư hợp lý: Khấu hao giúp doanh nghiệp phân bổ toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu của tài sản cố định vào các kỳ kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng tài sản đó, tránh việc ghi nhận toàn bộ chi phí một lần làm sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Phản ánh đúng giá trị thực của tài sản: Khấu hao làm giảm dần giá trị còn lại của tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán theo thời gian sử dụng, giúp phản ánh sát với giá trị sử dụng thực tế của tài sản tại từng thời điểm.
  • Hỗ trợ hoạch định tài chính và đầu tư: Thông qua việc theo dõi khấu hao, doanh nghiệp có thể dự tính được chi phí thay thế hoặc nâng cấp tài sản trong tương lai, từ đó lên kế hoạch tài chính phù hợp, đảm bảo sự liên tục và ổn định trong sản xuất kinh doanh.
  • Tuân thủ quy định pháp luật và chính sách thuế: Việc trích khấu hao theo đúng quy định của kế toán và luật thuế giúp doanh nghiệp hợp pháp hóa chi phí khấu hao trong việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý.
  • Tăng cường tính minh bạch và quản lý tài sản: Khấu hao giúp doanh nghiệp quản lý tài sản cố định hiệu quả hơn, theo dõi được thời gian sử dụng, giá trị còn lại, từ đó đưa ra quyết định bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế phù hợp.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp khung thời gian khấu hao tài sản cố định mới nhất

3. Các phương pháp tính khấu hao

Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng. Do ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh nên việc sử dụng các phương pháp khấu hao đòi hỏi phải thống nhất và phù hợp.

Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp khấu hao sau:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng;
  • Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh;
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC, phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản của nó.

Khấu hao trung bình hằng năm được tính theo công thức:

Mức trích khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao TSCĐ

Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì trong trường hợp này phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó.

>>> Đọc thêm: Bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133 và TT 200

3.2. Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (hay còn gọi là phương pháp khấu hao nhanh) thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao mà mức trích khấu hao hằng năm được tính theo tỷ lệ khấu hao nhanh, do đó mức khấu hao những năm đầu rất lớn, các năm sau sẽ giảm dần.

Theo Điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

– Mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định:

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

– Tỷ lệ khấu hao nhanh:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng = 1 x 100%
thời gian sử dụng của TSCĐ

– Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC như sau:

3.3. Phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phương pháp khấu hao theo sản lượng giả định rằng khấu hao là một chức năng sử dụng hoặc năng suất, không phải chức năng của thời gian. Các công ty xem xét tuổi thọ của tài sản theo sản lượng mà nó cung cấp hoặc theo số giờ hoạt động.

Theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được áp dụng trong trường hợp máy móc thiết bị thỏa mãn được các yêu cầu như:

  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm như sau:

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm = Giá trị TSCĐ được khấu hao
Tổng sản phẩm SX theo thiết kế của TSCĐ

– Mức khấu hao tính trong 1 tháng:

Mức khấu hao tính trong 1 tháng = Sản lượng sản phẩm thực hiện trong 1 tháng x Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm

Tìm hiểu chi tiết: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp và  bài tập ví dụ

4. Các loại tài sản được và không được trích khấu hao

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC), tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao,  trừ các loại tài sản cố định sau đây:

Khấu hao là gì
Các loại tài sản không được trích khấu hao
  • Tài sản cố định đã được khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định chưa khấu hao hết giá trị nhưng bị mất.
  • Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định thuê theo hợp đồng thuê tài chính).
  • Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi hoặc hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động, ví dụ như nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng (không bao gồm tài sản cố định phục vụ người lao động làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp).
  • Tài sản cố định nhận được từ nguồn viện trợ không hoàn lại, sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
  • Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài mà doanh nghiệp đã thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp quyền sử dụng đất lâu dài.
  • Các loại tài sản cố định loại 6 theo quy định (tài sản có thời gian sử dụng không xác định được), không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

5. Tính khấu hao nhanh chóng với phần mềm kế toán MISA AMIS

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ nhất là khấu hao TSCĐ được coi là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kế toán phải thực sự chú ý. Nếu có sự hỗ trợ thêm của phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán , kế toán sẽ không phải lo lắng quá nhiều đối với những nghiệp vụ phức tạp như vậy nữa.

Trong các phần mềm kế toán trên thị trường hiện nay có phần mềm kế toán online MISA AMIS là phần mềm đã đáp ứng đầy đủ 3 phương pháp tính khấu hao.  Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ kế toán trong nghiệp vụ TSCĐ nói chung và nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ nói riêng như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ được đưa vào sử dụng tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng trong kỳ, mới được ghi giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh trong kỳ…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.

Dùng thử miễn phí

Kết luận

Khấu hao tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp, giúp phân bổ chi phí hợp lý, phản ánh giá trị thực của tài sản và hỗ trợ hoạch định tài chính hiệu quả. Việc áp dụng đúng phương pháp tính và phân loại tài sản được trích khấu hao giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý tài sản.

MISA không chỉ tổng hợp những kiến thức hữu ích về kế toán, giúp kế toán viên trong các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt trong suốt quá trình làm việc, mà còn phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS – một giải pháp quản lý tài chính tổng thể. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán online MISA AMIS như:

  • Quản lý toàn diện nghiệp vụ kế toán: Hỗ trợ ghi nhận và xử lý đầy đủ các nghiệp vụ kế toán từ tổng hợp đến chi tiết như mua hàng, bán hàng, thanh toán, thuế, và quản lý tài sản cố định.

  • Tự động hóa tính toán: Tự động tính toán các chỉ tiêu tài chính, thuế, khấu hao tài sản cố định, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian thao tác thủ công.

  • Báo cáo tài chính chuẩn mực: Cung cấp hệ thống báo cáo đa dạng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định pháp luật mới nhất, hỗ trợ quản lý và quyết định kinh doanh.

  • Làm việc trên nền tảng điện toán đám mây: Truy cập và làm việc mọi lúc, mọi nơi với tính bảo mật cao, đảm bảo dữ liệu an toàn và đồng bộ liên tục.

  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng: Thiết kế trực quan giúp kế toán viên và quản lý nhanh chóng làm quen và thao tác hiệu quả.

  • Hỗ trợ cập nhật pháp luật tự động: Luôn được cập nhật các thay đổi về thuế, kế toán, giúp doanh nghiệp hoạt động tuân thủ và tránh rủi ro vi phạm.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán