Nghiệp vụ Tài sản Khung thời gian khấu hao tài sản cố định mới nhất

Trích khấu hao tài sản cố định là hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp có tài sản cố định (TSCĐ). Tuy nhiên việc trích khấu hao cần được thực hiện theo quy định của pháp luật dựa trên nguyên giá tài sản cố định và khung khấu hao tài sản cố định. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những quy định của pháp luật về khung khấu hao TSCĐ.

1. Cách tính thời gian khấu hao tài sản cố định

Kế toán căn cứ mức độ sử dụng ước tính và khung khấu hao theo Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ. 

Căn cứ tại khoản 10 điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ”

1.1. Thời gian trích khấu hao TSCĐ mới

Doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 23/2023/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Điều này nghĩa là, đối với TSCĐ mới, thời gian trích khấu hao phải lớn hơn mức tối thiểu và nhỏ hơn mức tối đa trong luật định.

Khung khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 23/2023/TT-BTC chi tiết tại mục 3 bài viết này, bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

Trong đó, thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình do doanh nghiệp tự xác định nhưng không vượt quá 20 năm (điều 11 Thông tư số 45 /2013/TT-BTC)

  • Một số trường hợp đặc biệt.

+ Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp;

+ Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

>> Xem thêm: Cập nhật quy định và nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định

1.2 Thời gian trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng

Theo khoản 2, điều 10 thông tư số 45/2013/TT-BTC đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = Giá trị hợp lý của TSCĐ          

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC)
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

>> Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp

1.3. Tài sản cố định không phải trích khấu hao

Căn cứ theo khoản 3, điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC các TSCĐ sau thì không cần trích khấu hao:

  • Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
  • Tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC
  • Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết).
  • Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

>> Xem thêm: 10 nghiệp vụ quan trọng cần lưu ý trong kế toán tài sản cố định

profit margin là gì

2. Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất

Khung thời gian, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định 2023 theo Thông tư 23/2023/TT-BTC được quy định cụ thể như sau:

STT DANH MỤC TÀI SẢN THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm) TỶ LỆ HAO MÒN

(% năm)

I Nhà, công trình xây dựng    
  – Biệt thự, công trình xây dựng cấp đặc biệt 80 1,25
  – Cấp I 80 1,25
  – Cấp II 50 2
  – Cấp III 25 4
  – Cấp IV 15 6,67
II Vật kiến trúc    
  – Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi 20 5
  – Giếng khoan, giếng đào, tường rào 10 10
  – Các vật kiến trúc khác 10 10
III Xe ô tô    
1 Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh    
  – Xe 4 đến 5 chỗ 15 6,67
  – Xe 6 đến 8 chỗ 15 6,67
2 Xe ô tô phục vụ công tác chung    
  – Xe 4 đến 5 chỗ 15 6,67
  – Xe 6 đến 8 chỗ 15 6,67
  – Xe 9 đến 12 chỗ 15 6,67
  – Xe 13 đến 16 chỗ 15 6,67
3 Xe ô tô chuyên dùng    
  – Xe cứu thương 15 6,67
  – Xe cứu hỏa 15 6,67
  – Xe chở phạm nhân 15 6,67
  – Xe quét đường 15 6,67
  – Xe phun nước 15 6,67
  – Xe chở rác 15 6,67
  – Xe ép rác 15 6,67
  – Xe sửa chữa lưu động 15 6,67
  – Xe trang bị phòng thí nghiệm 15 6,67
  – Xe thu phát điện báo 15 6,67
  – Xe sửa chữa điện 15 6,67
  – Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn 15 6,67
  – Xe cần cẩu 15 6,67
  – Xe tập lái 15 6,67
  – Xe thanh tra giao thông 15 6,67
  – Xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh 15 6,67
  – Xe phát thanh truyền hình lưu động 15 6,67
  – Xe tải các loại 15 6,67
  – Xe bán tải 15 6,67
  – Xe trên 16 chỗ ngồi các loại 15 6,67
  – Xe chuyên dùng khác 15 6,67
4 Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước 15 6,67
5 Xe ô tô khác 15 6,67
IV Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô)    
  1.  
Phương tiện vận tải đường bộ 10 10
2 Phương tiện vận tải đường sắt 10 10
3 Phương tiện vận tải đường thủy    
  – Tàu biển chở hàng hóa 10 10
  – Tàu biển chở khách 10 10
  – Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy 10 10
  – Tàu chở hàng đường thuỷ nội địa 10 10
  – Tàu chở khách đường thủy nội địa 10 10
  – Phà đường thủy các loại 10 10
  – Ca nô, xuồng máy các loại 10 10
  – Ghe, thuyền các loại 10 10
  – Phương tiện vận tải đường thủy khác 10 10
4 Phương tiện vận tải hàng không 10 10
5 Phương tiện vận tải khác 10 10
V Máy móc, thiết bị    
1 Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến    
  – Máy vi tính để bàn 5 20
  – Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) 5 20
  – Máy in 5 20
  – Máy fax 5 20
  – Tủ đựng tài liệu 5 20
  – Máy scan 5 20
  – Máy huỷ tài liệu 5 20
  – Máy photocopy 5 20
  – Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh 8 12,5
  – Bộ bàn ghế họp 8 12,5
  – Bộ bàn ghế tiếp khách 8 12,5
  – Máy điều hòa không khí 8 12,5
  – Quạt 5 20
  – Máy sưởi 5 20
  – Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác 5 20
2 Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị    
a Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này
b Máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị    
  – Máy chiếu 5 20
  – Thiết bị lọc nước 5 20
  – Máy hút ẩm, hút bụi 5 20
  – Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác 5 20
  – Máy ghi âm 5 20
  – Máy ảnh 5 20
  – Thiết bị âm thanh 5 20
  – Tổng đài điện thoại, máy bộ đàm 5 20
  – Thiết bị thông tin liên lạc khác 5 20
  – Tủ lạnh, máy làm mát 5 20
  – Máy giặt 5 20
  – Thiết bị mạng, truyền thông 5 20
  – Thiết bị điện văn phòng 5 20
  – Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu 5 20
  – Thiết bị truyền dẫn 5 20
  – Camera giám sát 5 20
  – Thang máy 8 12,5
  – Máy bơm nước 8 12,5
  – Két sắt 8 12,5
  – Bàn ghế hội trường 8 12,5
  – Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật 8 12,5
  – Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác 8 12,5
3 Máy móc, thiết bị chuyên dùng    
  – Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này
  – Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (như: thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa, micro, đèn…) 5 20
  – Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác 8 12,5
4 Máy móc, thiết bị khác 8 12,5
VI Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm    
1 Các loại súc vật 8 12,5
2 Cây lâu năm, vườn cây lâu năm (bao gồm cả vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây cảnh) 25 4
3 Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh 8 12,5
VII Tài sản cố định hữu hình khác 8 12,5

>> Tải ngay khung khấu hao tài sản cố định Tại đây

3. Có được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không?

Theo Điều 10 thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về số lần thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản như sau:

+ Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định một lần đối với một tài sản.

+ Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của tài sản cố định bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại.

+ Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán, trong đó có nghiệp vụ khấu hao tài sản cố định, các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ quản lý tự động giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả. Các công cụ như phần mềm kế toán online AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khấu hao tài sản cố định, cụ thể như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ chi tiết tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng/giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.

>> Xem thêm: Quản lý tài sản cố định trên phần mềm kế toán MISA AMIS

Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

CTA nhận tư vấn

Tổng hợp: Kiều Lục

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]