Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp IRR là gì? Công thức tính, ý nghĩa của IRR chi tiết

Rất nhiều Anh/Chị Chủ doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp thắc mắc tỷ suất hoàn vốn nội bộ là gì hay IRR là gì bởi đây là một chỉ số thường xuyên xuất hiện khi đánh giá đầu tư. IRR hay Internal Rate of Return được hiểu nghĩa tiếng việt là tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một thước đo hiệu suất đầu tư được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính và bất động sản thương mại. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về IRR. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp các thông tin như IRR là gì, công thức xác định IRR và đặc biệt là mối quan hệ giữa IRR và NPV.

1. IRR là gì?

IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ tức là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án bằng 0. Hiểu theo cách khác thì IRR là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến ​​sẽ kiếm được trên một dự án hoặc khoản đầu tư. 

IRR thực sự cần thiết bởi chỉ số này chính là một công cụ phân tích tài chính hữu hiệu giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nhận diện được khả năng sinh lời của một dự án, một khoản đầu tư.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư thường hướng đến mục tiêu sinh lời hoặc chí ít là giảm chi phí. Vì vậy xem xét đánh giá và nhất là so sánh khả năng sinh lời của các dự án đầu tư là điều cần thiết. IRR chỉ là một trong số các chỉ số tài chính mà nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp nghiên cứu. Việc đánh giá kết hợp vài chỉ số là lựa chọn phù hợp nhất  để có những quyết định phù hợp, đúng đắn. 

Hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS có tính năng tổng hợp và cung cấp các chỉ số tài chính doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ không phải đợi kế toán tổng hợp thủ công mà có thể theo dõi thông tin này theo thời gian thực.

2. Công thức tính chỉ số IRR

Trong đó:

  • r1, r2: suất chiết khấu 1 và 2
  • (r2 – r1) > 0 ⇔ r2 > r1

Ví dụ: Công ty A có một dự án đầu tư, vốn đầu tư ban đầu là 10.000 triệu đồng. Ngân lưu ròng dự kiến của dự án như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 0 1 2 3 4 5
Ngân lưu ròng (10.000) 5.000 4.500 3.500 2.000 1.000

Suất chiết khấu lần lượt là:

  • r1: 20% 
  • r2: 30%

Xác định IRR của dự án.

Hướng dẫn thực hiện:

Căn cứ vào cách tính NPV, xác định được NPV của dự án với suất chiết khấu r1, r2 lần lượt là:

  • r1= 20% ⇔ NPV = 684
  • r2= 30% ⇔ NPV = -928

Dựa vào công thức tính IRR như trên, ta có: 

IRR = 20% + (30% – 20%) x 684 = 24%
684 + 928

Như vậy ta có: Khi NPV có giá trị = 0 thì suất sinh lời r = IRR = 24%

3. Ý nghĩa, vai trò của chỉ số IRR đối với doanh nghiệp

Có thể dễ dàng nhận thấy IRR đại diện cho khả năng sinh lời của bản thân dự án. IRR chỉ thay đổi khi yếu tố nội tại của dự án tức là giá trị ngân lưu ròng (dòng tiền thuần) của dự án có sự thay đổi.

Trường hợp NPV=0, nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cho rằng dự án không hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế dự án vẫn có hiệu quả và đã mang lại cho đồng vốn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư bỏ ra “suất sinh lời – IRR”.

IRR có giá trị càng cao thì tỷ lệ hoàn vốn của dự án càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc dự án có tiềm năng và doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể cân nhắc bỏ vốn đầu tư và ngược lại.

Bên cạnh đó, nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án thì có thể khẳng định đó là dự án đầu tư đáng giá. Trường hợp ngược lại khi IRR nhỏ hơn giá trị chiết khấu của dự án thì khả năng thu hồi vốn của dự án kém, khó sinh lời. Vì vậy, doanh nghiệp và nhà đầu tư nên cân nhắc không bỏ vốn đầu tư.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

4. Ưu điểm, nhược điểm của chỉ số IRR 

4.1 Ưu điểm của chỉ số IRR

Chỉ số IRR có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Dễ tính toán: IRR có sự độc lập với vốn bỏ ra ban đầu. Hơn nữa, chỉ số này biểu thị dưới dạng % nên doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ không cần quy đổi về các đơn vị đo lường khác để có được nhận định trực quan, phù hợp.
  • Thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá: Thực hiện tính toán IRR dễ dàng nên nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể so sánh IRR của các dự án để có quyết định phù hợp.
  • Đánh giá chính xác tiềm năng dự án: IRR là tỷ suất hoàn vốn của dự án hay suất sinh lời của dự án nên xác định được IRR phần nào có thể nhận định được tiềm năng của dự án.

4.2 Nhược điểm của chỉ số IRR

Tuy nhiên, chỉ số này cũng có những nhược điểm nhất định: 

  • Cần thời gian để xác định: Tuy dễ dàng xác định nhưng muốn tính IRR cần phải xác định trước được NPV vì vậy nên tính toán cũng tương đối tốn thời gian.
  • Phù hợp với dự án lớn hơn là dự án nhỏ: IRR với dự án có thông số nhỏ thường rất thấp nên không có tính khả thi vì vậy thường khó thuyết phục được doanh nghiệp, nhà đầu tư.
  • Chịu tác động bởi chỉ số thời gian: IRR của những dự án ngắn hạn thường có giá trị lớn nên gây hiểu nhầm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy IRR càng cao thì càng tốt song muốn đánh giá và có được lựa chọn phù hợp nhất cần xem xét kết hợp cùng các chỉ số khác.

5. Mối quan hệ giữa IRR và NPV

Dựa vào khái niệm và công thức tính có thể thấy IRR và NPV có mối quan hệ mật thiết, hay nói một cách cụ thể đó là quan hệ tập nghiệm, tức là IRR là nghiệm của phương trình NPV có giá trị bằng 0.

Thêm vào đó, NPV và IRR đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. Điểm khác biệt là ở NPV giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư biết được tính khả thi về dòng tiền còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt thu hồi vốn.

Ngoài ra, IRR và NPV có mối quan hệ mật thiết là bởi với những dự án quá dài, hoặc quá ngắn hoặc với những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương trong khi IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian thì doanh nghiệp và nhà đầu tư nên xác NPV. Sử dụng NPV thay thế IRR hoặc sử dụng đánh giá kết hợp 2 chỉ số sẽ giúp kết quả đánh giá có tính chính xác cao hơn.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS ngoài khả năng cung cấp các chỉ tiêu tài chính thì còn nhiều tính năng, tiện ích thông minh, hỗ trợ kế toán doanh nghiệp một cách tối đa trong suốt quá trình làm việc:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]