Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng mới nhất 2022, định mức và cách tính

25/12/2021
2122

Không chỉ kế toán doanh nghiệp mà chủ thầu, nhà đầu tư cũng đặc biệt quan tâm đến chi phí bảo hiểm công trình. Thế nào là chi phí bảo hiểm công trình xây dựng, cách tính và định mức chi phí bảo hiểm công trình ra sao. Tất cả những điều trên sẽ được trình bày trong bài viết ngay sau đây.

1. Chi phí bảo hiểm công trình là gì

Ngày càng có nhiều công trình xây dựng được tiến hành thi công để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Theo các văn bản pháp luật hoặc dựa trên yêu cầu cơ bản thì bảo hiểm công trình xây dựng là điều cần thiết. Bảo hiểm công trình là yếu tố giúp giảm những tổn thất trong quá trình xây dựng của nhà thầu hoặc chủ đầu tư. Căn cứ vào các bộ luật, thông tư, nghị định:

  • Luật xây dựng 2014
  • Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
  • Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP

thì các công trình xây dựng hiện nay phải mua một số loại bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng. 
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi tư vấn đầu tư trong xây dựng. 
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba.
  • Bảo hiểm đối với những vật tư, vật liệu cùng các phương tiện, thiết bị thi công, bảo hiểm cho người lao động. 
  • Bảo hiểm bảo hành cho công trình xây dựng.

Trong đó, bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoản tiền các doanh nghiệp bỏ ra để mua bảo hiểm cần thiết cho công trình xây dựng và phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. 

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. 

>>> Đọc thêm: Các lỗi thường gặp khi quyết toán thuế tại công ty xây dựng

2. Cách tính chi phí bảo hiểm công trình

Căn cứ theo Phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC, cách tính chi phí bảo hiểm công trình như sau:

Phí bảo hiểm = Giá trị công trình x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong đó:

  • Phí bảo hiểm: là chi phí phải nộp để có bảo hiểm công trình của đối tượng như chủ thầu, đơn vị đầu tư hay nhà thầu thi công.
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình: phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Bên bảo hiểm công trình là đối tượng quyết định mức độ rủi ro đó. Thông thường, mức độ rủi ro càng cao thì phí bảo hiểm công trình càng lớn tức là phí bảo hiểm sẽ tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro.
  • Giá trị công trình: là tổng giá trị đầy đủ của công trình sau khi hoàn thiện, giá trị công trình bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị, các loại thuế phí… Chi phí bảo hiểm đối với công trình đang trong thời gian xây dựng phải lớn hơn tổng giá trị xây dựng.

Tính chi phí bảo hiểm công trình tuy không khó nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý. Bởi lẽ, tỷ lệ phí bảo hiểm đối với mỗi loại bảo hiểm bắt buộc nêu tại mục 1 là khác nhau và rất đa dạng. Vì vậy, kế toán cần đặc biệt lưu ý khi xác định chi phí bảo hiểm công trình

3. Định mức và quy định chi phí bảo hiểm công trình 

Trong phần này, quy độc giả sẽ được cung cấp định mức và quy định chi phí bảo hiểm công trình, có kèm căn cứ nguồn và các nội dung liên quan cần tải về.

3.1 Tỷ lệ phí bảo hiểm 

Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 319/2016/TT-BTC, gồm 4 trường hợp:

 Tải về phụ lục 7 tại đây

Chi phí lắp đặt Giá trị công trình Tra cứu tại
< 50 % < 700 tỷ I.1 Phụ lục 7 (trang 16)
< 50 % > 700 tỷ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tự thỏa thuận
> 50 % < 700 tỷ II.1 Phụ lục 7 (trang 32)
> 50 % > 700 tỷ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tự thỏa thuận

Lưu ý: Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, DN bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại tiết a điểm 1 khoản I Phụ lục 7. 

>>> Đọc thêm: 4 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong kế toán xây dựng

3.2 Phụ phí bảo hiểm

Phụ phí chính là chi phí bảo hiểm công trình được tính thêm đối với các rủi ro thiên tai gây nên gồm: động đất, bão và lũ lụt. Rủi ro bão lũ, động đất hay gọi chung là rủi ro thiên tai gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho công trình. Phụ phí bảo hiểm với từng loại sẽ được quy định rõ tại phụ lục 7-8-9 thông tư 329/2016/TT-BTC.

3.3 Mức khấu trừ

Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm tức doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ tự chịu khi có sự cố xảy ra. Mức khấu trừ bảo hiểm được quy định và nêu rõ tại hợp đồng bảo hiểm. Thường thì mức khấu trừ sẽ biểu hiện bằng số tiền hoặc % tổn thất. Theo Thông tư 329/2016/TT-BTC, mức khấu trừ bằng 5% giá trị tổn thất hoặc quy định tại phụ lục 7-8-9 thông tư này. Mức khấu trừ là yếu tố giúp giảm chi phí mà bên mua bảo hiểm phải chịu đồng thời giảm thiểu những hồ sơ khiếu nại bảo hiểm không phù hợp. 

>>> Đọc thêm: Cách giải trình và biện pháp hạn chế sai sót khi thanh, kiểm tra thuế GTGT tại DN xây dựng

4. Quy định về hợp đồng bảo hiểm công trình

Các quy định hợp đồng bảo hiểm cần nắm chắc:

  • Cần đảm bảo điền đầy đủ thông tin vào mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm công trình
  • Có thể điều chỉnh tỷ lệ bảo hiểm trong trường hợp cán bộ bảo hiểm xác định công trình có nguy cơ rủi ro.
  • Việc ký hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp với chủ đầu tư, nhà thầu đang thi công cần diễn ra công khai và các văn bản ký kết được trao cho cả hai bên.
  • Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng đang thi công: được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

5. Tổn thất không được bảo hiểm bồi thường

Dù đã bỏ ra chi phí bảo hiểm công trình song vẫn tồn tại những trường hợp có tổn thất nhưng vẫn không được công ty bảo hiểm sẽ chi trả, thực hiện việc bồi thường. Những trường hợp này bao gồm:

  • Những tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý gây tổn thất
  • Những tổn thất không mang tính ngẫu nhiên
  • Những tổn thất xác định được nhưng không lượng hóa được thành tiền
  • Những tổn thất xảy ra do thảm họa
  • Những tổn thất phát sinh khi bên mua bảo hiểm – doanh nghiệp không có quyền lợi hưởng bảo hiểm.

Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán doanh nghiệp xây dựng nói riêng và tất cả loại hình doanh nghiệp nói chung, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu và đặc trưng doanh nghiệp xây dựng:

  • Tự động đối chiếu chi phí thực tế với dự toán ban đầu theo từng công trình, dự án tránh vượt định mức làm tăng giá vốn, giảm lợi nhuận
  • Tự động tổng hợp chi phí sản xuất theo từng hạng mục, công trình, dự án; Phân bổ chi phí sản xuất chung theo nhiều tiêu chí từ đó xác định giá trị nghiệm thu chính xác hơn
  • Dễ dàng theo dõi tình hình thực hiện các công trình, dự án kéo dài nhiều năm: Giá trị chưa nghiệm thu, công nợ phải thu… năm trước chuyển sang
  • Cung cấp đầy đủ báo cáo quản trị doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, công nợ,… theo công trình, dự án kịp phục vụ ra quyết định điều hành
  • Quản lý công nợ phải thu theo hạn nợ và tuổi nợ để kịp thời lên kế hoạch thu nợ tránh bị chiếm dụng vốn
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời Quý Doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm sử dụng 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây để trực tiếp tìm hiểu.

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả