Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận không thể tách rời của bộ Báo cáo tài chính nhằm cung cấp chi tiết toàn bộ thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến loại báo cáo này. Do đó, bài viết hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của Thuyết minh báo cáo tài chính cũng như hướng dẫn cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200.
1. Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Thuyết minh báo cáo tài chính là văn bản được lập ra để giải thích và bổ sung những thông tin để người đọc BCTC nắm rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày một cách chi tiết và rõ ràng được.
Thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính, nhà đầu tư sẽ hiểu đầy đủ và chính xác hơn về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
Thuyết minh BCTC bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Kỳ kế toán và tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thông tin bổ sung đối với các khoản mục trình bày có trong bảng cân đối kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày tại BCTC lưu chuyển tiền tệ
2. Mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200
TẢI VỀ MẪU THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐÂY |
3. Mục đích lập thuyết minh Báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được xây dựng với hai mục đích chính:
- Là một phần không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp, nó được sử dụng để mô tả một cách chi tiết và tường thuật thông tin đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và các thông tin khác theo yêu cầu của các tiêu chuẩn kế toán cụ thể.
- Có thể áp dụng để thể hiện các thông tin khác, nếu doanh nghiệp đánh giá rằng đó là cần thiết để báo cáo tài chính trở nên trung thực và hợp lý.
Số liệu được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những số liệu tổng hợp. Tất cả đều là một số tổng và người sử dụng báo cáo không nắm được thông tin cụ thể, vì vậy phần chi tiết số liệu này của Bản thuyết minh báo cáo tài chính vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải:
- Trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.
- Trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp.
Số liệu chi tiết nhập lên Bản thuyết minh báo cáo tài chính được truy xuất từ Bảng cân đối số phát sinh, sổ nhật ký chung và các sổ sách kế toán có liên quan.
Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính cho người mới bắt
4. Nguyên tắc lập thuyết minh Báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày bản thuyết minh Báo cáo tài chính đòi hỏi tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
– Trong quá trình lập Báo cáo tài chính năm, chúng ta phải tuân thủ quy định của Chuẩn mực kế toán về “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính.
– Khi thực hiện lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (bao gồm cả đầy đủ và tóm lược), chúng ta cần tuân thủ quy định của Chuẩn mực kế toán về “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.
– Nội dung của bản thuyết minh Báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính, cùng các chính sách kế toán cụ thể áp dụng cho các giao dịch và sự kiện quan trọng;
- Thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
- Thông tin bổ sung mà không có trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại quan trọng để trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
– Chúng ta phải trình bày bản thuyết minh Báo cáo tài chính một cách có hệ thống, đồng thời tự chủ sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách phù hợp nhất với đặc thù của doanh nghiệp. Nguyên tắc này đặt ra rằng mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu để dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì? Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất
5. Cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập trên các cơ sở như sau:
- Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
- Sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
- Tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu có liên quan.
6. Nội dung và cách lập các chỉ tiêu trong bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200
6.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Hình thức sở hữu vốn: thông tin căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Lĩnh vực kinh doanh: nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh…
- Ngành nghề kinh doanh: trình bày ngành nghề kinh doanh theo đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc có thể tra cứu tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/;
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: thông thường là 12 tháng (theo năm tài chính của doanh nghiệp), trường hợp kéo dài hơn 12 tháng thì phải thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực;
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: trình bày những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
- Cấu trúc doanh nghiệp: trình bày chi tiết thông tin của các công ty con, các công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
Xem thêm: Kế toán khoản đầu tư vào đơn vị khác: Công ty mẹ đầu tư vào công ty con
6.2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Đối với kỳ kế toán: là ngày bắt đầu và ngày kết thúc của năm tài chính;
- Đối với đơn vị tiền tệ: là Đồng Việt Nam hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo Luật kế toán.
6.3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng: nội dung cần đồng nhất với hồ sơ đăng ký thuế ban đầu, trong trường hợp có thay đổi phải thông báo với cơ quan thuế;
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng Chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
6.4. Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Trường hợp đáp ứng giả định hoạt động liên tục cần trình bày rõ bao gồm:
(1) Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
(2) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán
(3) Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế
(4) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
(5) Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính
(6) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
(7) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
(8) Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ, TSCĐ
(9) Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
(10) Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại
(11) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước
(12) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
(13) Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính
(14) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay
(15) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
(16) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
(17) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện
(18) Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi
(19) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
(20) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập khác
(21) Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
(22) Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán
(23) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
(24) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
(25) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
(26) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác
6.5. Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
a) Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn
b) Nguyên tắc xác định giá trị
– Các khoản đầu tư tài chính;
– Các khoản phải thu;
– Các khoản phải trả;
– Hàng tồn kho;
– TSCĐ, Bất động sản đầu tư
– Các tài sản và nợ phải trả khác.
Lưu ý: Chỉ trình bày những chính sách kế toán liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp được báo cáo, không bắt buộc phải nêu thêm các chính sách kế toán không liên quan. Các chính sách kế toán áp dụng phải được trình bày cụ thể và chi tiết theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán theo thông tư 200/20214/TT-BTC.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp không phát hành trái phiếu chuyển đổi không cần trình bày nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi;
Ví dụ 2: Doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng, ghi trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chỉ cần trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ, không cần trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ bán hàng hoá.
6.6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Các khoản mục Tài sản |
Các khoản mục Nguồn vốn |
2. Các khoản đầu tư tài chính 3. Phải thu của khách hàng 4. Phải thu khác 5. Tài sản thiếu chờ xử lý 6. Nợ xấu 7. Hàng tồn kho 8. Tài sản dở dang dài hạn 9. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: 10. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình: 11. Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính: 12. Tăng, giảm bất động sản đầu tư: 13. Chi phí trả trước 14. Tài sản khác |
15. Vay và nợ thuê tài chính
16. Phải trả người bán 17. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 18. Chi phí phải trả 19. Phải trả khác 20. Doanh thu chưa thực hiện 21. Trái phiếu phát hành 22. Cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả 23. Dự phòng phải trả 24. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả 25. Vốn chủ sở hữu 26. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 27. Chênh lệch tỷ giá 28. Nguồn kinh phí |
Các khoản mục khác:
29. Các khoản mục ngoài Bảng Cân đối kế toán
30. Các thông tin khác do doanh nghiệp tự thuyết minh, giải trình.
Ví dụ : Trên Bảng cân đối kế toán có số liệu như sau:
Căn cứ từ mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính như sau:
Và kết quả trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính sau khi có số liệu chi tiết như sau:
6.7. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
6.8. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.9. Những thông tin khác cần có
Ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần A và B, tại phần này doanh nghiệp sẽ phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực, hợp lý.
Một số thông tin khác phải được trình bày (nếu có) như:
Trong đó:
- Thông tin và giao dịch với các bên liên quan (căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 26: Thông tin về các bên liên quan)
- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm)
- …
7. Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không?
Thuyết minh báo cáo tài chính là một trong những thành phần bắt buộc của báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần nộp đầy đủ.
Do đó, không nộp thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bị phạt theo hành vi không nộp báo cáo tài chính quy định tại điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau
Hành vi | Mức phạt |
Lập thiếu Thuyết minh BCTC (lập không đầy đủ BCTC theo quy định) | 10.000.000 đ – 20.000.000 đ |
Nộp chậm BCTC dưới 3 tháng so với thời hạn | 5.000.000 đ – 10.000.000 đ |
Nộp chậm BCTC trên 3 tháng so với thời hạn | 10.000.000 đ – 20.000.000 đ |
BCTC sai sự thật hoặc số liệu trên các BCTC thiếu đồng nhất trong cùng kỳ kế toán | 20.000.000 đ – 30.000.000 đ |
Không nộp BCTC | 40.000.000 đ – 50.000.000 đ |
Xem thêm: Quy định về việc nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
8. Thời hạn nộp Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được nộp chung trong bộ BCTC và thời hạn nộp như sau:
8.1. Với các doanh nghiệp áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đối với các loại doanh nghiệp khác
Với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
Với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm là 90 ngày;
8.2. Với các doanh nghiệp áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC
Theo quy định tại điều 80 thông tư 133/2016/TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán theo thông tư này thì phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Xem thêm các lưu ý khi lập thuyết minh báo cáo tài chính tại đây.
9. Kết luận
Tóm lại, Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính là công cụ đắc lực giúp các bên sử dụng Báo cáo tài chính hiểu trung thực và khách quan tình hình hoạt động của đơn vị báo cáo và đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp. Do đó, việc lập và trình bày Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính chính xác, đầy đủ và kịp thời vô cùng quan trọng. Mong rằng bài viết giúp người đọc không chỉ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Bản Thuyết minh báo cáo tài chính, mà còn tích luỹ được những lưu ý cần thiết khi lập và trình bày Bản thuyết minh này.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần quan trọng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bản thuyết minh mang đến các thông tin mà các báo cáo tài chính còn lại không trình bày được vậy nên doanh nghiệp cần thiết phải lập thuyết minh báo cáo tài chính. Lúc này, kế toán viên cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm hỗ trợ như phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ để có thể nhanh chóng xuất được báo cáo thay vì phải ngồi thực hiện từng bước. Phần mềm MISA AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo:
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Cho phép lập thuyết minh báo cáo tài chính theo quý, năm, 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm với các bước thực hiện đơn giản
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
- Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
- Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
- …..
Quý doanh nghiệp, anh/chị kế toán viên có thể đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm.