Ma trận SWOT của Grab tại thị trường Việt Nam – Phân tích chi tiết nhất

25/11/2024
263

Ma trận SWOT của Grab đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ kể từ những ngày đầu gia nhập thị trường Việt Nam. Điều gì đã khiến cho ông lớn này duy trì được sức hút và không ngừng phát triển? Hãy cùng MISA AMIS phân tích ma trận SWOT của Grab trong bài viết dưới đây!

I. Phân tích mô hình SWOT của Grab

1. Điểm mạnh của Grab

  • Độ nhận diện cao

Grab đã khẳng định được vị thế thương hiệu mạnh nhờ vào sự tiên phong trong ngành gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Từ các tiện ích như gọi xe, giao hàng, thanh toán điện tử, Grab dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở các thành phố lớn.

Hiện Grab đã có mặt tại hơn 50 tỉnh thành của Việt Nam, phục vụ hàng triệu người dùng và kết nối với hơn 200.000 đối tác tài xế, hàng nghìn đối tác thương mại, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2023, Grab đã vinh dự nhận giải thưởng “Brand of the Year” và “Publisher of the Year” bởi MMA Global’s SMARTIES Vietnam 2023. Không thể phủ nhận Grab đã rất thành công trong việc duy trì hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng.

Grab tại lễ trao giải MMA Global’s SMARTIES Vietnam 2023
Grab tại lễ trao giải MMA Global’s SMARTIES Vietnam 2023
  • Mạng lưới đối tác tài xế lớn

Ma trận SWOT của Grab sở hữu một mạng lưới đối tác tài xế rộng lớn tại Việt Nam, với con số ấn tượng lên đến hơn 100.000 tài xế xe máy và taxi tham gia trên nền tảng.

Mạng lưới này không chỉ có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng mà còn mở rộng đến các tỉnh, thành khác, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân khắp cả nước​.

  • Các chiến lược Marketing đa nền tảng

Grab đã và đang phát triển các chiến lược Marketing đa dạng để nhắm tới các khách hàng mục tiêu của mình.

Grab áp dụng chiến lược giảm giá mạnh để tăng tính cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Ngoài ra, thương hiệu liên tục cho ra mắt các chương trình tích điểm thưởng (GrabRewards) và voucher linh hoạt cho khách hàng vào các dịp đặc biệt.

Grab còn thường xuyên tổ chức các chiến dịch xã hội như “Grab for Good”, hỗ trợ cộng đồng và các sáng kiến xã hội. Họ cũng tạo ra những chiến dịch truyền thông mang ý nghĩa xã hội cao nghĩa nhằm tạo sự gắn bó với người dùng.

Hơn nữa, ma trận SWOT của Grab sử dụng các nền tảng Marketing số rất mạnh, liên tục chạy quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, và YouTube, tập trung vào việc thu hút thế hệ trẻ, người dùng có xu hướng sử dụng các dịch vụ trực tuyến và di động.

Chiến dịch Grab 10 năm thở nhịp Việt Nam
Chiến dịch Grab 10 năm thở nhịp Việt Nam
  • Tiềm lực tài chính vững mạnh

Nhìn chung, Grab có một nền tảng và nguồn tài chính vững mạnh so với các thương hiệu khác trên thị trường. Năm 2019, sau khi nhận được khoản đầu tư 1,46 tỷ USD từ Quỹ Vision của SoftBank, Grab nhanh chóng mở rộng dịch vụ và liên tục đầu tư vào các công nghệ mới bao gồm GrabFood, GrabFinancial và các tính năng đi kèm khác như Đặt đơn nhóm.

Grab cũng nhận được các khoản đầu tư khác từ nước ngoài để mở rộng và phát triển trên thị trường. Nhờ vào sự hậu thuẫn và các nguồn đầu tư, Grab đã có thể nâng cao thị phần và đổi mới sáng tạo liên tục, khẳng định vị thế dẫn đầu tại thị trường.

2. Điểm yếu của Grab

  • Giá cước cao hơn so với đối thủ

Một trong những điểm yếu của Grab rõ rệt nhất trong ma trận SWOT của Grab là giá cước niêm yết cao hơn so với các đối thủ như Be hay Gojek, đặc biệt vào những giờ cao điểm.

Grab áp dụng chiến lược “dynamic pricing” (giá cước linh hoạt), tức giá có thể tăng lên khi nhu cầu cao hoặc khi có các yếu tố như thời tiết xấu. Điều này có thể làm một bộ phận khách hàng cảm thấy không hài lòng vì phải trả chi phí cao hơn cho các chuyến đi ở các thời điểm này.

  • Chất lượng dịch vụ không đồng đều

Bởi mạng lưới tài xế của Grab rất lớn, kiểm soát chất lượng dịch vụ vẫn là một vấn đề khó tránh khỏi. Nhiều phản hồi từ khách hàng trên mạng xã hội cho thấy sự không đồng nhất trong thái độ phục vụ của tài xế, đặc biệt là với các dịch vụ phân khúc bình dân.

3. Cơ hội của Grab trong mô hình SWOT của Grab

  • Tiềm năng phủ sóng thương hiệu

Ngoài các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, các khu vực tỉnh và địa điểm du lịch khác hiện chưa có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành gọi xe công nghệ và giao nhận hàng.

Tiềm năng tiên phong phủ sóng thị trường của Grab
Tiềm năng tiên phong phủ sóng thị trường của Grab

Với tiềm lực sẵn có, đây chính là cơ hội của Grab tiên phong mở rộng tệp khách hàng mới (khách du lịch địa phương) và nhanh chóng chiếm lĩnh “cảm tình” từ nhóm đối tượng này.

  • Cơ hội của Grab mở rộng danh mục dịch vụ

Mục tiêu của Grab là trở thành siêu ứng dụng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc hằng hàng ngày, tuy nhiên hiện thương hiệu vẫn chưa mở rộng mạng lưới dịch vụ vệ tinh của mình.

Với tiềm lực tài chính và khả năng kết nối với các đối tác uy tín, Grab hoàn toàn có thể cung cấp các tiện ích bổ sung như đặt vé máy bay, xe khách, bảo hiểm, và các dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng ngay trên nền tảng của mình.

  • Tăng trưởng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ

Grab đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ trong ngành gọi xe và giao nhận tại Việt Nam, đặc biệt khi cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam ngày càng được chú trọng.

Hàng loạt dự án cao tốc đang được triển khai, cũng như các bến xe liên tỉnh, và mạng lưới metro không chỉ cải thiện trải nghiệm di chuyển của người dân mà còn tạo điều kiện cho Grab phát triển các giải pháp kết nối đa phương thức, đáp ứng linh hoạt nhu cầu thay đổi của người dùng nhiều khu vực.

Cơ hội của Grab từ xu hướng dịch vụ gọi xe công nghệ
Cơ hội của Grab từ xu hướng dịch vụ gọi xe công nghệ

Bên cạnh đó, theo báo cáo e-Conomy SEA 2023, thị trường gọi xe và đồ ăn tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng vượt bậc, dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2030, mở ra không gian lớn cho Grab mở rộng dịch vụ và gia tăng thị phần.

Điều này củng cố cho tầm nhìn của Grab không chỉ là một nền tảng gọi xe mà còn là cầu nối quan trọng trong hệ sinh thái giao thông và dịch vụ của Việt Nam.

4. Thách thức của Grab trong mô hình SWOT của Grab

  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ lớn và các tân binh

Phân tích SWOT của Grab đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn và các tân binh mới. Be Group, với chiến lược giảm giá mạnh mẽ, đang thu hút một lượng lớn khách hàng, đẩy Grab vào cuộc đua về giá.

Đồng thời, “Xanh SM” – một kì lân mới nổi với xu hướng “di chuyển xanh” – đang gây sức ép lên Grab, đặc biệt khi nhóm khách hàng trẻ ngày càng quan tâm đến các phương tiện thân thiện với môi trường.

Để duy trì vị thế, Grab cần phải thích ứng nhanh chóng với xu hướng này và cân nhắc cung cấp các lựa chọn vận chuyển xanh. Bên cạnh đó, ma trận SWOT của Coca Cola cũng cần có sự khác biệt bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tối ưu trải nghiệm người dùng và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, thách thức của Grab này cũng chính là cơ hội để Grab đổi mới và giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường vận tải công nghệ. Theo Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, tập đoàn Grab đã đưa ra những cam kết để trung hòa carbon vào năm 2040: “Grab Việt Nam cũng rất sẵn sàng cho xu hướng xanh để góp phần bảo vệ môi trường”.

Góc nhìn của CEO Grab về thách thức tiêu dùng xanh
Góc nhìn của CEO Grab về thách thức tiêu dùng xanh
  • Nguy cơ “tụt hậu”

Nếu không liên tục cải tiến tính năng dựa trên phản hồi của khách hàng, Grab nhiều nguy cơ mất đi sự quan tâm của người dùng, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Nhìn vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp của thương hiệu – Be, với chiến lược tập trung “lắng nghe khách hàng” để liên tục phát triển các tính năng tiện lợi, Be đang nhanh chóng tiến gần hơn tới mục tiêu “nền tảng đa dịch vụ”.

Trong khi đó, Grab hoàn toàn có khả năng bị đối thủ vượt mặt về khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.

II. Có thể rút ra các chiến lược gì từ ma trận SWOT của Grab

  • Chiến lược xây dựng hệ sinh thái đa dịch vụ

Với tầm nhìn là một siêu ứng dụng, Grab đã và đang tích hợp nhiều dịch vụ trong một ứng dụng, bao gồm:
– Gọi xe (GrabBike, GrabCar).
– Giao hàng (GrabExpress).
– Giao đồ ăn (GrabFood).
– Thanh toán điện tử (GrabPay, Moca)…

Tuy nhiên, thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng điểm mạnh của Grab là yếu tố nhận diện và tài chính vững chắc để xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh hơn, trở thành “một nền tảng cho mọi nhu cầu.

Ví dụ: Hợp tác với các tổ chức giáo dục để cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh; cung cấp các gói dịch vụ đặc biệt cho doanh nghiệp, giao hàng theo lộ trình cố định hoặc các dịch vụ tài chính cho đối tác nhỏ lẻ.

  • Chiến lược giảm giá linh hoạt

Để khắc phục nhược điểm về giá cước cao hơn đối thủ, Grab áp dụng nhiều chương trình giảm giá theo giờ thấp điểm hoặc khuyến mãi cá nhân hóa cho từng khách hàng thông qua dữ liệu tiêu dùng.

Hiện nay, Grab đã triển khai gói thẻ hội viên GrabUnlimited – một mô hình ưu đãi hàng tháng dành cho khách hàng thân thiết. Trong đó, các thành viên GrabUnlimited thường xuyên được ưu tiên nhận mã giảm giá độc quyền và các ưu đãi vào các dịp lễ lớn cho nhiều loại dịch vụ.

Ngoài ra, thương hiệu còn kết hợp gói hội viên với hệ thống GrabRewards, cho phép người dùng vừa nhận ưu đãi từ gói thuê bao vừa tích điểm để đổi quà hoặc nhận mã giảm giá bổ sung.

Chiến lược này đã giúp ma trận SWOT của Grab gia tăng giá trị tổng thể cho khách hàng thân thiết, giữ chân khách hàng hiện tại và khuyến khích họ sử dụng thêm các dịch vụ của thương hiệu, đồng thời đối phó với các chiến lược giá rẻ ngắn hạn của đối thủ.

  • Chiến lược chuyển đổi xanh

Dễ dàng nhận thấy người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, ngày càng ưu tiên các dịch vụ thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng siết chặt các quy định về khí thải và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Để mang lại lợi ích bền vững về cả kinh tế, xã hội, đồng thời đối phó hiệu quả với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Grab có thể triển khai thêm các chiến dịch nâng cao trách nhiệm xã hội.

Grab đã đưa tính năng “dịch vụ trung hòa carbon” vào ứng dụng tại một số thị trường, bao gồm Việt Nam. Tính năng này cho phép khách hàng lựa chọn bù đắp lượng khí thải từ chuyến đi của mình bằng cách đóng góp một khoản phí nhỏ đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường.

Grab chung tay bảo vệ môi trường & phát triển bền vững
Grab chung tay bảo vệ môi trường & phát triển bền vững

Ma trận SWOT của Grab cũng triển khai các chiến dịch vì môi trường ngắn và dài hạn khác như “Grab for Food”. Những nỗ lực chuyển đổi xanh giúp Grab củng cố hình ảnh thương hiệu “tử tế” với công chúng mục tiêu và tăng doanh thu.

  • Chiến lược gia tăng trải nghiệm khách hàng

Có thể thấy, Grab liên tục cập nhật và phát triển ứng dụng với các tính năng mới như “gộp đơn giao hàng”, đặt đồ ăn theo nhóm, tích hợp thanh toán, tối ưu hóa thuật toán định giá để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Tuy nhiên, thương hiệu vẫn còn chưa được đánh giá cao “sự tinh tế” so với các thương hiệu đối thủ như Be với các tính năng chăm sóc người dùng, điều mà nhiều khách hàng, đặc biệt là gen Z và Millennials đánh giá rất cao.

Tham khảo thêm:

Vì thế, thương hiệu có thể lắng nghe người tiêu dùng hơn, nâng cao các tính năng đi kèm trong dịch vụ và tăng tính tương tác trong trải nghiệm sử dụng đối với người dùng nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của họ.

Tạm kết

Như vậy, phân tích mô hình SWOT của Grab đã chứng minh được sự thành công của thương hiệu trong chặng đường chinh phục thị trường Việt Nam. Với vị thế hiện tại của mình, ma trận SWOT của Grab hoàn toàn có khả năng mở rộng dịch vụ và khai phá những “mỏ vàng mới” cho mình. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả