Hướng dẫn tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu chi tiết nhất

26/03/2023
4887

Việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu tương đối phức tạp do các mặt hàng này còn phải chịu thêm thuế nhập khẩu. Căn cứ xác định giá tính thuế cũng có sự khác nhau dựa trên từng mặt hàng và đặc điểm của cơ sở nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu một cách đầy đủ nhất.

1. Các mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết cho cuộc sống của con người hoặc gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người như: 

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền; 
  • Xăng các loại;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 

>> Xem chi tiết danh sách các mặt hàng chịu thuế tiêu đặc biệt.

Danh sách các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
Danh sách các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Tuy nhiên, cùng là các loại hàng hóa, dịch vụ trên nhưng có một số trường hợp cá biệt sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể sẽ được nêu trong phần tiếp theo.

2. Một số mặt hàng nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu không áp dụng cho các loại hàng hóa sau:

a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan tổ chức nhà nước, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; cụ thể là:

  • Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu  không phải nộp thuế nhập khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

e) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.

Hàng viện trợ nhân đạo từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB
Hàng viện trợ nhân đạo từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB

Xem chi tiết tại bài viết: Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

3. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu tuân theo công thức tính thuế TTĐB chung cho mọi loại hàng hoá, dịch vụ:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Thuế suất thuế TTĐB đã được quy định trong biểu thuế theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt – Luật số 70/2014/QH13, Luật 106/2016/QH13 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ.Trong đó:

  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hóa tại khâu nhập khẩu được tính theo công thức sau đây.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Nếu hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn giảm.

  • Sau khi nhập khẩu, nếu hàng hóa được bán ra trong nước hoặc sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất một hàng hóa khác cũng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và bán ra trong nước thì doanh nghiệp phải kê khai thuế TTĐB “đầu ra”. Lúc này, doanh nghiệp được khấu trừ thuế TTĐB đầu vào để xác định số thuế TTĐB phải nộp.
  • Với hàng tạm nhập – tái xuất theo quy định pháp luật, hoặc hàng hóa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng gia công, xuất khẩu thì được xem xét hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt với số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại khâu nhập khẩu được hạch toán vào giá gốc hàng nhập kho hoặc nguyên giá TSCĐ.

>> Xem chi tiết: Cách hạch toán thuế TTĐB chính xác

Ngoài thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu còn chịu thêm thuế GTGT. Thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được tính với giá tính thuế bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Bài tập thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Bài 1: Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ của công ty A nhập khẩu 900 lít rượu 42 độ để sản xuất 250.000 đơn vị sản phẩm X (X thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt), giá tính thuế nhập khẩu là 32.000đ/lít, thuế suất thuế nhập khẩu là 65%.

Đáp án:

Thuế nhập khẩu phải nộp = Giá tính thuế * thuế nhập khẩu = 900*32.000*65%= 18.720.000 (đồng)

Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ở khâu nhập khẩu = (Giá tính thuế + thuế nhập khẩu) * thuế suất thuế TTĐB = (900*32.000 + 18.720.000)*50%= 23.760.000 (đồng)

Bài 2: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Tính số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu bán ra trong nước.

Đáp án:

Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (1) = Giá CIF * Tỷ giá = 20.000 x 22.500= 450.000.000 (đồng)

Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) * Thuế suất thuế nhập khẩu = 315.000.000 (đồng)

Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ở khâu nhập khẩu (3) = (Giá tính thuế + thuế nhập khẩu) * thuế suất thuế TTĐB = ((1) + (2))* Thuế suất thuế TTĐB = 344.250.000 (đồng)

=> Thuế TTĐB đầu vào (4) = 344.250.000 đồng

Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (5) = Giá bán chưa thuế / (1 + thuế suất) = 1.164.712.500 / 1.45 = 803.250.000 (đồng)

Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước = (5) * Thuế suất thuế TTĐB = 361.462.500 (đồng)

=> Thuế TTĐB đầu ra (6) = 361.462.500 (đồng)

Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán trong nước = (6) – (4) = 17.212.500 (đồng)

Tạm kết

Trên đây là những thông tin quan trọng mà kế toán viên cần nắm được khi hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng xuất khẩu. Từ đó, chấp hành và vận dụng các quy định thuế một cách chính xác, hợp lý cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn ứng dụng các phần mềm kế toán để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Thuế là xu hướng tất yếu của hầu hết doanh nghiệp ngày nay. Trong phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán Thuế là một phần hành quan trọng đem đến giải pháp ưu việt giúp tự động hóa các nghiệp vụ liên quan đến thuế như: khấu trừ thuế, điều chỉnh tăng giảm thuế, kê khai và nộp thuế cho cơ quan Thuế. Nhờ đó mà hạn chế sai sót trong khâu tính toán và nâng cao hiệu suất làm việc cho kế toán viên mỗi kỳ lập báo cáo Thuế.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị Chủ doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm những lợi ích vượt trội như: 

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả