Công văn 954/CTBPH-TTHT chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập,các trung tâm đào tạo, dạy nghề

17/10/2024
197

Ngày 15/10/2024, Cục Thuế tính Bình Phước đã ban hành Công văn 954/CTBPH-TTHT  nhằm hướng dẫn chính sách thuế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các trung tâm đào tạo và dạy nghề.

Theo đó, Cục thuế tỉnh Bình Phước đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập, các trung tâm đào tạp và dạy nghề cần liên tục cập nhật chính sách thuế qua các thời kỳ và thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN, GTGT, TNDN, lệ phí Môn bài đối với các đơn vị và khoản thu từ học phí chính quy và các khoản thu khác theo đúng quy định của pháp luật thuế, cụ thể:

Về Đăng ký thuế: Các đơn vị chưa thực hiện đăng ký thuế thì cần thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại Luật Quản lý Thuế và Thông tư liên quan.

Về lệ phí Môn bài: Các đơn vị phải kê khai và nộp lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn.

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Thực hiện kê khai thuế TNCN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT):

  • Hoạt động dạy học và dạy nghề không chịu thuế GTGT.
  • Đối với các hoạt động khác có thu nhập chịu thuế GTGT, các đơn vị phải kê khai và nộp thuế đúng quy định, cụ thể:
    • Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có kỳ tính thuế từ tháng 01/2022 (hoặc Q1/2022) đến nay: Kê khai theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
    •  Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu có kỳ tính thuế từ tháng 01/2022 (hoặc Q1/2022) đến nay: Kê khai theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021 /TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vừa có hoạt động dạy học, dạy nghề (đối tượng không chịu thuế GTGT); vừa cung cấp các hàng hóa, dịch vụ khác ngoài hoạt động dạy học, dạy nghề nêu trên (đối tượng chịu thuế GTGT) thì phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

  • Đối với cơ sở giáo dục tính thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 và Khoản 1, Điều 3, Chương II, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định “thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp”.
  • Đối với cơ sở giáo dục tính thuế theo Phương pháp tỷ lệ trên doanh thu
    • Đối với kỳ tính thuế từ năm 2021: NNT thực hiện kê khai tờ khai quyết toán TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính (Tờ khai mẫu 04/TNDN).

Sử dụng hóa đơn: Các đơn vị phải lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ và tuân thủ thời điểm xuất hóa đơn theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Các đơn vị ngoài công lập: Về việc đăng ký, kê khai, nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT, Thu nhập cá nhân, thuế Thu nhập doanh nghiệp các đơn vị, trung tâm dạy học, dạy nghề ngoài công lập thực hiện như hướng dẫn đối với các đơn vị dạy học, dạy nghề công lập.

  • Trường hợp các đơn vị ngoài công lập đã thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán được thu nhập chịu thuế, chi phí thì thực hiện kê khai tờ khai quyết toán TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính (Tờ khai mẫu 03/TNDN)

Nội dung đầy đủ của Công văn như sau:

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ BÍNH PHƯỚC
Số: 954 /CTBPH-TTHT
V/v chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập,
các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Phước, ngày 15 tháng 10 năm 2024

Kính gửi:

– Các Đơn vị sự nghiệp công lập trong Lĩnh vực giáo dục & đào tạo.
– Các Trung tâm đào tạo dạy nghề Tư thục, Dân lập, Bán công trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Căn cứ Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông báo số 551/TB-VPCP ngày 28/11/2017 của Văn phòng chính phủ, để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục, dạy nghề công lập, bán công, tư thục trên địa bàn tỉnh Bình Phước cập nhật chính sách thuế qua các thời kỳ và thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN, GTGT, TNDN, lệ phí Môn bài đối với các đơn vị và khoản thu từ học phí chính quy và các khoản thu khác theo đúng quy định của pháp luật thuế, Cục Thuế tỉnh Bình Phước tổng hợp một số văn bản hướng dẫn kê khai, nộp thuế gửi các đơn vị, cụ thể như sau:

1. Đăng ký thuế.

Trường hợp các đơn vị chưa thực hiện việc đăng ký thuế cho tổ chức, chi nhánh phụ thuộc, cá nhân khai nộp thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công thì phải thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33 tại Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội khóa 14 và nội dung hướng dẫn cụ thể về đăng ký thuế tại Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính.

2. Quy định về lệ phí Môn bài.

Đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác thực hiện việc kê khai, nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016^của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại tiết c, khoản 1 Điều 4, Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016; Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09/7/2020 về việc hướng dẫn bổ sung một số Điều Thông tư 302/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính.

3. Quy định về thuế Thu nhập cá nhân.

Thực hiện việc khai thuế Thu nhập cá nhân theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 và quy định cụ thể về thuế Thu nhập cá nhân tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

4. Quy định về thuế Giá trị gia tăng.

4.1. Về đối tượng chịu thuế.

Tại Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội quy định:

“...Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Tại Điều 2 Chương I Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng chịu thuế GTGT:

“...Điều 2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tố chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dân tại Điều 4 Thông tư này. ”

4.2. Về đối tượng không chịu thuế.

Tại Khoản 13, Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội quy định:

“…Điều 5. Đối tượng không chịu thuế.

…13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật…”

Tại Khoản 13 Điều 4 Chương I Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định hoạt động dạy học, dạy nghề thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

…13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.”

4.3. Quy định về nguyên tắc kê khai thuế GTGT.

Căn cứ Khoản 1, Điều 42, Chương IV Luật quản lý số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội quy định:

“Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế.

1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mâu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.”

4.4. Quy định về tờ khai thuế GTGT.

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, cơ sở giáo dục đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT phù hợp theo quy định.

Việc kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản thu từ học phí chính quy tại các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo các quy định sau:

– Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Đối với kỳ tính thuế từ tháng 01/2022 (hoặc Q1/2022) đến nay: Kê khai theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

+ Đối với kỳ tính thuế từ tháng 01/2022 (hoặc Q1/2022) đến nay: Kê khai theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021 /TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vừa có hoạt động dạy học, dạy nghề (đối tượng không chịu thuế GTGT); vừa cung cấp các hàng hóa, dịch vụ khác ngoài hoạt động dạy học, dạy nghề nêu trên (đối tượng chịu thuế GTGT) thì phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT.

Tuy nhiên trên thực tế các trường có thể có nhiều các khoản thu khác nhau, trong đó có các khoản thu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Do đó đề nghị các trường lưu ý: Trong trường hợp ngoài khoản thu từ học phí, nếu đơn vị phát sinh các khoản thu khác chịu thuế GTGT thì đơn vị vẫn phải kê khai thuế GTGT. Trong đó khoản thu từ học phí được kê khai vào chỉ tiêu doanh thu không chịu thuế trên Tờ khai thuế GTGT.

5. Quy định về thuế Thu nhập doanh nghiệp.

5.1. Người nộp thuế.

Tại Điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định:

“…Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

…d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập…”

5.2. Thu nhập chịu thuế TNDN.

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định:

“…Điều 3. Thu nhập chịu thuế

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này…”

5.3. Phương pháp tính thuế.

– Tại Khoản 1, khoản 5 Điều 3, Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“… Điều 3. Phương pháp tính thuế.

1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

(Thu nhập tính thuế

Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)

X

Thuế suất thuế TNDN

 

…5. Đơn vị sự nghiệp, tố chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tỉnh theo tỷ lệ% trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%. ”

“Điều 4. Xác định thu nhập tính thuế.

1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miên thuế và các khoản lô được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập được miên thuế

+

Các khoản l được kết chuyển theo quy định

2. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu

Chi phí được trừ

+

Các khoản thu nhập khác

5.4. Quy định về tờ khai thuế TNDN.

– Đối với cơ sở giáo dục tính thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 và Khoản 1, Điều 3, Chương II, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định “thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp”.

– Đối với cơ sở giáo dục tính thuế theo Phương pháp tỷ lệ trên doanh thu

+ Đối với kỳ tính thuế từ năm 2021: NNT thực hiện kê khai tờ khai quyết toán TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính (Tờ khai mẫu 04/TNDN)

5.5. Các văn bản pháp luật khác đối với khoản thu học phí của cơ sở giáo dục.

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019:

+ Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 99:

“Điều 99. Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo

1. Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

2. Chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục. ”

+ Tại Điều 101:

Điều 101. Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục

1. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

– Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (hiệu lực từ ngày 01/01/2013) quy định:

+ Tại khoản 3 Điều 19:

“Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

…3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

….c) Định khung giá và mức giá cụ thể đổi với:

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;”

  • Thông báo số 551/TB-VPCP ngày 28/11/2027 của Văn phòng chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng chính phủ Vương Đình Huệ:

“1. Thuế đổi với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế”.

6. Quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ.

– Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua …”

– Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm

xuất hóa đơn như sau: “….2. Thời điểm lập hóa đơn đổi với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.”

7. Đối với các đơn vị ngoài Công lập.

Đối với các đơn vị đào tạo, dạy nghề ngoài công lập thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định của Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập thì cơ sở ngoài công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 53/2006/NĐ-CP là các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Về việc đăng ký, kê khai, nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT, Thu nhập cá nhân, thuế Thu nhập doanh nghiệp các đơn vị, trung tâm dạy học, dạy nghề ngoài công lập thực hiện như hướng dẫn đối với các đơn vị dạy học, dạy nghề công lập.

Trường hợp các đơn vị ngoài công lập đã thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán được thu nhập chịu thuế, chi phí thì thực hiện kê khai tờ khai quyết toán TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính (Tờ khai mẫu 03/TNDN)

8. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn và phí, lệ phí.

Trường hợp các đơn vị vi phạm trong việc thực hiện việc đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, phí, không sử dụng hóa đơn chứng từ khi cung cấp hàng hóa dịch vụ thì sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ; quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.

Đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực dạy nghề khác thực hiện đăng ký, kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đúng theo các văn bản quy định pháp luật về thuế, phí, hóa đơn chứng từ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu gắp vướng mắc về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế đề nghị các đơn vị liên hệ trực tiếp với các Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Phòng Kê Khai & kế toán thuế hoặc qua số liên lạc 02713.879193 (TTHT) và số điện thoại 02713.870909 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Cục Thuế thông báo đến các đơn vị biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND tỉnh (báo cáo);
– UBND các huyện, thị, tp (phối hợp);
– Thanh tra tỉnh BP (phối hợp);
– Sở Tài chính, Sở Lao động TB&XH,
– Sở Giáo dục & đào tạo, Sở Giao thông VT,
– Liên Đoàn lao động tỉnh (phối hợp);
– Các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc;
– Đài PTTH&Báo BP (phối hợp tuyên truyền);
– Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy (phối hợp tuyên truyền);
– Trang website Cục Thuế;
– Lưu: VT, TTH

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Tạ Hoàng Giang

 

MISA không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán, mà còn phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính toàn diện, đơn giản, thông minh và chính xác với các tính năng như:

  • Hệ sinh thái kết nối: MISA AMIS kết nối đồng bộ với các phần mềm khác trong hệ sinh thái MISA, như phần mềm bán hàng, nhân sự và quản lý tài sản, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý mọi hoạt động kinh doanh từ một nền tảng duy nhất.
  • Tự động nhập liệu: Phần mềm tích hợp công nghệ OCR và kết nối ngân hàng để tự động nhập liệu hóa đơn, chứng từ và giao dịch ngân hàng, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian cho kế toán viên.
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: MISA AMIS hỗ trợ toàn diện các nghiệp vụ kế toán như lập và theo dõi báo cáo tài chính, quản lý công nợ, tính lương, quản lý thuế và các nghiệp vụ khác, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.

Đăng ký nhận tư vấn và dùng thử miễn phí 15 ngày tại đây

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả