Nâng cao khả năng phục hồi kinh doanh bằng kế hoạch tài chính chủ động

08/01/2021
907

Về cơ bản, có lẽ tình hình sẽ khó mà trở lại trạng thái bình thường như trước. Thực tế, tình hình có thể diễn biến hoàn toàn ngược lại. Nhưng giữa bộn bề những đổi thay, có một điều sẽ luôn không thay đổi các CFO trong các tổ chức có báo cáo tài chính mạnh và dự trữ thanh khoản vững sẽ có nhiều khả năng nắm bắt được cơ hội để đột phá, cải tiến và tận dụng cơ hội tăng trưởng qua hoạt động mua bán sáp nhập để vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, và tăng trưởng nhanh hơn, vững chãi hơn trong giai đoạn phục hồi.

1. Quản lý khủng hoảng để nâng cao khả năng phục hồi

Covid-19 đã tác động tới tất cả các ngành trên thị trường và tùy theo mức độ bị gián đoạn cũng như cơ hội của từng ngành mà mức độ ưu tiên trong việc phát triển doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Mức độ tái ưu tiên tập trung ở các ngành du lịch lữ hành, nghệ thuật và giải trí, trung tâm thể dục thể thao, bán lẻ, bất động sản thương mại, sản xuất với các hoạt động cụ thể là:

  • Giảm thiểu chi phí
  • Tập trung vào hiệu quả
  • Chuyển các sáng kiến đột phá sang các sáng kiến cốt lõi

Mức độ nhảy vọt tập trung vào ngành chăm sóc sức khỏe, ẩm thực & khách sạn – nhà hàng, giáo dục, siêu thị & tạp hóa với các hoạt động cụ thể là:

  • Đầu tư vào mô hình kinh doanh mới
  • Tập trung vào các sáng kiến chuyển đổi và mang tính đột phá để tăng trường

Mức độ ổn đinh tập trung ở các ngành xây dựng, truyền hình & truyền thông, viễn thông, nông nghiệp với hoạt động cốt lõi là duy trì các chiến lược đầu tư hiện tại và cải thiện các hoạt động cốt lõi.

Mức độ tăng tốc tập trung vào các ngành dược phẩm, dịch vụ giao thông cùng công nghệ thông tin với các hoạt động chính là:

  • Tạm dừng các sáng kiến chuyển đổi
  • Tăng cường đầu tư vào tăng trưởng cốt lõi
  • Mua bán sáp nhập

2. CFO trong khủng khoảng: chủ động lập kế hoạch để nâng cao khả năng phục hồi

Những cuộc phỏng vấn gần đây của Deloitte cho thấy đại dịch đã làm nổi bật lên vai trò của CFO trong khó khăn như thế nào, phản ứng của Ban giám đốc điều hành với tình hình bất ổn và quan trọng hơn cả là định ra 5 việc cần làm ngay.

Tái định hình và hiệu chỉnh lại mô hình kinh doanh cho phù hợp tình hình mới bao gồm: đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm dịch vụ , xác định lại mục tiêu về hàng tồn kho, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, tăng cường các kênh phân phối, tăng cường khả năng phục hồi cho cuỗi cung ứng.

Đầu tư vào chuyển đổi số bao gồm tăng tốc tư duy “chuyển đổi số”, xác định những lợi ích tổng thể cho cả doanh nghiệp, tăng cường lập kế hoạch cho báo cáo và các kịch bản có thể xảy ra; cuối cùng là tăng cường tầm quan trọng của các công cụ phân tích.

Xác định lại phương thức tổ chức công việc trong tương lai bao gồm rà xoát lại môi trường làm việc, đánh giá lại khả năng của đội ngũ nhân viên, xem xét cách thức tổ chức công việc và cuối cùng là tăng cường kỹ năng và sự kết hợp giữa các bộ phận.

Tăng cường khả năng chống chịu với các rủi ro và rủi ro an ninh mạng bao gồm báo cáo tài chính, rủi ro tài chính và tín dụng và cuối cùng là gian lận và rủi ro an ninh mạng.

Tái cấu trúc để duy trì sự phù hợp với tình hình và năm bắt cơ hội M&A (mua bán, sáp nhật doanh nghiệp).

Những điều quan trọng mà các CFO cần lưu ý là:

  • Triển khai lên kế hoạch tài chính
  • Rà soát lại các nguồn lực hiện tại và các bên liên quan
  • Định hình lại và mở rộng khả năng kỹ thuật số trong toàn tổ chức
  • Tìm hiểu các khái niệm và mô hình công việc, lực lượng lao động và môi trường công tác, để tăng cường tính tinh gọn và đảm bảo đội ngũ nhân tài luôn được trang bị các bộ kỹ năng, công cụ kỹ thuật số phù hợp nhất để luôn vượt trội trong điều kiện “bình thường mới”.

Anh chị có thể tìm đọc thêm các nội dung về quy trình lập kế hoạch tài chính hay download mẫu kế hoạch tài chính bằng excel tại đây.

Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của Deloitte được trình bày tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2020 với sự tham gia của hơn 500 CEO, CFO khắp cả nước. Như anh chị thấy, bài nghiên cứu này đề cập rất nhiều lần đến việc mở rộng tư duy chuyển dịch số và áp dụng công nghệ chuyển đổi số để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Vậy, những công nghệ nào có thể áp dụng vào quản lý tài chính – kế toán ở doanh nghiệp?

Theo xu hướng hội tự dữ liệu hiện nay, các nền tảng (platform) sẽ thay thế cho phần mềm đơn lẻ bởi khả năng kết nối linh hoạt, chia sẻ nhanh chóng của nó. Từ đó tạo ra hệ sinh thái tài chính hoàn hảo cho doanh nghiệp đảm bảo công việc vận hành thông suốt mà tiết kiệm được thời gian và chi phí nhiều nhất.

Phần mềm kế toán online AMIS trong nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu điểm sau:

  • Phần mềm có chi phí phù hợp với doanh nghiệp Việt từ quy mô nhỏ đến lớn
  • Phần mềm tuân thủ mọi quy định của luật pháp Việt Nam về việc quản lý tài chính – kế toán
  • Kết nối linh hoạt với các nghiệp vụ khác trong cùng nền tảng như hóa đơn điện tử, chữ ký số để luân chuyển dữ liệu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức của bộ phận kế toán
  • Sẵn sàng kết nối với bên thứ ba để rút ngắn thời gian giao dịch như Tổng cục Thuế hay ngân hàng điện tử tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.


Mời anh chị xem video giới thiệu tính năng của phần mềm kế toán online

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, tài chính là xu thế tất yếu khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu bước vào giai đoạn 2 và dịch bệnh vẫn chuyển biến phức tạp. Việc số hóa hoạt động quản trị tài chính, kế toán sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết nhiều bài toán khó với chi phí tối ưu nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả