Kế toán cho giám đốc Kế toán quản trị Quản trị tài chính là gì? Tổng quan về hoạt động tài...

Quản trị tài chính nghe qua có vẻ đơn giản là quản lý dòng tiền vào ra nhưng sự thực, hầu hết các giám đốc đều chưa biết cách quản lý tài chính hiệu quả.

I. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.

Quản trị tài chính doanh nghiệp từ xưa đã gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của người quản lý doanh nghiệp bởi quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính hoạt động tương tự như một Giám đốc Tài chính cung cấp các số liệu về dòng tiền, chi phí, lợi nhuận, tồn kho, hàng hóa…cho CEO. Anh/ chị có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết về phần mềm quản lý tài chính – kế toán tốt nhất hiện nay tại đây.

II. Mục tiêu của quản lý tài chính

Quản trị tài chính nghĩ rộng ra là việc kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp và việc phân bổ các nguồn tài chính sao cho phù hợp. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường đề ra hai mục tiêu cơ bản.

– Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có lãi hay không? Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thì chưa hẳn đánh giá được giá trị của cổ đông doanh nghiệp, chỉ tiêu này không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được lợi nhuận cực đại. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp rồi dùng số tiền huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia tăng tuy nhiên lợi nhuận trên vốn cổ phần giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng. Do đó, cần bổ sung thêm chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.

– Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần: Mục tiêu này có thể bổ sung hạn chế trên của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như không xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và yếu tố rủi ro. Vì vậy mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là mục tiêu thích hợp nhất của quản trị tài chính công ty vì nó chú ý nhiều yếu tố như độ dài thời gian, rủi ro, chính sách cổ tức và những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

 

III. 7 chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là 1 trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.
Nếu xét riêng về chức năng của quản trị tài chính, có thể xét đến 7 chức năng sau:

1. Ước tính các yêu cầu về vốn

Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.

2. Xác định thành phần vốn

Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.

3. Lựa chọn nguồn vốn

Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:
• Phát hành cổ phiếu và trái phiếu
• Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính
• Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu
Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và thời gian tài trợ.

4. Đầu tư của các quỹ

Người quản lý phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.

5. Quăng bỏ thặng dư

Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có thể được thực hiện theo 2 cách dưới đây:
• Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng.
• Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty.

6. Quản lý tiền mặt

Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu…

7. Kiểm soát tài chính

Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…

V. Các mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính có nhiều mức độ khác nhau tương ứng là nội dung quản lý, công cụ hỗ trợ cũng khác nhau.

  • Mức thô sơ: Mục đích là để lập hóa đơn tài chính hoặc báo cáo thuế
  • Mức căn bản: Đưa ra tất cả các báo cáo tài chính và quản trị theo yêu cầu kiểm toán đòi hỏi hoặc nhu cầu quản lý căn bản của doanh nghiệp liên quan đến tiền hàng.
  • Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây/ di động). Có khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu lớn và bảo vệ an toàn dữ liệu gần như tuyệt đối.

Trong đó, công cụ excel có thể đáp ứng linh hoạt mức quản lý thô sơ và căn bản nhưng cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức. Ở mức nâng cao, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng đến các phần mềm kế toán độc lập hoặc được tích hợp trong phần mềm erp để làm việc hiệu quả hơn, nhanh chóng và chính xác hơn.

VI. 4 vấn đề khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính thực tế gặp phải không ít khó khăn từ việc dữ liệu không chính xác, thiếu nhân sự đến công cụ hạn chế…

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý tuyển dụng AMIS

Theo khảo sát, có 4 khó khăn điển hình nhất trong công việc quản lý tài chính là:

  • Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.
  • Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.
  • Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.
  • Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Những khó khăn này đều có thể giải quyết dễ dàng bằng phần mềm kế toán online có kết hợp quản lý thu chi nội bộ.

Tìm hiểu phần mềm kế toán online tại đây

(Bài viết có sự tham khảo từ Tạp chí tài chính)

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]