Kiến thức Chuyển đổi số Số hóa hồ sơ là gì? Quy trình 5 bước số hóa...

Hồ sơ, tài liệu được quản lý sai có thể gây khó khăn trong truy cập thông tin, ảnh hưởng đến hiệu suất đội ngũ, hiệu quả công việc. Chưa kể chi phí để quản lý, lưu trữ không hề nhỏ. Lúc này, số hóa hồ sơ trở thành chiến lược quan trọng để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh trong thời đại số.

Vậy số hóa hồ sơ là gì? Doanh nghiệp cần số hóa hồ sơ như thế nào để quá trình này đem lại hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Số hóa hồ sơ là gì? 

Số hóa hồ sơ là gì? 
Số hóa hồ sơ là gì?

Số hóa hồ sơ là một trong các hình thức số hóa trong doanh nghiệp. Đó là quá trình chuyển đổi giấy tờ, tài liệu, hình ảnh và các loại hồ sơ khác từ dạng vật lý như giấy sang dạng số để lưu trữ, quản lý trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy chủ, hoặc trên đám mây. 

Số hóa hồ sơ giúp cải thiện khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin, tăng cường bảo mật, giảm chi phí lưu trữ vật lý và hỗ trợ việc chia sẻ thông tin một cách dễ dàng.

2. Tại sao doanh nghiệp nên số hóa hồ sơ ngay từ bây giờ?

Tại sao doanh nghiệp nên số hóa hồ sơ ngay từ bây giờ?
Tại sao doanh nghiệp nên số hóa hồ sơ ngay từ bây giờ?

Quá trình xử lý hồ sơ chậm, chi phí quản lý và lưu trữ lớn, khách hàng thất vọng, hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng,… là những điều đang chờ đợi doanh nghiệp của bạn nếu hồ sơ, tài liệu được quản lý sai.

Nhiều doanh nghiệp đang đánh giá lại nhu cầu lưu trữ hồ sơ, tài liệu vật lý ở thời điểm hiện tại và tương lai cũng như khả năng mà số hóa có thể giúp tối ưu hoạt động để đưa ra hành động kịp thời.

Bằng cách số hóa hồ sơ ngay từ bây giờ, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa hoạt động hiện tại mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và đổi mới trong tương lai.

  • Cải thiện hiệu suất và năng suất: Số hóa hồ sơ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thời gian tìm kiếm và truy cập thông tin, từ đó nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc của nhân viên.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc giảm sử dụng giấy tờ và không gian lưu trữ vật lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí. Ngoài ra, số hóa còn giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc sao chụp, gửi và lưu trữ tài liệu.
  • Tăng cường bảo mật: Hồ sơ số có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa, quản lý quyền truy cập và sao lưu dữ liệu. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng hoặc truy cập trái phép so với hồ sơ giấy.
  • Linh hoạt tiếp cận thông tin: Số hóa hồ sơ cho phép nhân viên tiếp cận thông tin mọi lúc, mọi nơi, qua nhiều thiết bị khác nhau, hỗ trợ làm việc từ xa và tăng cường khả năng phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp trước các thay đổi.
  • Bảo vệ môi trường: Giảm sử dụng giấy tờ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải và các tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Nâng cao khả năng phục hồi: Hệ thống hồ sơ số có thể được sao lưu dễ dàng và lưu trữ tại nhiều địa điểm, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau các sự cố như hỏa hoạn, lũ lụt hoặc hư hỏng thiết bị.

3. Quy trình 5 bước số hóa hồ sơ

Quy trình 5 bước số hóa
Quy trình 5 bước số hóa hồ sơ

Dưới đây là các bước đơn giản để doanh nghiệp số hóa toàn bộ hồ sơ và chuyển sang văn phòng không giấy tờ một lần và mãi mãi.

3.1. Xác định phạm vi số hóa hồ sơ

Trước khi có kế hoạch số hóa, doanh nghiệp cần có cái nhìn toàn cảnh về môi trường hồ sơ vật lý của mình. Điều này bao gồm khối lượng hồ sơ, vị trí của chúng, các yêu cầu tuân thủ,… Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra những câu hỏi sau.

– Vị trí

Hồ sơ của doanh nghiệp có đang được lưu trữ trong tủ hồ sơ không? Tất cả chúng đều có sẵn tại trụ sở công ty hay tại các cơ sở lưu trữ, chi nhánh khác?

– Khối lượng

Bạn có ước tính chính xác về khối lượng hồ sơ bạn có trong kho không? Theo nguyên tắc chung, một thùng đựng hồ sơ (bankers box) hoặc một mét vuông tuyến tính (gần bằng một ngăn kéo tủ đựng hồ sơ) chứa được khoảng 1.800 trang.

– Mức độ sử dụng

Những hồ sơ này có đang được sử dụng bởi bất kỳ ai trong tổ chức không? Khối lượng có thể được tái chế? Những tài liệu quan trọng nào nên được số hóa dưới định dạng kỹ thuật số? Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc sắp xếp chúng phù hợp với các phòng ban hoặc chức danh chính.

Sau đó, phân đoạn tất cả các tài liệu cho phù hợp. Hãy lưu ý các số liệu, thời gian, tầm quan trọng, v.v.. Bạn nên để riêng những tài liệu đó với những tài liệu có giấy tờ bị mờ, hư hỏng.

– Yêu cầu tuân thủ

Có bất kỳ yêu cầu tuân thủ nào cần phải tuân thủ trong quá trình này không? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tiêu chuẩn quản lý chặt chẽ hơn, chẳng hạn như tài chính hoặc bảo hiểm. Nếu một tài liệu sẽ được sử dụng trong nhiều trường hợp pháp lý hoặc làm bằng chứng thì tài liệu đó phải tuân thủ các quy định về bảo mật, lưu trữ.

3.2. Sắp xếp và chuẩn bị các tập tin để scan

Bước tiếp theo là scan tài liệu và chuyển đổi chúng sang định dạng kỹ thuật số. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị quét chuyên dụng, chẳng hạn như máy quét hình phẳng hoặc máy quét dạng tờ, hoặc sử dụng phần mềm chuyên dụng và máy quét văn phòng tiêu chuẩn.

Nếu số lượng hồ sơ tương đối nhỏ và doanh nghiệp có đủ nguồn lực, kỹ năng và quy trình sẵn có thì bạn có thể số hóa hồ sơ nội bộ. Mặt khác, nếu khối lượng hồ sơ lớn, doanh nghiệp nên cân nhắc số hóa theo lộ trình hoặc tìm đến một bên thứ ba.

3.3. Quyết định định dạng

Quyết định định dạng trong quá trình số hóa hồ sơ là bước quan trọng để đảm bảo tài liệu số hóa đáp ứng các yêu cầu về khả năng truy cập, bảo mật và lưu trữ. 

Doanh nghiệp cần xác định mục đích sử dụng và yêu cầu bảo mật của tài liệu, sau đó chọn định dạng phù hợp. Ví dụ, PDF cho văn bản, JPEG hoặc PNG cho hình ảnh. Định dạng này cần đảm bảo tương thích với hệ thống IT hiện tại và dễ truy cập cho người dùng. 

3.4. Quyết định cách lưu trữ và quản lý dữ liệu kỹ thuật số

Hồ sơ, tài liệu sau khi đã được số hóa cần được lưu trữ trong hệ thống dựa trên đám mây hoặc máy chủ nội bộ. Và hệ thống này sẽ được sử dụng để quản lý các hồ sơ đã được scan hoặc các hồ sơ đi, đến mới của doanh nghiệp. 

Nếu chưa có giải pháp quản lý hồ sơ, văn thư cho doanh nghiệp, dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn:

– Sự phức tạp của môi trường thông tin doanh nghiệp

Doanh nghiệp có một số phòng ban mà mỗi phòng cần kho lưu trữ riêng hay sở hữu quy mô nhỏ, chỉ cần một nơi duy nhất để lưu trữ thông tin? Khối lượng và độ phức tạp của việc lưu trữ càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng cần một nền tảng phức tạp hơn.

– Yêu cầu về Metadata

Metadata cung cấp thông tin mô tả và phân loại cho tài liệu, bao gồm tiêu đề, tác giả, ngày tạo và từ khóa. Nó giúp cải thiện khả năng tìm kiếm, truy xuất tài liệu, quản lý quyền truy cập và phiên bản của tài liệu. 

Metadata cũng cần tuân thủ các quy định về bảo mật và quản lý dữ liệu, như GDPR, đồng thời hỗ trợ tích hợp và liên kết giữa các tài liệu liên quan.

– Kiểm soát quyền truy cập

Doanh nghiệp có yêu cầu các biện pháp nâng cao để cấp quyền truy cập vào tài liệu? Đối với các tổ chức có chính sách quản trị chặt chẽ hơn đang muốn bảo vệ thông tin nhạy cảm, hãy cân nhắc lựa chọn hệ thống AMIS Văn thư với các biện pháp kiểm soát tích hợp.

3.5. Lập kế hoạch chuyển đổi việc tạo và lưu trữ hồ sơ sau này

Nói một cách đơn giản, đây là cách xác định việc doanh nghiệp sẽ quản lý các tài liệu giấy được tạo từ giờ trở đi để ngăn chặn việc tạo ra các hồ sơ, tài liệu giấy mới.

Đối với một số tổ chức, điều này đơn giản như tuyên bố rằng mọi hồ sơ mới sẽ được tạo với định dạng ở dạng kỹ thuật số và lưu trữ tại hệ thống quản lý văn bản của doanh nghiệp. Điều này sẽ giảm thiểu được việc phải scan hay quản lý các hồ sơ giấy trong tương lai đồng thời khuyến khích nhân viên làm quen với việc lưu tài liệu ở một hệ thống tập trung. 

4. Giải pháp số hóa hồ sơ hiệu quả và tiết kiệm

AMIS Văn thư là giải pháp giúp số hóa quản lý và sắp xếp, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, văn bản chính thức của doanh nghiệp một cách đơn giản, thông minh và khoa học. Chỉ với một phần mềm duy nhất, doanh nghiệp có thể:

  • Quản lý hồ sơ điện tử: AMIS Văn thư cho phép người dùng tạo, lưu trữ và quản lý hồ sơ điện tử, thay thế cho việc sử dụng hồ sơ giấy truyền thống.
  • Quản lý quy trình lưu thông hồ sơ, tài liệu: AMIS Văn thư hỗ trợ quản lý quy trình lưu thông tài liệu, từ việc tạo, phê duyệt, đến phát hành và lưu trữ.
  • Nắm bắt tình trạng công văn dễ dàng: Mỗi công văn luôn ghi nhận trạng thái và người đang xử lý giúp nắm rõ tình trạng công văn đang được xử lý đến đâu và bởi ai. Tính năng lịch sử hoạt động giúp dễ dàng theo dõi quá trình xử lý của công văn.
  • Dễ dàng tìm kiếm hồ sơ bằng cách lọc theo nhiều tiêu chí: Tên công văn, nơi gửi, ngày đến, ngày đi của công văn,… giúp rút ngắn quá trình tìm kiếm.
  • Báo cáo trực quan: Cho thấy cái nhìn tổng quan về số lượng hồ sơ cần xử lý, đang xử lý, đã xử lý để kịp thời theo dõi, sắp xếp công việc thực hiện.
  • Bảo mật và quản lý quyền truy cập: Cung cấp các tính năng bảo mật và quản lý quyền truy cập, đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào tài liệu nhạy cảm.

Nhờ những chức năng này, AMIS Văn thư trở thành công cụ hữu ích cho các tổ chức trong việc chuyển đổi từ hệ thống quản lý tài liệu truyền thống sang mô hình số hóa, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và nâng cao năng suất làm việc.

CTA trải nghiệm ngay

5. Tạm kết

Số hóa hồ sơ không chỉ là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số mà còn là một bước tiến cần thiết để tối ưu hóa quản lý và hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng, với quy trình số hóa hồ sơ trên, doanh nghiệp của bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực, mà còn cải thiện khả năng truy cập và bảo mật thông tin. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]