MISA AMIS WeSign đáp ứng đầy đủ các loại hình chữ ký với đa dạng hình thức bảo mật

21/12/2023
604

MISA AMIS WeSign là một giải pháp ký điện tử đa dạng và bảo mật, có thể sử dụng nhiều loại chữ ký như chữ ký điện tử, chữ ký số,… Ngoài ra, MISA AMIS WeSign tích hợp các biện pháp bảo mật giúp tăng tính định danh và chống chối bỏ trên Hợp đồng điện tử. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, MISA AMIS WeSign là lựa chọn hàng đầu cho việc ký điện tử an toàn và thuận tiện.

I. MISA AMIS WeSign đáp ứng 5 loại hình chữ ký 

1. Ký điện tử

“Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lôgic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.”

(Theo quy định tại khoản 11, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử năm 2023)

Sử dụng chữ ký điện tử giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến; mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Rút ngắn thời gian: Các hoạt động giao dịch, ký kết được rút ngắn thời gian và hiệu quả.
  • An toàn – bảo mật danh tính cao: Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được bảo mật an toàn hơn việc ký kết bằng tay. Không thể giả mạo chữ ký điện tử.
  • Đa dạng và linh hoạt cách thức: Bạn có thể ký kết tại bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Ngay cả trên máy tính hoặc điện thoại di động,… bằng giải pháp ký số từ xa.
  • Rút gọn quy trình chứng nhận giấy tờ: Giúp quy trình lập – chuyển – nhận giấy tờ/ tài liệu/ hồ sơ cho khách hàng, đối tác, cơ quan nhanh chóng và hiệu quả tốt nhất.
  • Quy trình nộp thuế đơn giản: Các doanh nghiệp có thể kê khai, nộp thuế online dễ dàng mà không cần phải in các giấy tờ phức tạp hay cần phải đón dấu.

Chữ ký điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính bảo mật và hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số, đồng thời mang lại sự tin cậy và xác thực trong các hoạt động trực tuyến.

2. Ký điện tử xác thực bằng pass code

Hình thức ký điện tử xác thực bằng pass code là một phương pháp được sử dụng để xác minh danh tính và đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin trong môi trường điện tử. Pass code là một chuỗi các ký tự (thường là số hoặc chữ) được sử dụng như mật khẩu để truy cập vào một hệ thống hay tài khoản cụ thể.

Quá trình ký điện tử xác thực bằng passcode thường bao gồm các bước sau:

  • Đăng ký: Người dùng cần đăng ký tài khoản và cung cấp thông tin cá nhân cần thiết. Trong quá trình này, họ sẽ chọn một passcode để sử dụng cho việc xác thực.
  • Tạo passcode: Người dùng sẽ tạo một passcode bằng cách chọn một chuỗi ký tự theo yêu cầu của hệ thống. Passcode thường có độ dài tối thiểu và yêu cầu một số yếu tố như chữ hoa, chữ thường, và ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật.
  • Lưu trữ passcode: Passcode được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống mà người dùng đã đăng ký. Thông thường, passcode được lưu dưới dạng một mã hóa không thể đảo ngược để bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
  • Xác thực: Khi người dùng muốn truy cập vào tài khoản hoặc thực hiện một giao dịch đặc biệt, họ sẽ được yêu cầu nhập passcode của mình. Hệ thống sẽ so sánh passcode nhập vào với passcode đã lưu trữ để xác định tính hợp lệ và quyền truy cập.
  • Bảo mật: Để đảm bảo tính bảo mật, passcode không nên được chia sẻ với người khác và nên được thay đổi định kỳ. Ngoài ra, nếu một passcode bị lộ, người dùng nên thông báo cho quản trị viên hệ thống để có biện pháp bảo vệ khác.

Hình thức ký điện tử xác thực bằng passcode có ưu điểm là dễ sử dụng và tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng passcode có thể bị đánh cắp hoặc bị tấn công bằng phần mềm độc hại. Do đó, việc kết hợp với các biện pháp bảo mật khác như xác thực hai yếu tố (2FA) hoặc sử dụng mã OTP (One-Time Password), xác thực eKYC là khuyến nghị để tăng cường tính bảo mật.

3. Ký điện tử xác thực bẳng OTP

Ký điện tử bằng OTP (One-Time Password) là một phương pháp ký điện tử sử dụng mã OTP để xác thực và xác nhận các tài liệu và giao dịch trên môi trường điện tử. Mã OTP là một mã số duy nhất và chỉ có thể sử dụng một lần, được tạo ra thông qua một thiết bị hoặc ứng dụng di động.

Quá trình ký điện tử bằng OTP thường bao gồm các bước sau:

  • Người dùng khởi tạo hoặc mở tài liệu hoặc giao dịch cần ký điện tử trên môi trường điện tử.
  • Hệ thống tạo ra một mã OTP duy nhất và gửi nó đến thiết bị hoặc ứng dụng di động đã đăng ký trước đó của người dùng.
  • Người dùng nhập mã OTP nhận được vào hệ thống ký điện tử.
  • Hệ thống xác minh tính chính xác và hợp lệ của mã OTP và tiến hành ký điện tử.
  • Kết quả ký điện tử được ghi lại và xác thực bằng chữ ký điện tử hoặc hình thức ký khác.

Ký điện tử bằng OTP mang đến một số ưu điểm:

  • Mã OTP chỉ có thể sử dụng một lần và có giới hạn thời gian hiệu lực, làm tăng tính bảo mật. Ngoài ra, việc sử dụng mã OTP yêu cầu người dùng có thiết bị hoặc ứng dụng di động riêng, làm tăng tính xác thực và ngăn chặn việc truy cập trái phép. Hơn nữa, quá trình ký điện tử bằng OTP thường đơn giản và tiện lợi cho người dùng, không yêu cầu sự phức tạp trong việc sử dụng công nghệ mã hóa.
  • Ký điện tử bằng OTP được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ngân hàng, giao dịch trực tuyến, chữ ký điện tử cá nhân và trong việc xác thực các giao dịch quan trọng và nhạy cảm trên môi trường kỹ thuật số. Đây là một giải pháp an toàn và hiệu quả để tăng cường tính bảo mật và xác thực trong các hoạt động trực tuyến.

4. Ký điện tử xác thực bằng eKYC

eKYC (viết tắt của electronic Know Your Customer), là hình thức định danh và xác thực khách hàng thông qua việc ứng dụng công nghệ để xác thực danh tính của khách hàng, dựa trên các dữ liệu thu thập được là hình ảnh, video chân dung khách hàng và giấy tờ tùy thân của khách hàng như CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu và được đối chiếu với các cơ sở dữ liệu để xác nhận danh tính của khách hàng. 

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào khẳng định rõ ràng về mức độ pháp lý của chữ ký điện tử. Việc không có đủ thông tin và quy định về chữ ký điện tử khiến khách hàng không tin tưởng về giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử được ký bằng loại chữ ký này. 

Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ eKYC vào việc ký kết hợp đồng điện tử sẽ giải quyết khó khăn nói trên và mang lại nhiều lợi ích như:

  • Định danh, xác thực chính xác chủ thể ký tài liệu: Đảm bảo giấy tờ tùy thân hợp lệ, không bị giả mạo. Đảm bảo khuôn mặt khớp với giấy tờ & người ký là thực thể sống, có mặt tại thời điểm xác minh. Đảm bảo thông tin người ký khớp với thông tin người gửi tài liệu đã khai báo. eKYC là công nghệ xác thực có độ chính xác cao nhất hiện nay (99%).
  • Chống chối bỏ cho người ký: WeSign sẽ lưu lại toàn bộ bằng chứng về người ký trong quá trình xác thực eKC & cung cấp cho khách hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp, bao gồm: Ảnh CCCD/CMND/Hộ chiếu; Ảnh/Video xác thực khuôn mặt. Các bằng chứng này không thể thay thế, cũng không thể xóa bỏ. Người ký không thể phủ nhận giao dịch mình đã ký kết.
  • Đảm bảo tính bảo mật cho hợp đồng điện tử: Nếu công nghệ eKYC phát hiện thông tin không hợp lệ, giả mạo,… => Người ký sẽ không có quyền truy cập tài liệu và thực hiện các bước tiếp theo. Tăng tính bảo mật cho tài liệu, hợp đồng.
  • Tăng giá trị pháp lý cho hợp đồng sử dụng chữ ký điện tử: Với tính năng xác thực eKYC, phần mềm WeSign sẽ định danh được chính xác người ký tài liệu khi người ký ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử. WeSign sẽ lưu lại toàn bộ bằng chứng về quá trình xác thực eKYC & cung cấp cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp về việc ký kết tài liệu.

5. Ký số

Chữ ký số từ xa (remote signature) hay chữ ký số online, chữ ký số không cần Token, chữ ký số di động,… là giải pháp ký số kiểu mới sử dụng công nghệ đám mây (cloud-based) để ký số mà không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Với giải pháp ký số từ xa, người dùng không còn phải dùng USB token hay SIM để ký nữa, thay vào đó có thể ký trực tiếp ngay trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng.

Giải pháp ký số từ xa được tổ chức, cá nhân ứng dụng nhiều trong các giao dịch điện tử bởi sự tiện lợi, đảm bảo an toàn và có giá trị pháp lý tương tự với chữ ký truyền thống. Cụ thể các trường hợp sử dụng chữ ký số từ xa phổ biến:

Ký hoàn thiện các thủ tục hành chính như: Kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử,….

Ký các văn bản, tài liệu điện tử: Hợp đồng lao động và các chứng từ liên quan, hợp đồng giao dịch với ngân hàng, thỏa thuận khi bắt đầu sử dịch vụ của ngân hàng,….

Lợi ích của loại hình ký số:

  • Không cần sử dụng USB token hay SIM hạn chế tối đa trường hợp mạo danh khi bị mất cắp, thất lạc Token
  • Ký số ở bất cứ đâu trên mọi thiết bị di động chỉ cần có kết nối internet
  • Bảo mật tuyệt đối do áp dụng tiêu chuẩn eIDAS chỉ người sử dụng mới có quyền kích hoạt khóa ký
  • Tiết kiệm chi phí do không phải bỏ thêm tiền mua USB token
  • Điện tử hóa mọi văn bản, tài liệu, chứng từ giấy giúp tối ưu việc trình ký, lưu trữ, tra cứu và giảm chi phí in ấn, chuyển phát.

II. So sánh các loại hình chữ ký 

Hợp đồng điện tử MISA AMIS WeSign – Nền tảng ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam

MISA là đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử tốt nhất với phần mềm MISA AMIS WeSign đã tích hợp thành công với trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để chứng thực các hợp đồng kinh tế, giúp đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật và tin cậy cho hợp đồng.

Tính năng trên MISA AMIS WeSign

  • Ký kết thông minh: Ký kết từ xa, mọi lúc mọi nơi khi không có mặt ở Văn phòng
  • Tự động hóa quy trình: Tạo luồng ký, phê duyệt, chuyển phát, nhắc nhở và lưu trữ tài liệu.
  • Ký hàng loạt: Đẩy nhanh tốc độ ký với hàng loạt tài liệu được ký cùng lúc, tránh ách tắc ảnh hưởng đến công việc.
  • Quản lý tài liệu tập trung: Tích hợp các nền tảng online, dễ dàng lưu trữ, phân loại và tra cứu, hạn chế thất thoát tài liệu.
  • Phân quyền linh hoạt: Phân quyền xem, ký, điều phối, tải tài liệu,… theo từng bộ phận, phòng ban, tránh rò rỉ dữ liệu.
  • An toàn bảo mật: Cài đặt cơ chế xác thực người ký chặt chẽ bằng mật khẩu, mã OTP.
  • Chi phí đầu tư hợp lý: Phù hợp với từng nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính hợp pháp do đã được chứng thực bởi bộ công thương.

Quy trình ký kết hợp đồng bằng MISA AMIS WeSign gồm có các bước: 

  • Bước 1: Khởi tạo giữa 2 chủ thể ký hợp đồng.
  • Bước 2: MISA (là 1 CeCA – Đơn vị được cấp phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử) sẽ chứng thực hợp đồng. 
  • Bước 3: Hợp đồng được mã hóa và gửi lên trục Hợp đồng điện tử Bộ công thương để ký số chứng thực đảm bảo tính toàn vẹn và ghi dấu thời gian trên hợp đồng
  • Bước 4: Doanh nghiệp tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên cổng tra cứu của Bộ Công Thương.

Lợi ích khi sử dụng MISA AMIS WESIGN

  • Tiết kiệm 100% chi phí in ấn, chuyển phát và lưu trữ
  • Giảm tới 90% thời gian chờ ký, chứng thực, chuyển phát
  • Tự động toàn bộ quy trình ký, giảm công sức của nhân viên
  • Quản lý tài liệu tập trung, tránh thất thoát, hư hỏng, dễ dàng tra cứu – phân loại tài liệu

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả